UBND TP.HCM vừa gửi công văn khẩn đến tất cả các cơ quan, đơn vị yêu cầu khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp phòng, tránh, ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới gần biển Đông.
Công văn đề nghị các đơn vị chủ động công tác phòng, tránh, ứng phó với mọi tình huống, giảm thiểu tối đa các thiệt hại do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch UBND quận, huyện, phường xã, thị trấn tập trung triển khai ngay việc phòng chống theo phương án ứng phó, lên phương án sơ tán người dân ở khu vực ven sông, ven biển, cấm tàu thuyền hoạt động khi bão mạnh hoặc rất mạnh đổ bộ trực tiếp vào thành phố.
Công văn đề nghị các đơn vị chủ động công tác phòng, tránh, ứng phó với mọi tình huống, giảm thiểu tối đa các thiệt hại do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch UBND quận, huyện, phường xã, thị trấn tập trung triển khai ngay việc phòng chống theo phương án ứng phó, lên phương án sơ tán người dân ở khu vực ven sông, ven biển, cấm tàu thuyền hoạt động khi bão mạnh hoặc rất mạnh đổ bộ trực tiếp vào thành phố.
Theo thông tin mới nhất, hồi 04 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,0 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 380km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Ảnh vệ tinh về 2 cơn ATNĐ xuất hiện trên Biển Đông. |
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 04 giờ ngày 03/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,3 độ Vĩ Bắc; 113,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, khu vực Giữa Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 11; biển động rất mạnh. Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) trong khoảng 10-14 độ Vĩ Bắc; phía Đông 112,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km.
“Do ảnh hưởng của ATNĐ kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo), vùng biển Cà Mau đến Kiên Giang (bao gồm cả đảo Thổ Chu) có mưa rào và dông kèm khả năng lốc xoáy, vòi rồng; gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; biển động. Ven biển từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau cần đề phòng nước dâng do ATNĐ và không khí lạnh từ 0,2-0,3m, kết hợp với kỳ triều cường cao khiến mực nước biển có thể lên tới 4-4,5m; trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) trong khoảng 5-10 độ vĩ Bắc, 102,0-107,0 độ kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3”, Trung tâm dự báo KTTV TW thông tin.
Từ đêm qua (1/11) ven biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có gió giật mạnh cấp 6. Ở Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 50-100mm, có nơi trên 150mm. Trong đêm nay, ở các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to và dông.
Cũng theo Trung tâm dự báo KTTV TW, cùng thời điểm này, một ATNĐ khác đang hình thành trên Biển Đông. Vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 11,8 độ Vĩ Bắc; 119,1 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 540km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Tàu đánh cá tại bờ biển Cần Giờ và các tàu đang hoạt động trên biển được thông báo neo đậu, tìm nơi trú ẩn an toàn. |
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết nói trên, tối 1/11, trao đổi với PV, ông Lê Minh Dũng - Chủ tịch UBND huyện đảo Cần Giờ (TP.HCM) cho biết, mặc dù chỉ mới xuất hiện áp thấp nhiệt đới nhưng chính quyền địa phương đã lên kế hoạch ứng phó, di dời dân nếu áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Theo ông Dũng, tại đảo Thạnh An, nếu mức độ nhẹ sẽ cho sơ tán dân tại chỗ. Trường hợp bão có nguy cơ đổ bộ vào sẽ sơ tán dân vào đất liền để đảm bảo an toàn.
“Hiện đã có 1.400 cán bộ, chiến sĩ túc trực, sẵn sàng đối phó nếu bão đổ bộ vào. Ngoài ra, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn các công trình, trường học, trụ sở UBND kiên cố để có phương án di dời dân đến tránh bão. Các nhu yếu phẩm cần thiết cũng đã được chuẩn bị” – ông Dũng nói.
Cũng theo Chủ tịch huyện Cần Giờ, hiện tại các các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển cũng đã được thông báo vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn.