Ông Duterte phải làm gì để dẹp yên bạo loạn ở Philippines?

(Kiến Thức) - Tổng thống đắc cử Duterte sẽ “vừa cứng, vừa mềm” trong việc xử lý các nhóm nổi loạn khác nhau hoành hành ở miền nam Philippines suốt 40 năm qua.

Ông Duterte phải làm gì để dẹp yên bạo loạn ở Philippines?
Đó là nhận định của nhà báo hành nghề tự do Noel T. Tarrazona cư ngụ ở thành phố Vancouver (Canada) và đồng thời là một nhà phân tích cao cấp của tổ chức tư vấn toàn cầu Wikistrat bao gồm 2.000 chuyên gia, trong một bài viết đăng trên báo Philippines Star.
Tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines ngày 9/5, Tổng thống đắc cử Duterte nói ông sẽ thúc giục Quốc hội khôi phục lại hình phạt tử hình bằng cách treo cổ và cho phép lực lượng an ninh "bắn chết" những tên tội phạm chống lại và đe dọa tính mạng người thi hành công vụ.
Philippines: Ong Duterte  xu ly cac nhom noi loan nhu the nao?
 Thị trưởng Rodrigo Duterte trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Philippines. Ảnh duterteforpresident.net
Trước đó, Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte đã cùng với đội ngũ cố vấn kinh tế soạn thảo một chương trình kinh tế 8 điểm về phát triển nông thôn, cải cách thuế, chống tham nhũng, giáo dục, cải thiện du lịch, thành lập một chính phủ thân thiện với cho doanh nhân, đầu tư nước ngoài và các dự án hợp tác công tư.
Thị trường chứng khoán Philippines đã tăng mạnh sau khi công bố chương trình 8 điểm nói trên.
Trừng trị thẳng tay các nhóm khủng bố Abu Sayyaf, BIFF...
Công chúng tự hỏi làm thế nào mà chính quyền của ông Duterte “xử lý” nhóm khủng bố Abu Sayyaf liên kết với al-Qaeda và nhóm Các chiến binh Hồi giáo Tự do Bangsamoro (BIFF)? Hai nhóm khủng bố này đang đe dọa nghiêm trọng cộng đồng Mindanao và ngành công nghiệp du lịch trong khu vực.
Philippines: Ong Duterte  xu ly cac nhom noi loan nhu the nao?-Hinh-2
 Nhóm khủng bố Abu Sayyaf đòi trả tiền chuộc 1 triệu USD cho một tàu Indonesia bị chúng bắt giữ. Ảnh The Straits Times
Nhóm khủng bố Abu Sayyaf gần đây đã cam kết trung thành với cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) và đã chặt đầu một con tin người Canada bị giam cầm John Ridsdel, sau khi gia đình ông không nộp 6,3 triệu USD tiền chuộc tiền trước thời hạn chót mà nhóm này đặt ra .
Nhóm Abu Sayyaf có khoảng 300 thành viên vũ trang và hơn 1.000 người ủng hộ ở tỉnh Basilan và Sulu. Kể từ năm 1991, nhóm này đã tiến hành nhiều vụ bắt cóc, tống tiền và tấn công bằng bom ở miền nam Philippines.
Không có Tổng thống Philippines tiền nhiệm nào - kể cả Tổng thống Fidel Ramos (1992-1998) vốn là một viên tướng quân đội – trấn áp được nhóm nổi loạn Abu Sayyaf. Riêng trong năm nay, nhóm này đã chặt đầu hàng chục thủy quân lục chiến Philippines bị chúng bắt giữ trong giao chiến.
BIFF, một nhóm ly khai khỏi Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF), cũng là một mối đe dọa ở miền trung Mindanao. Nhóm này có khoảng 500 tay súng và là một mối lo tâm can của chính quyền Duterte.
Ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/5, các tay súng BIFF đã giao tranh với binh sĩ Philippines ở tỉnh Lanao và Cotabato, khiến cho nhiều binh sĩ thiệt mạng.
Để đối phó hai nhóm khủng bố này, ông Duterte sẽ sử dụng “bàn tay sắt” và ông cũng khét tiếng là một nhà lãnh đạo “khắc nghiệt và tàn nhẫn” đối với những người vi phạm pháp luật.
Tại thành phố Davao, có tin nói Thị trưởng Duterte đã liên kết với “Đôi quân thần chết Davao”, một nhóm sát thủ bí ẩn từng tiến hành một loạt các vụ hành quyết tội phạm mà không đem ra xét xử. Bản thân Duterte cũng đã thừa nhận rằng ông đã giết chết rất nhiều tội phạm ở Davao.
Nhờ cách trừng trị thẳng tay của Thị trưởng Duterte, thành phố Davao trở thành một trong những thành phố dễ sống nhất và an toàn nhất ở Châu Á. Nhiều thành phố khác ở Philippines cũng muốn được như Davao và chính vì vậy cử tri Philippines ở mọi miền đất nước đã bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống Duterte.
Khi quá trình kiểm phiếu đang diễn ra cho thấy ông đang dẫn trước các đối thủ hàng chục điểm phần trăm, ứng viên tổng thống Duterte đã cảnh báo đám tội phạm và trùm ma túy rằng “ngày tàn của chúng đã điểm”. Ông cũng ám chỉ một sự thay đổi thể chế hiện hành thành một thể chế liên bang để tài sản được phân phối đồng đều cho các vùng lạc hậu nhằm ngăn chặn nổi dậy.
...và lôi kéo, thuyết phục Quân đội Nhân dân mới và MNLF
Trong khi Tổng thống đắc cử Duterte có thể tuyên bố một cuộc chiến toàn diện chống lại các nhóm khủng bố, giới phân tích cho rằng ông này cũng có thể tước khí giới của một số nhóm bằng uy tín của mình. Trong quá khứ, Thị trưởng Duterte từng đi vào doanh trại của quân nổi dậy NPA ở Mindanao để đàm phán về việc thả các con tin, trong đó có một số cảnh sát.
Philippines: Ong Duterte  xu ly cac nhom noi loan nhu the nao?-Hinh-3
Thị trưởng Rodrigo Duterte trong buổi lễ NPA trả tự do cho binh sĩ Philippines bị bắt giữ. Ảnh davaobreakingnews.com 
Quân đội Nhân dân mới (NPA), một nhóm nổi dậy cánh tả, đã ủng hộ Thị trưởng Duterte trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines. Lãnh đạo lưu vong của NPA tại Hà Lan, ông Joma Sison, có kế hoạch nối lại đàm phán hòa bình với chính phủ Philippines, sau khi ông Duterte chính thức trở thành tổng thống. NPA có hơn 3.000 tay súng và bị Mỹ đưa vào danh sách khủng bố, nhưng Manila nói rằng đây là một nhóm vũ trang có ý thức hệ chính trị rõ ràng.
Thị trưởng Duterte cũng nhận được sự ủng hộ của thủ lĩnh MNLF Nur Misuari, một nhóm ly khai có hơn 7.000 thành viên và đã dồn phiếu bầu cho ông trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines vừa qua.
Luật sư Emil Aquino, một trong những điều phối viên chiến dịch tranh cử của Thị trưởng Duterte, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Duterte là một nhà lãnh đạo có thể đoàn kết mọi người với niềm tin và ý thức hệ khác nhau. Chính vì vậy mà ông là vị tổng thống rằng đất nước này (Philippines) rất cần vào thời điểm này”.
Theo đuổi thể chế liên bang
Ông Peter Lavina, phát ngôn viên của Tổng thống đắc cử Duterte, cho biết: Một hội nghị sửa đổi hiến pháp sẽ được tổ chức để mở đường cho việc tạo ra một chính phủ liên bang mới. Chính quyền của ông Duterte sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp.
Theo đề xuất của chính phủ Duterte, mỗi khu vực sẽ có quyền quyết định về quản lý nền kinh tế, thực thi luật pháp và các nguồn lực. Phát ngôn viên La Vina cho biết: "Chúng tôi sẽ yêu cầu một sự đồng thuận toàn quốc gia, bắt đầu với việc kêu gọi tổ chức một hội nghị lập hiến...Sẽ có sửa đổi Hiến pháp Philippines".
Ông Rolly Pelinggon, chủ tịch Hiệp hội “Những người Mindanao vì khu vực Mindanao” - một nhóm bao gồm các doanh nhân địa phương và các giáo sư đại học ủng hộ thể chế liên bang - cho biết lợi thế của thể chế liên bang là mọi khu vực vẫn có thể tiến bộ, ngay cả khi các nhà lãnh đạo khu vực không nằm trong liên minh cầm quyền.
Ông Pelinggon đặt câu hỏi: "Những gì đã xảy ra trong hơn ba thập niên qua? Tổng thống Philippines đã không phân bổ tiền bạc cho các khu vực dưới sự lãnh đạo của các chính khách không nghe theo sự chỉ đạo từ Manila. Chính vì vậy các thị trưởng không phải là ‘cánh hẩu’ với Tổng thống Philippines buộc phải cầu xin Phủ Tổng thống ban phát các chương trình và dự án cho khu vực mà họ cai quản”.

Vì sao Thị trưởng Duterte đắc cử Tổng thống Philippines?

(Kiến Thức) - Việc Thị trưởng Duterte chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines là thất bại của thể chế hiện hành và gây chia rẽ nghiêm trọng trong xã hội Philippines.

Vì sao Thị trưởng Duterte đắc cử Tổng thống Philippines?
Chính trường Philippines chứa nhiều bí ẩn. Chưa đầy hai tháng trước, hàng trăm ngàn người Philippines đã tập trung tại Đại lộ Epifanio de los Santos Avenue kỷ niệm 30 năm ngày lật đổ chế độ độc tài Marcos.
Hiện thời, cũng hàng trăm nghìn người ăn mừng trên các đường phố Philippines để tung hô Thị trưởng Duterte (người tự phong mình cái danh hiệu “kẻ trừng phạt”) chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines. Ông Duterte đắc cử tổng thống với cam kết sẽ tiến hành một "cuộc chiến tranh đẫm máu" chống tội phạm và thẳng tay tiễu trừ vấn nạn tội phạm, tham nhũng. Ông đã đề ra một giải pháp dễ dàng cho những vấn đề rất lớn và phức tạp, trong khi nhiều lần nói rằng để đạt được mục tiêu này, ông sẵn sàng bỏ qua các giá trị dân chủ.

Kết cục cuộc chiến Aleppo được quyết định ở...Geneva?

(Kiến Thức) - Cuộc chiến Aleppo có ý nghĩa quan trọng đối với số phận Syria. Thế nhưng, kết quả chiến dịch “giải phóng Aleppo” của Damascus lại được quyết định...ở Geneva.

Kết cục cuộc chiến Aleppo được quyết định ở...Geneva?
Giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Aleppo vốn có 2,1 triệu dân sẽ là một chiến thắng quyết định của chính phủ Assad. Tương đối an toàn tại thủ đô Damascus, tái chiếm được thành phố Homs trong năm 2014, các lực lượng trung thành với Tổng thống Assad cố gắng tái chiếm Aleppo và Deraa.
Cuoc chien Aleppo lam vao the giang co keo dai
Số phận của Syria phụ thuộc vào chiến dịch tái chiếm thành phố Aleppo. Ảnh Stratfor 

Tình báo Hàn Quốc: Ông Kim Jong-un đã củng cố quyền lực

(Kiến Thức) - Một cựu quan chức tình báo Hàn Quốc cho biết quyền lực của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã được củng cố hơn nhiều hơn so những gì người ta tưởng.

Tình báo Hàn Quốc: Ông Kim Jong-un đã củng cố quyền lực
Ông Suh Hoon, cựu Phó giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc nói rằng chế độ CHDCND Triều Tiên hiện nay khá ổn định và có phần chắc sẽ tiếp tục nắm quyền hành bất chấp những biện pháp trừng phạt quốc tế nhiều hơn và khắc nghiệt hơn.
Tinh bao Han Quoc: Ong Kim Jong-un da cung co quyen luc
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh Reuters 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.