Quảng cáo Kim Thần Khang lập lờ như thuốc: Cty Âu Cơ hay Á Âu “làm liều“?

(Kiến Thức) - Sản phẩm Kim Thần Khang là TPCN nhưng quảng cáo lập lờ như thuốc, phía Công ty Âu Cơ đẩy trách nhiệm sang Dược phẩm Á Âu. LS. Diệp Năng Bình cho rằng, cơ quan chức năng cần vào cuộc, xử lý mạnh...

Theo tìm hiểu của Kiến Thức, TPCN Kim Thần Khang không chỉ được quảng cáo thổi phồng công dụng, mà còn sử dụng giáo sư tiến sĩ, chuyên gia y tế để quảng bá sản phẩm, lập lờ như thuốc chữa bệnh trên nhiều website, các fanpage, như: https://www.kimthankhang.com.vn, https://suynhuocthankinh.vn...
Liệu đây có phải do Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ (nhà sản xuất) hay Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - AEROPHA (tiếp thị, phân phối) chủ đích quảng cáo thổi phồng, lập lờ Kim Thần Khang là thực phẩm chức năng thành thuốc hay không? Hay do đại lý phân phối Kim Thần Khang muốn bán sản phẩm số lượng lớn, doanh thu cao mà làm liều... "lừa dối" người tiêu dùng?
Quang cao Kim Than Khang lap lo nhu thuoc: Cty Au Co hay A Au “lam lieu“? (Huong ok)
 
Hiện, không rõ đối tượng nào đang thổi phồng và lập lờ quảng cáo Kim Thần Khang như thuốc chữa bệnh, tuy nhiên hành động này rõ ràng đang vi phạm pháp luật?
Tra cứu văn bản pháp luật, tại khoản 2 Điều 27 chương 8 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định rõ về việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm: “Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.
Quang cao Kim Than Khang lap lo nhu thuoc: Cty Au Co hay A Au “lam lieu“? (Huong ok)-Hinh-2
Dù chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng Kim Thần Khang được quảng cáo như thuốc chữa bệnh. 
Điểm a khoản 3 Điều 27 chương 8 của Nghị định này cũng nhấn mạnh: “Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền”.
Trao đổi với Kiến ThứcLuật sư Diệp Năng Bình - Trưởng VP luật sư Tinh thông Luật, Đoàn LS TP HCM nhấn mạnh: “Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”, ông Bình nhấn mạnh.
Vị luật sư này cũng đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần nhanh chóng vào cuộc, xác minh và xử lý mạnh tay trước việc các TPCN như Kim Thần Khang quảng cáo sai công dụng để thị trường kinh doanh được cạnh tranh công bằng, người tiêu dùng yên tâm, đồng thời răn đe cho những trường hợp khác có ý định vi phạm tương tự.
Quang cao Kim Than Khang lap lo nhu thuoc: Cty Au Co hay A Au “lam lieu“? (Huong ok)-Hinh-3
 Hình ảnh các GS.TS, bác sĩ, chuyên gia nổi tiếng đầu ngành được đăng dẫn để quảng cáo TPCN Kim Thần Khang là thuốc gây bức xúc dư luận.
Như đã đưa tin, để "dụ dỗ" khách hàng, trên các website https://www.kimthankhang.com.vn, https://suynhuocthankinh.vn không hết lời “tâng bốc” công dụng của Kim Thần Khang. Website https://www.kimthankhang.com.vn còn đăng dẫn các video với sự xuất hiện của GS.TS, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành chia sẻ, tư vấn sử dụng Kim Thần Khang nhằm thổi phồng TPCN này lên.
Điển hình trong các video đăng dẫn có hình ảnh GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm Khoa Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hay TS.BCCKII Nguyễn Thị Vân Anh - Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, cùng một số chuyên gia nổi tiếng được MC "mớm lời" để chia sẻ, tư vấn sử dụng Kim Thần Khang lập lờ như thuốc càng làm người tiêu dùng bức xúc.

Hiện, để xác thực thông tin liên quan đến TPCN Kim Thần Khang, chiều 2/5 vừa qua, PV Kiến Thức đã đến Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ liên hệ làm việc. Đại diện Công ty cho biết: "Chúng tôi chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng bên Á Âu (tức Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - PV). Tất cả các quảng cáo, tiếp thị như nào là thuộc của họ hết".

PV đến và đặt lịch làm việc với Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu thì nhân viên lễ tân cho biết: "Lãnh đạo đi vắng, hẹn hôm khác trả lời..."; tiếp tục liên hệ tới số điện thoại 024 38461530 trên website của Công ty Á Âu thì nhận được trả lời: "Bên em có bộ phận truyền thông trả lời cái đó... Thế thì anh hỏi lễ tân giúp em...".

Vấn đề đặt ra là: Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ đã "đá bóng" trách nhiệm quảng cáo thổi phồng, lập lờ TPCN Kim Thần Khang như thuốc sang sân của Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu. Vậy, phía Á - Âu nên trực diện tiếp xúc báo chí và cởi mở trao đổi để làm rõ: ai đang tạo quảng cáo nhãn hàng Kim Thần Khang gây hiểu lầm, được coi như "lừa dối" người tiêu dùng? Nếu là đối tượng bên ngoài thì cần phải truy rõ để quy trách nhiệm? Nếu do Công ty Á-Âu thực hiện thì đề nghị Cục An toàn Thực phẩm có biện pháp nghiêm xử lý, chấn chỉnh kịp thời... Kiến Thức tiếp tục làm rõ và thông tin tới bạn đọc.

Những bê bối thực phẩm chức năng rúng động thế giới

(Kiến Thức) - Thời gian qua, cơ quan chức năng ở nhiều nước phanh phui không ít bê bối thực phẩm chức năng chứa chất độc, chất cấm..

Không ít thực phẩm chức năng có xuất xứ từ các quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ... dính vào bê bối chứa chất độc, chất cấm. Sau khi những bê bối thực phẩm chức năng bị phát giác, giới chức trách đã yêu cầu ngừng cung cấp/ngừng bán, thu hồi những loại thực phẩm chức năng đó vì chúng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Khi nào bác sĩ cần kê thực phẩm chức năng cho bệnh nhân?

Tình trạng bác sĩ kê nhiều thực phẩm chức năng cho bệnh nhân là có thật. Việc này liên quan tới việc chiết khấu hoa hồng với hãng thuốc và công ty dược.

Một đơn thuốc có tới 1-2 loại thực phẩm chức năng (TPCN) không quá hiếm khi bệnh nhân đi khám. Nhiều người cho rằng không chỉ bệnh nhân lạm dụng dùng TPCN mà ngay cả bác sĩ cũng lạm dụng khi kê đơn.

Theo đánh giá của GS.TS Phạm Gia Khải, Nguyên Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe cán bộ Trung ương, tình trạng bác sĩ kê nhiều TPCN cho bệnh nhân là có thật. Việc kê TPCN cho bệnh nhân có liên quan tới việc triết khấu hoa hồng với hãng thuốc và công ty dược.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.