Tổng thống Philippines thăm Nga chỉ để mua vũ khí?

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, Tổng thống Philippines thăm Nga không chỉ để mua vũ khí mà là nhằm tăng cường hợp tác chính trị, kinh tế và quân sự song phương.

Ngày 22/5, Tổng thống Philippines thăm Nga để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về tăng cường hợp tác chính trị, kinh tế và quân sự song phương. Trả lời phỏng vấn của RT, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng mục tiêu chính của chuyến thăm này là cố gắng thiết lập "mối quan hệ kinh doanh tốt với Nga".
Tong thong Philippines tham Nga chi de mua vu khi?
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên thăm tàu chiến Nga cập cảng Philippines. Ảnh Manila Times Online 
Được mô tả là "tàu sân bay không thể đánh chìm”. Philippines đã bị Tây Ban Nha nhượng lại cho Mỹ vào năm 1898, sau hơn 300 năm đô hộ thực dân.
Năm 1946, Philippines chính thức trở thành một quốc gia độc lập sau một thời gian ngắn bị Nhật Bản cai trị trong Thế chiến II, nhưng Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự ở nước này.
Sau khi ông Duterte lên giữ chức tổng thống Philippines vào tháng 7/2016, chính sách đối ngoại của Manila đã thay đổi đáng kể.
Cân bằng các mối quan hệ
Trong một cuộc phỏng vấn với RT, giáo sư Larisa Yefimova của Viện Quan hệ Quốc tế Moscow mô tả Tổng thống Duterte không nằm trong tầng lớp ưu tú truyền thống "được Mỹ đào tạo và có thân Mỹ" mà là “người thực hiện sứ mệnh kiến tạo Philippines thành một quốc gia có chủ quyền độc lập". Bà Yefimova nói thêm rằng Tổng thống Duterte cần đến sự hỗ trợ của Nga để thực hiện chiến lược giảm bớt áp lực của Mỹ tại Philippines.
Giáo sư Larisa Yefimova nói: "Chuyến thăm Nga của Tổng thống Dutherte là dấu hiệu cho thấy Philippines có những cơ hội đa dạng và rộng khắp trên chính trường toàn cầu”. Bà Yefimova nói thêm rằng Tổng thống Duterte "không phải là một con rối của Mỹ, Trung Quốc hay Nga" và "ông ấy cần Philippines độc lập và đó là lý do vì sao ông ấy sẽ tìm cách xây dựng quan hệ hữu nghị với ba nước này”.
Nhà phân tích chính trị Nga Dmitry Mosyakov nói với RT rằng những ưu tiên chính của chính sách đối ngoại của Duterte bao gồm phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và Nga, trong khi duy trì quan hệ với Mỹ. Đồng thời, Manila sẽ tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào Washington.
Mua vũ khí Nga
Theo các phương tiện truyền thông Philippines, trong chuyến thăm Moscow của Tổng thống Duterte, hai bên sẽ ký một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng song phương.
Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã ngỏ ý rằng Manial muốn mua máy bay quân sự và vũ khí hạng nhẹ cũng như các xe bọc thép, máy bay trực thăng, tàu ngầm của Nga.
Việc Philippines mua vũ khí Nga không phải là một sự thay đổi đột ngột mà là một quá trình tự nhiên, khi Manila thấy Nga như là một sự thay thế cho Mỹ và Trung Quốc, mặc dù hai cường quốc này cũng cho ra lò nhiều loại vũ khí chất lượng cao.
Hợp tác kinh tế
Bên cạnh thỏa thuận hợp tác quốc phòng, Nga và Philippines còn ký kết một loạt các thỏa thuận tương trợ pháp luật, thương mại, đầu tư và sử dụng hòa bình năng lượng nguyên tử.
Giáo sư Larisa Efimova nói với RT: "Philippines có một số sản phẩm nhiệt đới mà Nga có thể quan tâm. Mặt khác, nước này đã bắt tay vào việc phát triển của công nghiệp và công nghệ cao. Triển vọng phát triển thương mại đôi bên cùng có lợi là rất khả quan”. Bà Efimova lưu ý rằng Philippines có thể trở thành một thị trường quan trọng cho hàng hoá của Nga.
Kim ngạch thương mại năm 2016 giữa Nga và Philippines chỉ đạt 226 triệu USD. Phái đoàn Philippine chắc chắn sẽ cố gắng cải thiện tình hình trong chuyến thăm Nga của Tổng thống Duterte tới Nga, khi kim ngạch thương mại hàng năm của Nga với Việt Nam lên tới hàng tỷ USD.
Theo nhà phân tích chính trị Dmitry Mosyakov, chuyến thăm Moscow của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phản ánh thành công của chiến lược hướng Đông, trong đó Nga đặt mục tiêu "mở rộng quan hệ toàn diện với các nước Đông Nam Á".

Liệu Trung-Nga có xung khắc vì Biển Đông?

(Kiến Thức) - Ảnh hưởng gia tăng của Nga trong bối cảnh Đông Nam Á muốn kiềm chế Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh?

Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh?
Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh? 
Theo chuyên gia Sergei Luzyanin - Phó Giám đốc Viện Viễn Đông trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, khuôn khổ của quan hệ đối tác song phương Nga-Trung sẽ không thể kìm hãm những sáng kiến của Moscow về mở rộng vai trò của Liên bang Nga ở Đông Nam Á nói chung và Biển Đông nói riêng, đặc biệt là trong các lĩnh vực hợp tác năng lượng và an ninh. Quan hệ Trung-Nha cũng không thể kiềm chế xu thế đa dạng hóa các mối quan song phương mà Nga vốn xây đắp thành công với người bạn cũ là Việt Nam, cũng như phát triển các hình thức hợp tác song phương mới với những thành viên khác của ASEAN.

Ông Duterte phải làm gì để dẹp yên bạo loạn ở Philippines?

(Kiến Thức) - Tổng thống đắc cử Duterte sẽ “vừa cứng, vừa mềm” trong việc xử lý các nhóm nổi loạn khác nhau hoành hành ở miền nam Philippines suốt 40 năm qua.

Đó là nhận định của nhà báo hành nghề tự do Noel T. Tarrazona cư ngụ ở thành phố Vancouver (Canada) và đồng thời là một nhà phân tích cao cấp của tổ chức tư vấn toàn cầu Wikistrat bao gồm 2.000 chuyên gia, trong một bài viết đăng trên báo Philippines Star.
Tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines ngày 9/5, Tổng thống đắc cử Duterte nói ông sẽ thúc giục Quốc hội khôi phục lại hình phạt tử hình bằng cách treo cổ và cho phép lực lượng an ninh "bắn chết" những tên tội phạm chống lại và đe dọa tính mạng người thi hành công vụ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.