TPBank rót 125 tỷ đồng vào Quản lý quỹ Việt Cát để hỗ trợ HAGL?

(Vietnamdaily) - Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho TPBank góp vốn, mua cổ phần để mua lại CTCP Quản lý quỹ Việt Cát với số tiền tối đa 125 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, TPB), ngày 22/11, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho TPBank góp vốn, mua cổ phần để mua lại CTCP Quản lý quỹ Việt Cát với số tiền tối đa 125 tỷ đồng, TPBank phải hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được chấp thuận.

Trước đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của TPBank đã thông qua chủ trương góp vốn, mua cổ phần để mua lại công ty con hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ.

TPBank rot 125 ty dong vao Quan ly quy Viet Cat de ho tro HAGL?
 TPBank có liên quan gì đến đợt phát hành của HAGL?

Công ty cổ phần Quản lý quỹ Việt Cát được thành lập ngày 25/1/2008; địa chỉ tại tầng 11, toà nhà Doji Tower, số 5 Lê Duẩn, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP. Hà Nội; người đại diện pháp luật là Võ Anh Tú (sinh năm 1983 tại Thanh Hoá).

Bà Võ Anh Tú, là người có 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Tài chính - Ngân hàng tại các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ lớn như Chứng khoán VNDirect, Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI, và đã nhiều năm đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán An Bình.

Bà Tú cũng là thành viên HĐQT của một số công ty trong các lĩnh vực điện tử, tin học, và xây dựng: CTCP Viettronics Đống Đa, CTCP Công trình Viettronics.

Công ty hiện có số cổ phần đang lưu hành là 2,5 triệu cổ phần, 100% nằm trong tay ba cổ đông lớn gồm: ông Nguyễn Anh Vũ (58%), bà Hồ Thị Thùy Giang (24%) và bà Nguyễn Anh Hương (18%). Cả ba cá nhân không tham gia điều hành công ty.

Trong năm 2022, công ty đạt doanh thu hơn 7,8 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế 869 triệu đồng, gần gấp ba lần năm trước. Tổng tài sản đến cuối năm 2022 của VFC đạt 27,9 tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm trước. Công ty cũng không sử dụng nguồn vốn vay nào, tỷ lệ các khoản nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ 3,21% tổng tài sản.

Về mảng quản lý quỹ, trong năm ngoái, VFC đã thành lập quỹ thành viên với vốn điều lệ là 50 tỷ đồng. Mức tăng trưởng NAV đạt được tính đến 31/12/2022 là 7,72%.

Trong một diễn biến có liên quan gần đây, CTCP Quản lý Quỹ Việt Cát đăng ký mua 60 triệu cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 5,67% sau chào bán của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Cùng tham gia đợt chào bán riêng lẻ này là Chứng khoán LPBank.

Quỹ Việt Cát không còn là cái tên xa lạ khi trong đợt chào bán riêng lẻ gần 162 triệu cổ phiếu năm ngoái của HAGL, quỹ này đã đăng ký mua lần lượt hơn 47,6 triệu cổ phiếu.

Tuy nhiên, lần chào bán này bất thành do HAGL không hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong thời gian quy định với lý do diễn biến giá cổ phiếu không phù hợp với giá chào bán dự kiến, dẫn đến việc các nhà đầu tư được chào bán đã từ chối chào mua.

Như vậy, trong đợt phát hành riêng lẻ sắp tới của HAGL đang có bóng dáng của Ngân hàng TPBank đứng sau CTCP Quản lý quỹ Việt Cát.

TPBank: Nguồn thu chính quý 1 sụt giảm, nợ xấu tăng vọt 84%

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2023 với nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần suy giảm 3% về còn 2.737 tỷ đồng. 

Thêm vào đó, lãi thuần từ hoạt động khác cũng giảm 74% về vỏn vẹn hơn 41 tỷ đồng do thu từ các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn rủi ro giảm 61%. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng suy giảm 58% xuống 34 tỷ đồng. 

Ngược lại, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 36% lên mức gần 696 tỷ đồng, nhờ thu được 277 tỷ đồng từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tăng gấp 3 lần. Ngoài ra, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng gấp 4,7 lần lên gần 151 tỷ đồng.

Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của TPBank giảm 13% về còn gần 2.080 tỷ đồng trong quý 1/2023.

Nhờ giảm 58% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng về gần 315 tỷ đồng nên lãi trước thuế của TPBank tăng nhẹ 9% lên mức 1.765 tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt 1.413 tỷ đồng. So với kế hoạch cả năm, TPBank mới thực hiện được 20% chỉ tiêu sau quý 1.  

TPBank: Nguon thu chinh quy 1 sut giam, no xau tang vot 84%
 

Tại thời điểm 31/3/2022, tổng tài sản của TPBank tăng 5% lên 343.522 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt tăng 41% lên 3.421 tỷ đồng; tiền gửi tại NHNN giảm 25% về còn 8.982 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 7% khi đạt 172.753 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng chỉ tăng nhẹ 3% khi đạt 200.998 tỷ đồng.

Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu tại của TPBank tăng vọt đến 84% lên 2.497 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, Trong đó dưới tiêu chuẩn tăng vọt gấp 3 lần khi chiếm 1.199 tỷ đồng; nợ nghi ngờ gấp 1,6 lần với 764 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn tăng 6% lên 533 tỷ đồng. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,84% đầu năm lên 1,45%.

Chứng khoán LPBank muốn tăng vốn gấp 16 lần, dùng 3.000 tỷ cho vay margin

(Vietnamdaily) - Chứng khoán LPBank (LPBS) dự kiến chào bán tối đa 363,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ  lên 3.888 tỷ đồng.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường lần 2 năm 2023 mới công bố, CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) dự kiến chào bán tối đa 363,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 1.000 : 14.552. Giá chào bán không thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng/cp.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.