Tổng thống Philippines Duterte đã “đổi ý” trong vấn đề Biển Đông?

Sau tuyên bố không nói đến bãi cạn Scarborough ở Bắc Kinh vì "không thể đối đầu với Trung Quốc", Tổng thống Philippines dường như đã đổi ý trong vấn đề Biển Đông.

Hôm nay (18/10), Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt đầu thăm chính thức Trung Quốc trong 4 ngày nhằm tăng cường quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh vốn bị căng thẳng bởi tranh chấp Biển Đông.
Tong thong Philippines Duterte da “doi y” trong van de Bien Dong?
Tổng thống Rodrigo R. Duterte bắt tay Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua trong dịp kỷ niệm "Ngày anh hùng dân tộc" ở thành phố Taguig ngày 29/8/2016. Ảnh Inquirer.net 
Đáng quan tâm là ngay trước thềm chuyến thăm, Tổng thống Duterte bất ngờ đưa ra tuyên bố cứng rắn, tuyệt đối không thỏa hiệp với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thành phố Davao hôm 16/10, với một khẩu khí cứng rắn hiếm có so với trước đó, ông Duterte nhấn mạnh sẽ nói rõ với phía Trung Quốc nguyên tắc của Philippines trong vấn đề Biển Đông và tuyệt đối không có cho sự mặc cả chủ quyền Biển Đông.
Người đứng đầu Chính phủ Philippines cho biết thêm Philippines sẽ tiếp tục khẳng định các đảo, bãi tranh chấp với Trung Quốc là của Philippines và quyết định của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ngày 12/7/2016 “được Philippines chấp nhận mãi mãi”.
Đây là điều rất đáng chú ý bởi khi gặp gỡ cư dân thành phố Lamitan, tỉnh Basilan sáu ngày trước, ông Duterte chia sẻ: “Tôi có cảm giác mọi chuyện sẽ ổn nếu chúng ta không đào sâu vụ bãi cạn Scarborough (Panatag/Hoàng Nham) bởi chúng ta không thể chiến thắng”.
Ông Duterte thậm chí còn nói “Ngay cả khi tức giận, chúng ta cũng chỉ có thể lên tiếng mà không thể đánh bại Trung Quốc. Chúng ta sẽ yêu cầu họ cho phép ngư dân Philippines quay trở lại ngư trường truyền thống ở Scarborough”.
Theo tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản, sự thay đổi của ông Duterte có thể liên quan tới dư luận trong nước. Mới đây, Thẩm phán cấp cao Tòa án Tối cao Philippines, ông Antonio Carpio, cảnh báo Tổng thống có thể bị luận tội nếu đánh mất chủ quyền bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc.
Tờ Filipino Times cho biết khi nói chuyện với sinh viên và luật sư ngày 16/10, ông Carpio tuyên bố: “Nếu ông Duterte nhường chủ quyền, đó sẽ là sự vi phạm Hiến pháp, một căn cứ để luận tội. Một khi ông Duterte đã nhượng bộ, chúng ta không bao giờ có thể lấy lại được chủ quyền bởi Trung Quốc sẽ không đời nào trả lại”.
Sau đó, chính ông Duterte cũng thừa nhận những lời của Thẩm phán Carpio là hoàn toàn đúng đắn và hợp pháp. Tiếp đó, những tuyên bố cứng rắn hiếm có về vấn đề chủ quyền Biển Đông của ông Duterte đã xuất hiện.
Theo tờ Đa chiều, những phát biểu mới nhất của ông Duterte có thể cho thấy trong vấn đề Biển Đông, Philippines đang dần tỏ rõ thái độ không thuận theo mong muốn của Trung Quốc.
Đặc biệt, theo chuyên gia Richard Javad Heydarian ở Đại học De La Salle, hiện nay, ông Duterte đang “tán tỉnh” Trung Quốc, nhưng trong khoảng một năm, khi Trung Quốc không thỏa mãn mong muốn của ông Duterte thì ông Duterte sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc quay trở lại với Mỹ.
Thực tế, theo tờ Philippines Inquirer ngày 17/10, cho thấy phán quyết của Tòa Trọng tài hôm 12/7, là một đòn giáng vào tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Bắc Kinh đã tuyên bố không thừa nhận phán quyết này.
Trong khi đó, giới chức Philippines đã biết rằng bất cứ một thỏa thuận hay dự án thăm dò chung nào ở vùng tranh chấp trên Biển Đông, Trung Quốc đều yêu cầu nước liên quan thừa nhận cái gọi là “chủ quyền” của mình trước khi đồng ý.

Lý do ông Duterte dồn dập “nã pháo” vào quan hệ Mỹ-Phi

Ngày 13/9, ông Duterte cho biết Manila sẽ không tham gia tuần tra chung với Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác tại các vùng biển trên Biển Đông.

Sau khi cho rằng các lực lượng đặc biệt của Mỹ nên rời khỏi miền Nam Philippines, ông Duterte khẳng định chính mình đã chủ động hủy cuộc gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Lào hồi tuần trước và không chỉ có vậy.
Ly do ong Duterte don dap “na phao” vao quan he My-Phi
Ông Rodrigo Duterte.

Toàn cảnh 100 ngày đầu của Tổng thống Philippines Duterte

(Kiến Thức) - Đa số người dân Philippines vẫn tín nhiệm ông Rodrigo Duterte sau 100 ngày đầu ông làm tổng thống.

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte
Ông Rodrigo Duterte tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Philippines tại Dinh Malacanang ngày 30/6/2016. 
Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-2
Phó Tổng thống Leni Robredo trò chuyện với Tổng thống Duterte trong một buổi diễu hành quân sự tại căn cứ quân sự Camp Aguinaldo, thành phố Quezon, khi hai người gặp nhau lần đầu tiên sau khi nhậm chức. 
Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-3
 Tổng thống Philippines (trung tâm) có cuộc gặp chính thức với các nhà lãnh đạo cánh tả tại Dinh Malacanang ngay sau khi ông tuyên thệ nhậm chức. Một số lãnh đạo cánh tả được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng trong nội các.
Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-4
Tổng thống Duterte phát biểu trong một buổi họp báo ở Dinh Malacanang nêu tên những trùm ma túy hoạt động ở Philippines. 
Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-5
 Ông Duterte chủ trì một cuộc họp với 4 vị cựu Tổng thống Philippines tại Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về “vụ kiện Biển Đông” của nước này với Trung Quốc.
Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-6
 Chưa đầy một tháng sau khi ông Duterte lên nắm quyền, số người chết liên quan đến cuộc chiến chống ma túy bắt đầu gia tăng. Trung bình, khoảng 13 người thiệt mạng mỗi ngày trong chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Philippines Duterte kể từ khi ông đắc cử.
Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-7
 Hơn 10.000 người sử dụng ma túy tập trung tại một sân vận động ở San Fernando, Pampanga, để ra đầu thú trước chính quyền Philippines.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.