Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường: “Cứ bù giá, trợ giá thì nợ xấu và phá sản của EVN là hiện hữu”
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, giá điện thấp có mặt tốt nhưng cần hết sức lưu tâm, xem xét, cứ tình trạng bù giá, trợ giá thì nợ xấu và phá sản của EVN là hiện hữu và doanh nghiệp FDI hưởng lợi.
Hải Ninh
Sáng 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021".
Hàng loạt dự án năng lượng nguy cơ thất thoát, báo cáo giám sát làm rõ được chưa?
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, việc cân đối năng lượng, điện, xăng dầu rất quan trọng bởi tất cả đều liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, báo cáo giám sát chưa nêu được cụ thể những bất cập.
Dẫn chứng thực tế từ quy hoạch điện VII đã bị các cơ quan thanh tra, điều tra chỉ ra hàng loạt các sai phạm, Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi báo cáo giám sát đã chỉ rõ được trách nhiệm thuộc về ai hay chưa?
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Nhấn mạnh, chuyên đề giám sát có ý nghĩa rất quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, việc ban hành nghị quyết phải tạo ra chuyển biến khác biệt trong thực tiễn bởi một số nội dung trong báo cáo và dự thảo nghị quyết vẫn còn mang tính định tính.
“Chuyên đề giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ thực trạng, tồn tại, hạn chế khách quan, chủ quan, những trách nhiệm trong ban hành văn bản pháp luật, thực thi chính sách, tổ chức thực hiện. Theo tôi, trọng điểm nên tập trung nhiều vấn đề an ninh năng lượng. Trong an ninh năng lượng, quan trọng nhất là điện và xăng dầu, trong điện thì tập trung quy hoạch Điện VII và quy hoạch Điện VIII", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ và cho rằng, giải trình liên quan đến quy hoạch điện của các cơ quan chưa thỏa đáng.
"Trong quy hoạch Điện VIII, phải làm rõ thế nào là kế hoạch triển khai quy hoạch. Kế hoạch không phải là quy hoạch con trong quy hoạch lớn, mà là kế hoạch triển khai cụ thể, nguồn lực thế nào, giao trách nhiệm các bộ, ngành ra sao?", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Có lợi ích nhóm không?
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị Đoàn giám sát đánh giá việc khắc phục những vấn đề về thủy điện theo Nghị quyết 134 để đề xuất biện pháp trọng tâm, giải quyết vấn đề thủy điện, những vấn đề vướng mắc của các nhiệm kỳ trước cho đến nay thủy điện đã làm được gì.
"Đây là vấn đề người dân rất quan tâm. Hồ đập vẫn gây ra chấn động, sụt lún, có biểu hiện động đất ở một vài nơi. Đánh giá cái này thế nào, khắc phục ra sao?", ông Phương đề nghị làm rõ những vấn đề này thay vì chỉ nói chung chung.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng đề nghị đánh giá kỹ hơn thực trạng quy hoạch điện VII, quy hoạch điện VII điều chỉnh, vướng mắc giữa quy hoạch và truyền tải điện.
Dẫn thực tế có tình trạng, điện thì thừa mà không hòa được lưới điện quốc gia, khiến cho một số doanh nghiệp bất bình, không tin vào chính sách năng lượng của chúng ta, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nói: "Quy hoạch vượt công suất truyền tải, đến khi có điện rồi không hòa lưới điện cho người ta, rồi hợp đồng giá cả, cái này doanh nghiệp, người dân nói rất nhiều. Có vấn đề gì trong đó không? Có lợi ích nhóm không?". Ông Phương cho rằng, giám sát nội dung này phải làm nghiêm túc, phát hiện sai phạm cần chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.
“Phải nói rõ chứ cứ chung chung thì không bao giờ khắc phục. Chỉ rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, địa phương, chủ quản lý, đề xuất biện pháp tháo gỡ”, ông Phương nói.
Về những giải pháp mà nghị quyết đưa ra, ông Phương đề nghị xác định các giải pháp trọng tâm liên quan kịch bản bảo đảm an toàn năng lượng; tránh việc hô khẩu hiệu rất hay: "Kiên quyết không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào", nhưng giải pháp thì không có. Tiếp đó là giải pháp trọng tâm quy hoạch tổng thể, phân ngành, nếu không, giữa công suất và truyền tải lại "đá" nhau, lãng phí rất lớn nguồn lực xã hội, "doanh nghiệp kêu ca, người dân thì thiếu điện".
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đối mặt với nhiều thách thức, các nguồn cung trong nước chưa đáp ứng yêu cầu và có nguy cơ thiếu điện trong ngắn hạn giai đoạn và dài hạn.
Trong khi đó, các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường điện lực chưa được triển khai, chính sách giá điện, giá than, giá khí, giá xăng dầu chưa hoàn thiện.
"Giá điện của ta thấp có mặt tốt, nhưng có mặt không tốt khi một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách giá điện trong luyện nhôm, luyện thép và trợ giá cho doanh nghiệp, nhất là FDI. Cần hết sức lưu tâm, xem xét, chứ tình trạng bù giá, trợ giá thì nợ xấu và phá sản của EVN là hiện hữu và doanh nghiệp FDI được hưởng lợi", ông Cường nói.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường
Nhập khẩu điện nhiều, có chuyện gì họ không cung cấp, an ninh năng lượng sẽ ra sao?
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Đòan giám sát đã đưa ra nhận định, việc triển khai quy hoạch các phân ngành năng lượng còn nhiều bất cập, nhất là trong việc tổ chức quy hoạch điện VII và điện VII điều chỉnh đối với việc phát triển điện gió, điện mặt trời, thủy điện nhỏ.
Trong thời gian ngắn vừa qua, Bộ Công thương ban hành giá fit có thời hạn, xuất hiện nhiều phong trào đầu tư rất ồ ạt điện mặt trời, điện gió. Vừa qua, nhiều dự án dã hoàn thành và đưa vào hoạt động, có dự án được hưởng giá fit, có dự án không, hoặc có dự án được hưởng một phần giá fit…
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị cần làm rõ nguyên nhân trách nhiệm ban hành giá fit có đúng nguyên tắc và tiêu chí hay không, có công bằng giữa các doanh nghiệp hay không? Đồng thời cho rằng, vấn dề này có thể đánh giá là gây thất thoát lãng phí của xã hội.
Theo ông Thanh, khi cơ cấu giá điện, kế hoạch thực hiện thị trường điện cạnh tranh đã đưa ra, nhưng lộ trình thực hiện chậm ảnh hướng ra sao tới ngành điện và nền kinh tế lại chưa được làm rõ.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng báo cáo giám sát có nêu nhưng chưa nêu rõ số liệu để định lượng. "Có chuyện người tiêu dùng đang phải bù giá cho doanh nghiệp sản xuất hay không? Doanh nghiệp sử dụng công nghệ thâm dụng năng lượng thế nào? Kinh nghiệm các nước xử lý vấn đề này ra sao?", ông Thanh hỏi.
Đề cập việc Việt Nam phải tăng nhập khẩu điện, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đặt vấn đề: "Cơ cấu điện nhập khẩu tại các nước là bao nhiêu? Chúng ta nhập khẩu nhiều, bên kia có chuyện gì họ không cung cấp, an ninh năng lượng sẽ ra sao?". Ông cho rằng, cần có định hướng chiến lược phát triển điện hạt nhân thời gian tới để đảm bảo an ninh năng lượng.
Thiếu điện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là nguy cơ hiện hữu
Trình bày báo cáo Kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, phát triển năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức, đặc biệt đã xảy ra tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ năm 2022, thiếu điện một số thời điểm của năm 2023; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn.
"Chỉ tiêu chủ yếu đánh giá đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia biến động theo chiều hướng bất lợi. Khả năng thiếu điện trong ngắn hạn (2024-2025), trung hạn (2025-2030) và dài hạn (2030–2050) là nguy cơ hiện hữu", ông Lê Quang Huy cho hay.
3/6 chỉ tiêu chủ yếu đánh giá đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đang biến động theo chiều hướng bất lợi. Đáng lưu ý, ngành năng lượng nước ta ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu; tài nguyên năng lượng sơ cấp Việt Nam ngày càng cạn kiệt. Tài nguyên năng lượng sơ cấp về thủy điện về cơ bản đã khai thác hết. Sản lượng dầu và khí ở một số mỏ lớn suy giảm nhanh, việc phát triển mỏ mới trên Biển Đông gặp nhiều khó khăn.
Những bất cập trong cung ứng năng lượng, nhất là chuẩn bị nhiên liệu sơ cấp thực hiện kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia hàng năm, dự trữ xăng dầu đã dẫn đến thiếu xăng dầu cục bộ cuối năm 2022 và thiếu điện ở miền Bắc đầu năm 2023, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Các tập đoàn năng lượng lớn của nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã không hoàn thành việc đầu tư các dự án nguồn điện và lưới điện theo nhiệm vụ được giao tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Một số dự án năng lượng đầu tư trong nước thua lỗ, đầu tư ra nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm mất vốn đầu tư, khó khăn trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề và quá trình giải quyết chậm trễ do sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, thủ tục hành chính và hệ thống pháp lý của quốc gia.
Thời gian tới, các nguy cơ ảnh hưởng đến bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia cũng đã được Đoàn giám sát chỉ ra. Theo đó, hàng loạt dự án đang chậm tiến độ như Nhà máy điện than Long Phú 1, Thái Bình 2, Sông Hậu 1 của PVN; các dự án Na Dương II, Quỳnh Lập I, Cẩm Phả III, Hải Phòng III của TKV; chuỗi dự án khí - điện Lô B Ô Môn…
Việc triển khai quy hoạch các phân ngành năng lượng cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là trong thực hiện Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh đối với phát triển điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ. Cụ thể, việc phê duyệt bổ sung 168 dự án điện mặt trời với tổng công suất 14.707MW, 123 dự án điện gió với tổng công suất 9.047MW, phê duyệt riêng lẻ 390 dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất 4.138MW vào quy hoạch phát triển điện lực các cấp giai đoạn 2016-2020 đã ảnh hưởng đến phát điện và truyền tải điện lên hệ thống.
Theo báo cáo giám sát, giai đoạn 2016-2021, qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế 15.170 tỷ đồng, 5.960m2 đất, xử lý hành chính 246 tổ chức, 724 cá nhân và chuyển cơ quan điều tra tiếp tục, xem xét, xử lý 23 vụ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hàng loạt thủy điện dừng hoạt động, có thể cắt điện bất cứ lúc nào?
Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường
Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.
Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng
Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.
Hành trình phá án: “Phi công trẻ” sát hại người tình vì đòi chia tay
Thấy Hà đòi chia tay, xin gặp cũng không được nên Tú đã ra tay sát hại nạn nhân dã man. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 22h30 ngày 11/10/2016, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình nhận được thông tin về việc chị Vũ Thị Ngọc Hà (SN 1985) đã li hôn chồng, hiện đang sinh sống cùng 2 cậu con trai (SN 2007 và 2013) ở phố Phúc Khánh, phường Ninh Sơn (TP Ninh Bình) chết tại phòng ngủ với nhiều vết thương chết người.
Trước tính chất nghiêm trọng của vụ án, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình trực tiếp chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Ninh Bình và Phòng kỹ thuật hình sự khẩn trương đến nhà nạn nhân.
(Kiến Thức) - Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ, ông trùm giang hồ khét tiếng đất Thái Bình) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Cố ý gây thương tích".
(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Người dân dồn dập đổ ra các hướng quốc lộ, cửa ngõ đi các tỉnh để về quê đón năm mới 2024 bất ngờ, cảm động khi được lực lượng Cảnh sát giao thông tiếp sức...
(Kiến Thức) - Sáng nay 5/9, lễ khai giảng năm học mới 2019 được trường Gateway cùng các trường trên cả nước tổ chức. Tuy nhiên, trái với không khí vui tươi, tưng bừng... không khí khai giảng tại trường Gateway có phần trầm lắng hơn.
(Kiến Thức) - Trước khi bịkhởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra hành vi cố ý gây thương tích liên quan một phụ xe bị đánh, đại gia Đường “Nhuệ” còn được biết đến do từng bị tố cáo đánh người tại trụ sở công an, siết nợ khét tiếng và đấu giá đất kiểu quân xanh quân đỏ?
Khu du lịch Quất Lâm (Nam Định) từng được mệnh danh là "thiên đường mại dâm" nhưng mới đây tỉnh Nam Định đã quyết định "xóa sổ"tụ điểm này để làm thay đổi bộ mặt, hình ảnh của bãi biển đầy tai tiếng.
(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.
Thấy mùi tử khí nồng nặc, người dân huyện Long Thành (Đồng Nai) tỏa đi tìm thì phát hiện thi thể nữ giới lột truồng giấu trong bao tải bên đường. Toàn bộ vụ án ghê rợn này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa được điều động, luân chuyển, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Người phụ nữ khoảng 38 tuổi, có tiền sử thần kinh không bình thường bị tình nghi dẫn một bé gái 3 tuổi rời khỏi trường Mầm mon Thiên Hương (Hải Phòng), hiện chưa rõ tung tích bé gái.
Nghị định số 177/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Một người đàn ông đang lái xe ô tô trên đường Trần Quý Cáp (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) bất ngờ bị mất lái, tông vào bên đường khiến chiếc xe bẹp dúm, tài xế mắc kẹt trong ghế lái.
Nhà thầu Công ty CP Xây dựng Phú Đạt và Liên danh Phú Đạt - Công ty TNHH Cơ điện Thái An chưa được chủ đầu tư quyết toán số tiền 10 tỷ đồng còn lại thi công xây dựng dự án khu đền thờ Nguyễn Cao.
Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.
Bộ Y tế vừa ban hành danh mục 62 bệnh, nhóm bệnh được đến thẳng cơ sở y tế chuyên sâu, tuyến cuối không cần giấy chuyển tuyến mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Công an thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Bình (tên thường gọi Bình 'con') để điều tra về hành vi Gây rối trật tự công cộng.
Ngày 13/1, lãnh đạo UBND huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy ở trang trại chăn nuôi heo thịt làm khoảng 1.600 con heo bị chết.
Một vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra tại km 19+200 đường tránh Huế thuộc phường Thuỷ Bằng, quận Thuận Hoá (TP. Huế), khiến một người phụ nữ tử vong thương tâm.
Để kê khai khấu trừ thuế cho Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ HX Nework, Vũ Văn Xuân và Nguyễn Thị Duyên đã mua bán 255 hóa đơn “khống” với giá trị hàng hóa 106 tỷ đồng.
Từ năm 2021 đến nay, Lê Thanh Hồng đưa ra thông tin gian dối về dự án BĐS do Công ty CP Đầu tư AVISA làm chủ đầu tư để rao bán, chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư.