Top trực thăng săn tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới (2)

(Kiến Thức) - Trực thăng S-70B Seahawk, Z-9EC, AW101... là những cái tên còn lại trong top 10 trực thăng săn tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới.

S-70B Seahawk
Trực thăng hải quân S-70B Seahawk được phát triển bởi hãng Sikorsky (Mỹ), nó có thể hoạt động trên nhiều loại tàu khác nhau từ khu trục đến tàu hộ tống. Hiện tại S-70B Seahawk được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nước trên thế giới.
S-70B Seahawk.
S-70B Seahawk.
Chiếc trực thăng Seahawk này được tích hợp radar tìm kiếm, thiết bị thả phao thủy âm, hệ thống định vị thủy âm (sonar) thả chủ động tầm xa chuyên dụng cho trực thăng (HELRAS), thiết bị dò tìm từ tính (để dò tàu ngầm), bộ phận xử lý tín hiệu thủy âm, thiết bị quan sát hồng ngoại,…
Trực thăng S-70B có thể mang theo ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ 324mm EURO Torp A244 hoặc Mk-46, tên lửa chống tàu tầm ngắn Penguin, tên lửa chống tăng Hellfire. Tốc độ tối đa của S-70B là 270km/h và tầm bay của nó là 592km.
Z-9EC
Trực thăng chống ngầm Z-9EC của Trung Quốc được phát triển dựa trên trực thăng Z-9, vốn là phiên bản sản xuất nhượng quyền loại trực thăng AS365 Dauphin của Pháp. Z-9EC hiện được sử dụng bởi Hải quân Pakistan, còn Hải quân Trung Quốc sử dụng phiên bản Z-9C.
Z-9 của Trung Quốc đang thả ngư lôi.
Z-9 của Trung Quốc đang thả ngư lôi.
Trực thăng Z-9EC này được tích hợp những thiết bị chống ngầm tân tiến nhất như radar tìm kiếm, sonar thả chìm và ngư lôi chống ngầm ET-52C. Hệ thống cất/hạ cánh trên máy bay giúp cho nó hoạt động tốt trên tàu chiến.
Về cơ bản Z-9 là loại trực thăng khá hiện đại, nó là niềm tự hào của Trung Quốc trên phương diện trực thăng chống ngầm. Tầm bay của nó là 427km và quần đảo trên không hơn 2 giờ.
AW-101
Trực thăng đa năng AW-101 (hay EH101 Merlin) có thể đảm đương nhiều chức năng trên biển lẫn trên đất liền. Nó vừa có thể là phương tiện vận tải hạng trung, hay chống ngầm, chống tàu chiến, tìm kiếm cứu nạn (SAR) tầm xa và các nhiệm vụ trên tàu khác.
AW101.
AW101.
AW101 được thiết kế để có thể thực hiện nhiệm vụ bao quát vùng mặt nước lẫn dưới mặt nước liên tục với các thiết bị như sonar thả chìm, phao thủy âm và hệ thống tác chiến điện tử. Khi cần nó có thể mang tới 4 ngư lôi/bom chìm trên mình.
Các loại vũ khí của AW101 rất đa dạng từ ngư lôi, tên lửa chống hạm, tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, rocket và súng. Tầm bay của AW101 lên tới 1.300km và nó có thể hoạt động trên không liên tục 6 giờ đồng hồ.
SH-2G Super Sprite
Trực thăng SH-2G Super Sprite được sản xuất bởi hãng Kaman, nó hiện được sử dụng trong hải quân các nước Ai Cập, Ba Lan và New Zealand.
SH-2G Super Sprite.
SH-2G Super Sprite.
SH-2G được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống ngầm cho Hải quân Mỹ, chiếc SH-2G đầu tiên được chuyển giao cho Ai Cập vào năm 1997, trong khi đó nó chấm dứt hoạt động trong Hải quân Mỹ từ năm 2001.
Super Sprite được trang bị radar đa chế độ, hệ thống hồng ngoại, phao thủy âm, sonar thả chủ động, bộ phận xử lý tín hiệu thủy âm. Vũ khí bao gồm ngư lôi, bom chìm, tên lửa đối đất và súng máy. Tầm bay của SH-2G đạt 830km và bay liên tục được 3,5 giờ.
AS565 MB Panther
Eurocopter AS565 MB là loại trực thăng hải quân đa năng được phát triển từ dòng họ trực thăng Panther. Chiếc trực thăng hạng nhẹ này có thể hoạt động trên 100 lớp tàu của NATO cho các nhiệm vụ chống ngầm lẫn chống tàu mặt nước.
AS565 Panther.
AS565 Panther.
AS565 MB còn được tích hợp các thiết bị hàng không khác như hệ thống tìm kiếm cứu nạn, sơ tán người bị thương. Nó được trang bị phao thủy âm chủ động lẫn bị động và ngư lôi MU-90.
Trực thăng có thể hoạt động liên tục trên không 4 giờ liên tiếp khi bay với vận tốc 140km/h. Tầm bay tối đa của nó là 792km.

Trực thăng hải quân “độc” nhất ĐNA của Việt Nam

Hải quân các nước Đông Nam Á đang sử dụng khá nhiều trực thăng tuần tra săn ngầm hiện đại của Mỹ và Phương Tây (ví dụ như SH-60 Sea Hawk, Westland Lynx của Malaysia). Tuy nhiên, xét về thiết kế có “1-0-2” thì dòng trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 của Việt Nam có thể coi là độc đáo nhất khu vực. Ảnh minh họa
Hải quân các nước Đông Nam Á đang sử dụng khá nhiều trực thăng tuần tra săn ngầm hiện đại của Mỹ và Phương Tây (ví dụ như SH-60 Sea Hawk, Westland Lynx của Malaysia). Tuy nhiên, xét về thiết kế có “1-0-2” thì dòng trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 của Việt Nam có thể coi là độc đáo nhất khu vực. Ảnh minh họa

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1988 Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam 8 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Toàn bộ số máy bay này được chuyển giao trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là 2 trong số 8 chiếc Ka-28 (biến thể xuất khẩu của loại Ka-27PL) của Việt Nam.
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1988 Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam 8 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Toàn bộ số máy bay này được chuyển giao trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là 2 trong số 8 chiếc Ka-28 (biến thể xuất khẩu của loại Ka-27PL) của Việt Nam.

Điểm làm nên sự độc đáo của trực thăng Kamov là sử dụng cơ cánh quạt nâng đồng trục. Theo đó, thay vì chỉ sự một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống, Kamov Ka-28 dùng cơ cấu 2 cánh quạt nâng quay ngược chiều nhau sẽ tạo ra 2 mô men tự quay cũng ngược chiều nhau và vì vậy chúng tự triệt tiêu lẫn nhau. Ảnh minh họa
Điểm làm nên sự độc đáo của trực thăng Kamov là sử dụng cơ cánh quạt nâng đồng trục. Theo đó, thay vì chỉ sự một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống, Kamov Ka-28 dùng cơ cấu 2 cánh quạt nâng quay ngược chiều nhau sẽ tạo ra 2 mô men tự quay cũng ngược chiều nhau và vì vậy chúng tự triệt tiêu lẫn nhau. Ảnh minh họa

Việc dùng cơ cấu cánh này giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, qua đó giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngại gió thổi nang, có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh minh họa
Việc dùng cơ cấu cánh này giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, qua đó giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngại gió thổi nang, có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh minh họa

Kamov Ka-28 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm. Trong ảnh là buồng lái chiếc Ka-27PL – biến thể gốc của chiếc Ka-28 xuất khẩu. Ảnh minh họa
Kamov Ka-28 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm. Trong ảnh là buồng lái chiếc Ka-27PL – biến thể gốc của chiếc Ka-28 xuất khẩu. Ảnh minh họa

Ka-28 có khả năng mang được cái loại ngư lôi chống ngầm tầm ngắn và bom. Trong ảnh là 2 quả bom được treo ở giá bên ngoài trực thăng.
Ka-28 có khả năng mang được cái loại ngư lôi chống ngầm tầm ngắn và bom. Trong ảnh là 2 quả bom được treo ở giá bên ngoài trực thăng.

Hiện nay, 2 tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 Project 11661 của Hải quân Nhân dân Việt Nam có sân đáp đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của trực thăng Ka-28. Ka-28 sẽ như là “thợ săn tàu ngầm” bảo vệ tàu Gepard cũng như nhóm tàu chiến trong đội hình. Trong ảnh là sân đáp trực thăng ở đuôi tàu Gepard Việt Nam.
Hiện nay, 2 tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 Project 11661 của Hải quân Nhân dân Việt Nam có sân đáp đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của trực thăng Ka-28. Ka-28 sẽ như là “thợ săn tàu ngầm” bảo vệ tàu Gepard cũng như nhóm tàu chiến trong đội hình. Trong ảnh là sân đáp trực thăng ở đuôi tàu Gepard Việt Nam.

Ka-28 được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117V cho phép đạt tốc độ bay 270km/h, tầm bay tới 980km. Trong ảnh là chiếc Ka-27PL hạ cánh trên chiến hạm Hải quân Nga.
Ka-28 được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117V cho phép đạt tốc độ bay 270km/h, tầm bay tới 980km. Trong ảnh là chiếc Ka-27PL hạ cánh trên chiến hạm Hải quân Nga.

Thăm trung đoàn sở hữu “sát thủ săn ngầm” Ka-28

Trung đoàn 954 (Sư đoàn 372) là trung đoàn duy nhất ở VN có phi đội trực thăng săn ngầm và cũng là lực lượng hiện đại nhất Đông Nam Á.

6h, ở căn cứ không quân của trung đoàn 954. “525 xin phép cất cánh”, phi công lần lượt báo cáo và xin phép. “Cho phép cất cánh”, chỉ huy bay từ đài chỉ huy nói qua máy đối không.

Đọc nhiều nhất

Tin mới