Top 8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng

Top 8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng

Căng thẳng là tình trạng suy giảm tâm lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Phát ban:  Tâm lý căng thẳng quá mức trong khoảng thời gian dài sẽ khiến hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu. Khi cơ thể không kịp giải phóng amin sinh học mang tên histamine để chống lại bệnh tật, da bạn sẽ bị mẩn đỏ, phát ban hoặc bị ngứa.
Phát ban: Tâm lý căng thẳng quá mức trong khoảng thời gian dài sẽ khiến hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu. Khi cơ thể không kịp giải phóng amin sinh học mang tên histamine để chống lại bệnh tật, da bạn sẽ bị mẩn đỏ, phát ban hoặc bị ngứa.
Cân nặng thay đổi đột ngột: Sự căng thẳng kích thích giải phóng hormone cortisol, làm giảm khả năng chuyển hóa lượng đường trong máu và thay đổi cách thức chuyển hóa chất béo, đạm, carbs dẫn đến việc ăn uống quá độ hoặc bỏ ăn, khiến trọng lượng thay đổi liên tục.
Cân nặng thay đổi đột ngột: Sự căng thẳng kích thích giải phóng hormone cortisol, làm giảm khả năng chuyển hóa lượng đường trong máu và thay đổi cách thức chuyển hóa chất béo, đạm, carbs dẫn đến việc ăn uống quá độ hoặc bỏ ăn, khiến trọng lượng thay đổi liên tục.
Nhức đầu liên tục: Căng thẳng làm giải phóng các hóa chất dẫn đến sự thay đổi hoạt động của hệ thần kinh và mạch máu trong não, gây ra đau đầu.
Nhức đầu liên tục: Căng thẳng làm giải phóng các hóa chất dẫn đến sự thay đổi hoạt động của hệ thần kinh và mạch máu trong não, gây ra đau đầu.
Đầy bụng và ợ hơi: Stress làm chậm việc tiêu hóa thức ăn từ dạ dày, gây ra chứng ợ khí và đầy hơi, thậm chí có thể làm tăng số lần bị chuột rút và tiêu chảy.
Đầy bụng và ợ hơi: Stress làm chậm việc tiêu hóa thức ăn từ dạ dày, gây ra chứng ợ khí và đầy hơi, thậm chí có thể làm tăng số lần bị chuột rút và tiêu chảy.
Dễ bị cảm lạnh: Tình trạng căng thẳng là một trong những nguyên nhân làm giảm chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh.
Dễ bị cảm lạnh: Tình trạng căng thẳng là một trong những nguyên nhân làm giảm chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh.
Mọc mụn: Khi bị stress, cơ thể giải phóng ra nhiều hormone cortiscol, hình thành chất nhờn và bã dầu trên tuyến da. Dầu dư thừa này có thể bị mắc kẹt bên trong các nang lông, cùng với chất bẩn và các tế bào da chết, tạo ra mụn trứng cá.
Mọc mụn: Khi bị stress, cơ thể giải phóng ra nhiều hormone cortiscol, hình thành chất nhờn và bã dầu trên tuyến da. Dầu dư thừa này có thể bị mắc kẹt bên trong các nang lông, cùng với chất bẩn và các tế bào da chết, tạo ra mụn trứng cá.
Suy giảm trí nhớ: Hormone cortisol cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất tập trung và các vấn đề về trí nhớ cũng như lo lắng hoặc trầm cảm.
Suy giảm trí nhớ: Hormone cortisol cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất tập trung và các vấn đề về trí nhớ cũng như lo lắng hoặc trầm cảm.
Rụng tóc: Căng thẳng sẽ đẩy nhanh quá trình thay thế nang lông khiến số lượng tóc bị rụng nhiều hơn mức bình thường.
Rụng tóc: Căng thẳng sẽ đẩy nhanh quá trình thay thế nang lông khiến số lượng tóc bị rụng nhiều hơn mức bình thường.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.