TP HCM đề xuất bổ sung KCN Phạm Văn Hai 668 ha vào quy hoạch

(Vietnamdaily) - TP HCM đề xuất thay thế 3 dự án khu công nghiệp (KCN) đã "treo" hàng chục năm bằng khu công nghiệp Phạm Văn Hai.

UBND TP HCM vừa có tờ trình gửi Thủ tướng về việc bổ sung khu công nghiệp Phạm Văn Hai (668 ha) vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại TP HCM để thay thế cho 3 khu công nghiệp (675 ha) là Bàu Đưng, Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn).

TP hiện có 19/23 khu chế xuất và khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích hơn 4.500 ha, chiếm 76,78% quy mô diện tích đất quy hoạch dành cho phát triển khu công nghiệp tính đến năm 2020 (hơn 5.900 ha). Trong đó, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 63%.

Khu đất 668 ha ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh dự kiến có thể xây dựng KCN Phạm Văn Hai, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, tập trung thu hút đầu tư ngành điện, điện tử, cơ khí tự động hóa, hỗ trợ khởi nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, ngành công nghiệp hỗ trợ không thâm dụng lao động và không gây ô nhiễm môi trường.

Vị trí đề xuất đầu tư dự án là đất nông nghiệp hiện do Công ty TNHH MTV Cây trồng Thành phố quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế thấp do đất bị nhiễm phèn nặng, luôn bị xâm nhập mặn và ô nhiễm. Do đó, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ phát triển nông nghiệp không hiệu quả sang phát triển công nghiệp tập trung là phù hợp.

TP HCM de xuat bo sung KCN Pham Van Hai 668 ha vao quy hoach
 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

TP HCM cho rằng quỹ đất thu hút đầu tư tại các khu chế xuất, KCN ngày càng thu hẹp, các KCN hiện hữu dần lấp đầy, các KCN mới mở rộng chậm triển khai. Vấn đề quỹ đất để phát triển công nghiệp của TP HCM khó có thể tháo gỡ trong thời gian ngắn do các yếu tố liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, quy hoạch, các vướng mắc về pháp lý, giá cho thuê đất… sẽ tác động không nhỏ đến định hướng và kết quả thu hút đầu tư. 

Do đó, việc bổ sung vào quy hoạch phát triển KCN Phạm Văn Hai thay thế 3 KCN chậm triển khai sẽ đảm bảo tổng quỹ đất KCN TP HCM được duyệt là 7.000 ha.

Dự án KCN Bàu Đưng được quy hoạch tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi có diện tích 175 ha, được giao cho CTCP Vạn Phát Hưng làm chủ đầu tư từ năm 2008 nhưng một năm sau, công ty này đã có công văn không tham gia đầu tư. Đến nay, dự án vẫn chưa có chủ đầu tư và chưa triển khai. Khu đất này hiện có khoảng 150 căn nhà, một trại bò, một điểm thu mua sữa, một công ty, còn lại là đất nông nghiệp.

Dự án KCN Phước Hiệp được quy hoạch ở hai xã Trung Lập Hạ và Phước Hiệp, huyện Củ Chi có diện tích 200 ha. Năm 2010, CTCP Đầu tư Ánh Sáng Chung đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhưng sau đó không triển khai dự án nên năm 2017 đã bị chấm dứt hoạt động dự án. Hiện khu đất có khoảng 235 căn nhà, còn lại là đất nông nghiệp. 

KCN Xuân Thới Thượng được quy hoạch ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn với diện tích 300 ha và khu dân cư liền kề 80 ha. Năm 2010, thành phố có chấp thuận chủ trương giao cho CTCP Đầu tư Thương mại D.I.C làm chủ đầu tư, lập đồ án quy hoạch. Công ty đã thực hiện xong quy hoạch 1/2.000 và dự kiến hoàn thành đền bù trong năm 2015 nhưng không thực hiện đúng cam kết.

Sau đó TP HCM đã đề xuất thu hồi văn bản chấp thuận chủ trương dự án. Đến nay, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2.000 khu công nghiệp vẫn chưa được thực hiện, dự án chưa có chủ đầu tư, chưa triển khai. Trong khu vực này có hơn 2.200 hộ dân, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng đất, với khoảng 871 căn nhà…

TP HCM cho rằng việc chậm triển khai các dự án nói trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân khi hạ tầng xuống cấp không được đầu tư, việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa, sang nhượng đất không thể thực hiện, cùng hàng loạt bất cập khác về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường…

Kiểm toán Nhà nước nêu hàng loạt sai phạm tại Khu công nghiệp Nhân Cơ

(Vietnamdaily) - Kiểm toán Nhà nước khu vực XII đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện dự án Khu công nghiệp Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông).

Dự án Khu công nghiệp Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư  1.658 tỷ đồng. Trong đó: Chi phí xây dựng dự án trên 1.028 tỷ đồng; chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư gần 97 tỷ đồng; còn lại là chi phí thiết bị, quản lý dự án…Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ quý IV/2015 đến hết năm 2017.

Tuy nhiên đến nay, dự án chưa hoàn thành. Nguyên nhân, trong quá trình thực hiện dự án, các cơ quan, ban, ngành tỉnh Đắk Nông và UBND huyện Đắk R’lấp đã để xảy ra hàng loạt sai phạm, làm thất thoát kinh phí thực hiện dự án.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt sai phạm tại các khu công nghiệp ở TP HCM

(Vietnamdaily) - Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kết luận Thanh tra số 757/KL-TTCP về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp (KCN), khu đô thị; việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP HCM.

Qua thanh tra, cơ quan thanh tra đã phát hiện tình trạng nhiều khu công nghiệp, chủ đầu tư đã tự thay đổi quy hoạch, xây dựng không đúng quy hoạch, sử dụng đất sai mục đích thu lợi bất hợp pháp, gây lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước…

Cụ thể, nhiều doanh nghiệp thuê đất trong các khu công nghiệp, nhưng không đưa vào khai thác, sử dụng, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất hơn 53.000m2 như: Công ty CP Hùng Vương có 41.767m2 tại khu công nghiệp Hiệp Phước, Công ty CP Đầu tư Việt Nam có 7.273m2 tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Công ty TNHH Nga Băng Cốc có 4.000m2 tại khu công nghiệp Tân Bình…

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.