TQ sẽ hành động nếu Mỹ dùng bộ binh tấn công Triều Tiên

Nếu Mỹ-Hàn dùng bộ binh vượt qua ranh giới của khu phi quân sự, tiến vào lãnh thổ CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc sẽ khởi động các lực lượng vũ trang.

Đó là nhận định được đưa ra trong bài viết có tiêu đề "Các giải pháp thực tế cần thiết đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên" được đăng trên phiên bản mạng của tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) vào ngày 22/4.
TQ se hanh dong neu My dung bo binh tan cong Trieu Tien
Quân tình nguyện Trung Quốc "viện Triều chống Mỹ" trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Ảnh: International Policy Digest 
Theo tác giả bài viết, trong trường hợp Triều Tiên đi quá xa với chương trình hạt nhân khiến Mỹ và Hàn Quốc tấn công quân sự nhắm vào cơ sở hạt nhân của Bình Nhưỡng thì Trung Quốc sẽ phản đối điều này qua các kênh ngoại giao. Tuy nhiên, nếu Mỹ và Hàn Quốc đưa quân đội đến lãnh thổ Triều Tiên với mục đích lật đổ chính quyền đương nhiệm thì Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng vũ trang của nước này.
Hiện tại tình hình Bán đảo Triều Tiên đang ở mức căng thẳng cao khi Mỹ và các đồng minh trong khu vực nghi ngờ Triều Tiên sắp thử hạt nhân lần thứ 6 không báo trước. Trong khi đó, tung tích về hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ vẫn chưa có thông báo cụ thể.
Trong bài đăng trên tờ Thời báo Hoàn cầu này, người viết nhấn mạnh rằng Trung Quốc phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên đồng thời cũng không ủng hộ việc thay đổi hiện trạng Bán đảo Triều Tiên bằng sức mạnh quân sự.
Theo đó, Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ và các bên liên quan nhằm khuyến khích Triều Tiên ngừng các chương trình hạt nhân. Trung Quốc không chấp nhận tình huống người dân nước này đối mặt với nguy hiểm từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Trên thực tế, địa điểm thử hạt nhân của Triều Tiên ở gần với lãnh thổ phía đông bắc Trung Quốc.
Do vậy Triều Tiên phải đảm bảo với Trung Quốc việc thử hạt nhân sẽ không dẫn đến hậu quả ô nhiễm hoặc rò rỉ gây tác động xấu. Nếu lằn ranh này bị xâm phạm, bất cứ hành động nào của Trung Quốc cũng có thể được đưa ra và điều này có thể thay đổi mối liên hệ của Bắc Kinh trong giải quyết tham vọng hạt nhân Triều Tiên.
Nội dung bài báo trên cũng nhắc đến "tình huống khó khăn" của Trung Quốc đó là một mặt Bắc Kinh phải nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng. Mặt khác, Trung Quốc đã đề xuất “treo nhân đôi”- giải pháp vừa khiến Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân, tên lửa đồng thời khiến Mỹ và Hàn Quốc tạm ngưng tập trận chung quy mô lớn. Tuy nhiên điều này được đánh giá khá nan giải.
Về phía Mỹ, ngày 21/4 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đăng trên trang mạng xã hội cá nhân Twitter: “Trung Quốc là dây an toàn về kinh tế với Triều Tiên, trong khi không có gì là dễ dàng cả, nếu Bắc Kinh muốn giải quyết vấn đề Triều Tiên thì họ sẽ làm”. Ông Trump ngoài ra còn bày tỏ: “Tại sao chúng ta phải gọi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ khi họ đang hợp tác với chúng ta trong vấn đề Triều Tiên?”.
Theo tác giả bài đăng trên tờ Thời báo Hoàn cầu, đây là những câu đánh tiếng của ông Trump nhằm gây áp lực đến Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải bày tỏ rõ với Bình Nhưỡng về viễn cảnh đầu hàng khi "dây an toàn kinh tế" có thể bị đứt.
Từ những tình huống này, tác giả bài viết cho rằng dường như giải pháp duy nhất còn lại của Bắc Kinh là chỉ đi một bước sau đó quan sát diễn biến xung quanh rồi mới tiếp tục động thái mới. Bắc Kinh dự kiến sẽ làm điều khả thi thay vì đi theo những đường hướng mà nước này không muốn hoặc chưa chắc chắn.

Biên giới Trung-Triều trước khi Triều Tiên điều xe tăng đến

(Kiến Thức) - Cuộc sống của người dân Triều Tiên ở vùng biên giới với Trung Quốc trước khi Triều Tiên điều xe tăng đến vùng này.

Người dân và quân nhân Triều Tiên vượt sông Áp Lục bằng thuyền. Thuyền là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Triều Tiên tại vùng này.
Người dân và quân nhân Triều Tiên vượt sông Áp Lục bằng thuyền. Thuyền là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Triều Tiên tại vùng này.

Vì sao Bắc Kinh đem quân áp sát biên giới Trung-Triều?

(Kiến Thức) - Việc Bắc Kinh đem quân áp sát biên giới Trung-Triều phải chăng chỉ là một biện pháp dự phòng hay là một thông điệp đe dọa nào đó gửi đến Bình Nhưỡng?

Ngay cả khi Hàn-Triều đang phán cấp cao ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm để tháo ngòi xung đột, Trung Quốc vẫn chuẩn bị cho mình một kịch bản riêng đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên. Trong kịch bản đó có việc Bắc Kinh đem quân áp sát  biên giới Trung-Triều.
Vi sao Bac Kinh dem quan ap sat  bien gioi Trung-Trieu?
Pháo chống tăng tự hành PTZ-89 của Trung Quốc.
Cuối tuần trước, các phương tiện truyền thông, mạng  xã hội Trung Quốc đã đua nhau tung ảnh xe tăng, vũ khí hạng nặng di chuyển qua các con đường của thành phố Yanji ở tỉnh Cát Lâm nằm trên biên giới Trung –Triều.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.