Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ cố tình kéo dài giao tranh ở Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Mỹ biến Ukraine thành "bia đỡ đạn" để kéo dài sự thù địch với Nga trong nỗ lực duy trì "quyền bá chủ" của mình.

Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ cố tình kéo dài giao tranh ở Ukraine
Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ cố tình kéo dài giao tranh ở Ukraine
"Tình hình ở Ukraine chứng tỏ Mỹ đang cố gắng kéo dài cuộc xung đột này và hành động giống hệt như cách cố gắng châm ngòi cho các cuộc xung đột ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh", Tổng thống Putin tuyên bố tại một hội nghị an ninh ở Moscow hôm 16/8, đồng thời "nhắc lại" việc Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2 là để "đảm bảo an ninh cho nước Nga và công dân nước này, cũng như bảo vệ người dân Donbass".
Tổng thống Putin cho rằng, Mỹ coi Ukraine là "bia đỡ đạn" để thực hiện chiến dịch chống Nga tại Ukraine, liên tục "bơm" vũ khí cho Kiev, bao gồm cả vũ khí hạng nặng. "Mỹ cần xung đột để giữ 'quyền bá chủ' của mình. Đó là lý do tại sao họ đã biến người dân Ukraine thành bia đỡ đạn", ông Putin phát biểu.
Tong thong Putin cao buoc My co tinh keo dai giao tranh o Ukraine
 Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Moscow, ngày 16/8. Ảnh: Sputnik
Theo RT, Mỹ và các đồng minh NATO đang ngày càng cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraine, bao gồm nhiều bệ phóng tên lửa M142 HIMARS, pháo M777 và máy bay chiến đấu không người lái. Trong một tuyên bố hồi tháng 6, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, NATO sẽ hỗ trợ Ukraine "miễn là đảm bảo rằng họ không bị đánh bại".
Trước đó, hồi tháng 4/2022, cựu Tổng thống Cộng hòa Séc Vaclav Klaus cũng từng lên tiếng, cho rằng sự quan tâm Ukraine của phương Tây là "vỏ bọc". "Mọi người đang chết dần nhưng không có cuộc đàm phán hòa bình nghiêm túc nào được diễn ra. Ngược lại, thay vì kêu gọi các cuộc đàm phán như vậy, chúng ta chỉ đang nghe về các chiến hạm hay sự gia tăng cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraine". 
Cựu lãnh đạo Cộng hòa đặt ra nghi ngờ về việc "cuộc xung đột hiện tại liệu có chỉ giới hạn ở Nga và Ukraine hay không". "Đó có thực sự là một cuộc xung đột giữa phương Tây và Nga, trong đó Ukraine 'không may' là 'đối tượng thích hợp'?".

Tình báo Pháp: Mỹ và Anh tiến hành “chiến tranh bí mật” ở Ukraine

SAS và Lực lượng Delta là một phần của "chiến tranh bí mật", một nguồn tin tình báo Pháp tiết lộ với nhật báo Le Figaro.

Tình báo Pháp: Mỹ và Anh tiến hành "chiến tranh bí mật" ở Ukraine
RT mới đây dẫn nguồn tin trong cộng đồng tình báo Pháp tiết lộ với phóng viên nhật báo Le Figaro về việc các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Anh và Mỹ đã có mặt tại Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở quốc gia này hồi cuối tháng 2.
Thông tin này được phóng viên quốc tế cấp cao của Le Figaro, Georges Malbrunot tiết lộ vào ngày 9/4, khi Thủ tướng Anh Boris Johnson có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev. Nhà lãnh đạo Anh được cho là được các vệ sĩ từ lực lượng SAS tinh nhuệ vây quanh. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác nhận. 

Cựu Tổng thống Séc: Sự quan tâm Ukraine của phương Tây là “vỏ bọc“

Cựu Tổng thống Cộng hòa Séc cho rằng sự quan tâm mà phương Tây dành cho Ukraine được xây dựng trên một nền tảng nông cạn, xuất phát từ sự căm ghét nước Nga.

Cựu Tổng thống Séc: Sự quan tâm Ukraine của phương Tây là "vỏ bọc"
"Chiến sự ở Ukraine đã diễn ra được bảy tuần rồi. Mọi người đang chết dần", cựu Tổng thống Cộng hòa Séc Vaclav Klaus, viết trên trang tin tức iDNES gần đây. "Tuy nhiên, không có cuộc đàm phán hòa bình nghiêm túc nào được diễn ra. Ngược lại, thay vì kêu gọi các cuộc đàm phán như vậy, chúng ta chỉ đang nghe về các chiến hạm hay sự gia tăng cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraine".
Ông Vaclav Klaus lãnh đạo Cộng hòa Séc từ năm 2003 đến năm 2013 và từng đảm đương cương vị Thủ tướng trong hai nhiệm kỳ, đặt ra nghi ngờ về việc "cuộc xung đột hiện tại liệu có chỉ giới hạn ở Nga và Ukraine hay không". "Đó có thực sự là một cuộc xung đột giữa phương Tây và Nga, trong đó Ukraine 'không may' là 'đối tượng thích hợp'?", Klaus viết.

Người dân Ukraine với cuộc sống đời thường giữa chiến sự

Mặc cho căng thẳng giữa Nga và Ukraine chưa hạ nhiệt, người dân quốc gia Đông Âu này vẫn đang "tận hưởng" cuộc sống bình thường nhất có thể.

Những hoạt động "thách thức" Nga của người dân Ukraine
Bên bờ sông Dnepr, nhiều phụ huynh nằm dài tắm nắng trong khi con cái của họ tung tăng dưới làn nước mát lạnh. Cách đó không xa là một cô gái nhảy múa, thực hiện nhiều vòng xoay trên cát khi tiếng trống đập từng nhịp theo giai điệu của một bài nhạc pop. Ở các quán bar và quán cà phê xa hơn một chút là không khí nhộn nhịp như tại bao quốc gia Châu Âu khác. Không ai nghĩ được rằng, tất cả những điều trên đang diễn ra tại thành phố Zaporizhzhia của Ukraine, nơi cách chiến tuyến giao tranh với Nga gần 30 km. 
"Nó hoàn toàn trái ngược với những cảnh tượng mà tôi đã chứng kiến trong chuyến thăm thành phố này ba tháng trước", Ivan Watson của tờ CNN viết. "Thay vì đóng cơ sở kinh doanh hay rời đi nơi khác, hiện tại, những người dân bất chấp mối đe dọa luôn hiện hữu của những trận địa pháo tầm xa, cuộc sống ở đất nước đang có giao tranh này dường như rất yên bình. Mọi người vẫn đi làm, dắt chó đi dạo và chơi đùa với con cái trong công viên". 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.