TPHCM sẽ thành lập Trung tâm xét nghiệm Covid-19

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu cho biết, TP sẽ thành lập Trung tâm điều hành xét nghiệm Covid-19 do một Phó Chủ tịch TP phụ trách.

Ngày 4/7, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, thảo luận về quy trình xét nghiệm và mạng dưới giám sát điều tra dịch tễ.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện bình tĩnh, tập trung giám sát điều tra dịch tễ, truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm. Việc xét nghiệm và truy vết, khoanh vùng cần được tổ chức lại khoa học, nhịp nhàng hơn.
TPHCM se thanh lap Trung tam xet nghiem Covid-19

Theo Phó Chủ tịch TPHCM Ngô Minh Châu, TP sẽ thành lập Trung tâm xét nghiệm Covid-19. 

Việc lấy mẫu xét nghiệm cần xác định phương châm thực hiện trật tự, huy động người dân theo hộ, theo tổ dân phố, áp dụng hình thức lấy mẫu cuốn chiếu kết hợp phân chia theo giờ hợp lý, đảm bảo giãn cách. Đội ngũ lấy mẫu phải chuyên nghiệp, kinh nghiệm, trang thiết bị, vật tư y tế đầy đủ, mẫu lấy phải đạt kết quả.

Việc lấy mẫu đối với khu vực phong tỏa, trọng điểm phải lấy toàn bộ người dân, tầm soát điện rộng 100%.

Bên cạnh đó, cách giao mẫu cũng cần thay đổi. Mỗi ngày cần giao mẫu 3 lần, đảm bảo máy xét nghiệm chạy đều, phù hợp năng lực lấy mẫu xét nghiệm.

“TP sẽ thành lập Trung tâm điều hành xét nghiệm do một Phó Chủ tịch UBND TP phụ trách nhằm phân bổ lực lượng linh hoạt. Mỗi quận huyện bổ sung thêm 10-30 nhân lực chuyên điều tra truy vết tùy theo tình hình dịch bệnh của từng quận, huyện để đẩy nhanh tốc độ truy vết”, ông Châu chỉ đạo.

Với quy trình truy vết mới của Sở Y tế, ông Châu cũng cho rằng phải có sự tham gia phối hợp nhịp nhàng của công an và Sở Thông tin và Truyền thông. Mạng lưới giám sát truy vết 5 bước cần triển khai nhịp nhàng, hiệu quả, kịp thời để nhanh chóng kiểm soát tình hình.

Điều tra dịch tễ, truy vết phải chuẩn 5 bước

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam cho biết, thời gian qua, công tác xét nghiệm, vận chuyển mẫu và trả kết quả xét nghiệm tầm soát dịch còn nhiều vấn đề chấn chỉnh.

Sở đề xuất tổ chức lại 2 quy trình, gồm: Quy trình tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 và Quy trình tổ chức điều tra, truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm.

Theo đó, về Tổ chức xét nghiệm, một Phó Chủ tịch UBND TP đóng vai trò chỉ đạo chung; Phó Giám đốc Sở Y tế đóng vai trò quản lý chung; Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP chịu trách nhiệm cung ứng môi trường lấy mẫu, trang thiết bị bảo hộ cá nhân, vật tư tiêu hao, điều phối mẫu xét nghiệm về cơ sở xét nghiệm.

TPHCM se thanh lap Trung tam xet nghiem Covid-19-Hinh-2

TP.HCM đang dồn tổng lực lấy mẫu xét nghiệm toàn dân. 

Các đơn vị hỗ trợ bao gồm các bệnh viện trên địa bàn TP có nhiệm vụ lấy mẫu cộng đồng. Các Trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức có nhiệm vụ tổ chức lấy mẫu cộng đồng; lấy mẫu truy vết, tầm soát cộng đồng, mẫu khu cách ly; vận chuyển mẫu về cơ sở xét nghiệm, trong đó mẫu F1 có kết quả trong vòng 2 giờ từ khi lấy mẫu, các mẫu khác trong vòng 24 giờ từ khi lấy mẫu.

Các cơ sở xét nghiệm khẳng định Covid-19 có nhiệm vụ xét nghiệm, trả kết quảcho quận, huyện được phân công phụ trách và theo điều phối của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.

Đối với mạng lưới giám sát điều tra dịch tễ, truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm được đề xuất phân làm 2 nhóm, bao gồm: nhóm phục vụ điều tra truy vết và nhóm tầm soát mở rộng. Hoạt động điều tra truy vết được thành lập với các đội chuyên nghiệp tại địa phương, có sự hỗ trợ của các Sở Thông tin và Truyền thông và công an TP.

Sở Y tế cũng đề xuất quy trình giám sát điều tra dịch tễ, truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm Covid-19 được thực hiện theo 5 bước cơ bản.

Trong đó, bước 1 là xác định các “mốc dịch tễ” với sự tham gia của các lực lượng HCDC, Trung tâm Y tế quận/huyện, chính quyền địa phương, công an phường/xã/thị trấn.

Bước 2 là tập trung điều phối truy vết, bao gồm đội truy vết, Trung tâm y tế, chính quyền địa phương, công an phường/xã/thị trấn, lực lượng địa phương.

Bước 3 là triển khai truy vết F1 với sự tham gia của cán bộ điều tra dịch tễ (HCDC, Trung tâm y tế); đội truy vết; chính quyền địa phương; công an phường, xã, thị trấn và lực lượng tại địa phương.

Bước 4 là rà soát và hoàn tất danh sách F1, bao gồm bộ phận điều phối tổng hợp danh sách F1 từ các đội điều tra; nhập dữ liệu; thông báo danh sách F1 tới chính quyền địa phương.

Bước 5 gồm tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm, do Ban Chỉ đạo chính quyền địa phương chỉ đạo. Trung tâm y tế tiếp tục rà soát, sàng lọc các trường hợp liên quan.

Bên trong cỗ máy xét nghiệm COVID-19 di động duy nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Từ khi có mặt tại Đà Nẵng, phòng xét nghiệm COVID-19 di động đã xét nghiệm gần 10.000 mẫu được gửi về; phát hiện 6 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.

Ben trong co may xet nghiem COVID-19 di dong duy nhat Viet Nam
Xe labo này được phía Nga tài trợ cho Việt Nam vào năm 2019, dùng để ứng phó nhanh với sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.  Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng TP Đà Nẵng

Cận cảnh trạm kiểm tra COVID-19 tự động đầu tiên thế giới

(Kiến Thức) - Latvia đã đi tiên phong khi lắp đặt một trạm kiểm tra COVID-19 tự động có thể hoạt động suốt ngày đêm. Đây là một bước tiến giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong quá trình sàng lọc.

Can canh tram kiem tra COVID-19 tu dong dau tien the gioi
Latvia đang đi tiên phong trong một trạm kiểm tra coronavirus tự động có thể hoạt động suốt ngày đêm và hầu như loại bỏ nguy cơ lây nhiễm trong quá trình sàng lọc. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.