TP.HCM: Có tham nhũng trong quản lý xây dựng nhưng là “tham nhũng vặt“?

Ban Nội chính TP.HCM nhận định có tham nhũng trong quản lý trật tự xây dựng nhưng là "tham nhũng vặt".
 

TP.HCM: Có tham nhũng trong quản lý xây dựng nhưng là “tham nhũng vặt“?
Sáng 30/7, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị “Xây dựng đề án tổng thể các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM”.
Đánh giá về thực trạng tham nhũng trong công tác quản lý trật tự xây dựng, Ban Nội chính Thành ủy TP HCM nhận định: so với các lĩnh vực khác, thì tham nhũng trong lĩnh vực trật tự xây dựng có khuynh hướng mang tính “thụ động” nhiều hơn, nghĩa là phát hiện hành vi vi phạm nhưng không xử lý hoặc che dấu, không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định; hoặc phát hiện nhưng xử lý hoặc báo cáo, đề xuất xử lý không tương xứng với hành vi vi phạm để được hưởng lợi vật chất từ người vi phạm; tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cán bộ quản lý trật tự xây dựng chủ động gợi ý, nhũng nhiễu đối với các công trình đang xây dựng, dù là có vi phạm trật tự xây dựng hay không.
TP.HCM: Co tham nhung trong quan ly xay dung nhung la “tham nhung vat“?
Vụ xây dựng 100 căn biệt thự không phép ở quận 7 đến nay Thành phố vẫn chưa có hướng xử lý. 
Thời gian qua, trên địa bàn thành phố 300 cán bộ, công chức thanh tra xây dựng bị xử lý kỷ luật cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc, trong đó có một người bị xử lý hình sự về tội nhận hối lộ. Tuy nhiên, Ban Nội chính đánh giá hành vi tham nhũng trong lĩnh vực trật tự xây dựng rất khó phát hiện, vì về cơ bản cả người đưa và người nhận đều có lợi nên không ai phơi bày. “Chưa kể tham nhũng trong lĩnh vực này số tiền thường không lớn, đa số chỉ vài trăm ngàn hoặc vài triệu, hay còn gọi là “tham nhũng vặt”.
Thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, trong năm 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, tổng số công trình xây dựng không phép, không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn là 2.573 trường hợp/3503 trường hợp xây dựng không phép, chiếm tỉ lệ 73,5% trên tổng số công trình xây dựng không phép; chiếm 37,6% trên tổng số công trình vi phạm trên địa bàn Thành phố. Các hành vi vi phạm phổ biến trong trường hợp này là xây dựng trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trên đất không được phép xây dựng.
Từ hiện trạng trên, Ban Nội chính đề xuất giải pháp chống “tham nhũng vặt” trong quản lý trật tự xây dựng gồm: tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối cới công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố; đồng thời, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc có chức năng quản lý Nhà nước về Thanh tra xây dựng, triển khai và thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo này.
Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức (không có chức danh quản lý) để phòng ngừa tham nhũng. Nghiên cứu các chương trình ứng dụng vào quản lý trật tư xây dựng tương tự như phần mềm (app) tiếp nhận thông tin về trật tự đô thị trên địa bàn quận Bình Thạnh.
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM, yêu cầu các cấp, các ngành, đơn vị và các địa phương tập trung đánh giá và nhận định đầy đủ về thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng, các khó khăn, giải quyết các vướng mắc để chấn chỉnh ngay công tác này trong thời gian tới với phương châm: “Phát hiện sớm, xử lý nhanh, ngăn chặn từ đầu, không để xây dựng sai phạm hoàn thành”.

Đề xuất lắp camera, ghi âm giám sát cán bộ, chống "tham nhũng vặt"

(Kiến Thức) - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đề xuất tại những nơi cán bộ cơ quan NN thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp phải có giám sát bằng camera. máy ghi âm... khắc phục tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng.

Đề xuất lắp camera, ghi âm giám sát cán bộ, chống "tham nhũng vặt"

Sáng 27/6, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị 10 của Thủ tướng về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá, công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến rõ rệt và đã có sự chuyển biến tích cực, thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, tổ chức và cơ chế lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được hoàn thiện.

De xuat lap camera, ghi am giam sat can bo, chong
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đề xuất lắp camera, ghi âm giám sát cán bộ, chống "tham nhũng vặt".

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng đã có chuyển biến tích cực, nhất là việc phát hiện và xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc, vụ án lớn, được xã hội quan tâm, đồng tình, ủng hộ, đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân, doanh nghiệp để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định.

Tại hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định, không công bằng, không khách quan. Điều này đã gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, tinh thần, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhiều nơi vẫn còn kém. Thấy rõ nhất ở một số lĩnh vực như: Thuế, hải quan, quản lý đất đai, cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, quản lý đầu tư, quản lý môi trường, xây dựng, cảnh sát giao thông, thanh tra chuyên ngành và một số đơn vị...

Còn tình trạng người dân, doanh nghiệp vì muốn được giải quyết công việc của mình, đã dễ dàng tiếp tay cho những hành vi sai trái của cán bộ, công chức, viên chức.

Trong những giải pháp được đưa ra để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đề xuất tại những nơi thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp phải có giám sát bằng công nghệ hiện đại như ghi âm, ghi hình… Khắc phục tình trạng chồng chéo, gây phiền hà, sách nhiễu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo và có chế tài xử lý.

Hà Nội nộp ngân sách 246 tỷ từ các vụ tham nhũng

Trong 6 tháng đầu năm, CA Hà Nội đã điều tra hơn 1.500 vụ án về vi phạm trật tự quản lý kinh tế, xử lý 13 đối tượng phạm tội về tham nhũng, thu nộp ngân sách 246 tỷ đồng.

Hà Nội nộp ngân sách 246 tỷ từ các vụ tham nhũng
Sáng 5/7, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến quý II của UBND TP.

Hỗn chiến ở Khu kinh tế Nghi Sơn: Tạm giữ hình sự 7 đối tượng

(Kiến Thức) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự 7 đối tượng để điều tra, làm rõ vụ hỗn chiến tại Khu kinh tế Nghi Sơn khiến 1 người chết, 4 người khác bị thương.

Hỗn chiến ở Khu kinh tế Nghi Sơn: Tạm giữ hình sự 7 đối tượng
Thông tin với PV lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa, cho biết Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Văn Quyền (SN 1990) HKTT xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia về tội "Giết người", "Gây rối trật tự công cộng" và Hoàng Văn Năm (SN 1988) cùng xã Hải Thượng về tội "Gây rối trật tự công cộng".
Hon chien o Khu kinh te Nghi Son: Tam giu hinh su 7 doi tuong
 Vụ hỗn chiến đã khiến anh Lê Duy Tuân (SN 1989) tử vong

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.