Trải nghiệm cảm giác trong buồng lái F-15 khi giao chiến

(Kiến Thức) - Cùng xem và thưởng thức cuộc không chiến bên trong buồng lái tiêm kích đa năng hạng nặng F-15 Eagle của Không quân Mỹ.

Clip F-15 thực hiện màn nhào lộn, vòng tránh, cơ động tấn công mục tiêu bay QF-4 Phantom bằng tên lửa không đối không:

F-15 Eagle là mẫu tiêm kích chiến thuật hạng nặng, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do hãng McDonnell Douglas (đã sáp nhập vào Boeing) thiết kế từ những năm 1970 cho nhiệm vụ chiến đấu chiếm ưu thế trên không, nhưng cũng có thể đảm nhiệm vai trò tấn công đối đất, đối hải với kho vũ khí cực mạnh.
F-15 phóng tên lửa không đối không tầm xa.
 F-15 phóng tên lửa không đối không tầm xa.
Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F100-100 hoặc 220/229 cung cấp lực đẩy 77,62kN hoặc 111,2 kN khi đốt phụ hoặc 129kN với động cơ F-100-229. Nó có khả năng đạt tốc độ tối đa 3.018km/h ở trần bay cao, tầm bay xa 5.600km, trần bay 20.000m, vận tốc leo cao 254m/s.
F-15 được thiết kế với 10 giá treo mang được tối đa 7,3 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom các loại. Trong tác chiến đối không, nó có khả năng mang tên lửa tầm ngắn tự dẫn hồng ngoại AIM-9 và tên lửa đối không tự dẫn radar chủ động AIM-120. Ngoài ra, máy bay còn trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm M61 với 940 viên đạn.

F-15 - Tiêm kích “trăm trận bất bại” của Mỹ

Tiêm kích F-15 do hãng McDonnell Douglas thiết kế, được giới thiệu lần đầu năm 1967, sử dụng cho vai trò chủ yếu chiếm ưu thế trên không.
Tiêm kích F-15 do hãng McDonnell Douglas thiết kế, được giới thiệu lần đầu năm 1967, sử dụng cho vai trò chủ yếu chiếm ưu thế trên không.

Tổng cộng có 1.200 chiếc F-15 Eagle cũng như các biến thể trang bị trong không quân Mỹ, Arab Saudi, Israel, Nhật Bản và một số nước khác.
Tổng cộng có 1.200 chiếc F-15 Eagle cũng như các biến thể trang bị trong không quân Mỹ, Arab Saudi, Israel, Nhật Bản và một số nước khác.

Tuy đây không phải kiểu máy bay tiêm kích có tốc độ bay nhanh nhất nhưng nó được đánh giá là một trong những máy bay có khả năng cơ động tốt nhất thế giới.
Tuy đây không phải kiểu máy bay tiêm kích có tốc độ bay nhanh nhất nhưng nó được đánh giá là một trong những máy bay có khả năng cơ động tốt nhất thế giới.

Lực đẩy từ hai động cơ lớn hơn trọng lượng của máy bay nên cho phép nó tăng tốc trong khi đang bay dốc đứng lên.
 Lực đẩy từ hai động cơ lớn hơn trọng lượng của máy bay nên cho phép nó tăng tốc trong khi đang bay dốc đứng lên.

F-15 có thể lên tới trần bay 10.000m trong khoảng 60 giây.
 F-15 có thể lên tới trần bay 10.000m trong khoảng 60 giây.

F-15 có chất tải cánh (tỷ lệ trọng lượng trên diện tích cánh nhỏ) nhỏ và tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn cho phép nó quay vòng hẹp mà không mất tốc độ.
F-15 có chất tải cánh (tỷ lệ trọng lượng trên diện tích cánh nhỏ) nhỏ và tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn cho phép nó quay vòng hẹp mà không mất tốc độ.

F-15 được trang bị một hệ thống điện tử đa năng gồm radar điều khiển hỏa lực tầm xa, màn hình HUD, hệ thống dẫn đường, hệ thống chế áp điện tử.
F-15 được trang bị một hệ thống điện tử đa năng gồm radar điều khiển hỏa lực tầm xa, màn hình HUD, hệ thống dẫn đường, hệ thống chế áp điện tử.

Hệ thống hiển thị mũ bay cung cấp tất cả các thông tin bay quan trọng do các hệ thống điện tử thu thập được thông qua một máy kết hợp.
Hệ thống hiển thị mũ bay cung cấp tất cả các thông tin bay quan trọng do các hệ thống điện tử thu thập được thông qua một máy kết hợp.

Không quân Mỹ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần đầu tiên đã chứng minh thành tích vượt trội của loại máy bay tiêm kích F-15 Eagle. Nó đã bắn hạ được 36 trong tổng số 39 chiếc máy bay của Iraq bị bắn rơi.
 Không quân Mỹ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần đầu tiên đã chứng minh thành tích vượt trội của loại máy bay tiêm kích F-15 Eagle. Nó đã bắn hạ được 36 trong tổng số 39 chiếc máy bay của Iraq bị bắn rơi.

Không quân Iraq sử dụng những chiếc MiG-25 (của Nga) tuy có tốc độ cực cao nhưng cơ động kém hơn.
Không quân Iraq sử dụng những chiếc MiG-25 (của Nga) tuy có tốc độ cực cao nhưng cơ động kém hơn.

Ngoài nhiệm vụ không chiến, các biến thể F-15E đảm nhiệm thêm vai trò không kích mục tiêu mặt đất.
Ngoài nhiệm vụ không chiến, các biến thể F-15E đảm nhiệm thêm vai trò không kích mục tiêu mặt đất.

Các phi công F-15 thậm chí còn bắn rơi trực thăng Iraq bằng...bom.
Các phi công F-15 thậm chí còn bắn rơi trực thăng Iraq bằng...bom.

Trong suốt các cuộc chiến, F-15 đã tham gia 104 trận không chiến, một nửa trong số đó của phi công Israel.
Trong suốt các cuộc chiến, F-15 đã tham gia 104 trận không chiến, một nửa trong số đó của phi công Israel.

Ngoài vũ khí tên lửa và bom, F-15 còn trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm dùng cho không chiến tầm gần.
Ngoài vũ khí tên lửa và bom, F-15 còn trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm dùng cho không chiến tầm gần.

F-15 có khả năng mang tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9, tầm trung AIM-7 và tầm xa AIM-120.
F-15 có khả năng mang tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9, tầm trung AIM-7 và tầm xa AIM-120.


Sau những thành công lớn trong chiến đấu, Không quân Mỹ đã sử dụng F-15 làm "bệ phóng" cho tên lửa chống vệ tinh ASM-135.
Sau những thành công lớn trong chiến đấu, Không quân Mỹ đã sử dụng F-15 làm "bệ phóng" cho tên lửa chống vệ tinh ASM-135.


Liên Xô có thể xác định một vụ phóng tên lửa của Mỹ khi mất một vệ tinh do thám, nhưng một chiếc F-15 mang theo một tên lửa chống vệ tinh có thể lẫn mất trong hàng trăm những cuộc xuất kích khác của F-15.
Liên Xô có thể xác định một vụ phóng tên lửa của Mỹ khi mất một vệ tinh do thám, nhưng một chiếc F-15 mang theo một tên lửa chống vệ tinh có thể lẫn mất trong hàng trăm những cuộc xuất kích khác của F-15.

Chương trình dùng F-15 phóng tên lửa chống vệ tinh đã thành công ít nhất một lần nhưng cuối cùng dự án đã bị hủy bỏ.
Chương trình dùng F-15 phóng tên lửa chống vệ tinh đã thành công ít nhất một lần nhưng cuối cùng dự án đã bị hủy bỏ.

Trong tương lai, F-15 sẽ sớm được thay thế bằng những chiến đấu cơ tiên tiến hơn trong Không quân Mỹ.
Trong tương lai, F-15 sẽ sớm được thay thế bằng những chiến đấu cơ tiên tiến hơn trong Không quân Mỹ.


ĐANG ĐỌC NHIỀU

TIN LIÊN QUAN

Kỳ tích: F-15 mất 1 cánh vẫn bay tốt

Vụ việc được xếp vào “kỳ tích” trong lịch sử hàng không thế giới diễn ra vào ngày 1/5/1983, trong một cuộc huấn luyện không chiến của Không quân Israel, tiêm kích F-15D đã va chạm với tiêm kích A-4 Skyhawk. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới