Lý do ông Duterte dồn dập “nã pháo” vào quan hệ Mỹ-Phi

Ngày 13/9, ông Duterte cho biết Manila sẽ không tham gia tuần tra chung với Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác tại các vùng biển trên Biển Đông.

Lý do ông Duterte dồn dập “nã pháo” vào quan hệ Mỹ-Phi
Sau khi cho rằng các lực lượng đặc biệt của Mỹ nên rời khỏi miền Nam Philippines, ông Duterte khẳng định chính mình đã chủ động hủy cuộc gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Lào hồi tuần trước và không chỉ có vậy.
Ly do ong Duterte don dap “na phao” vao quan he My-Phi
Ông Rodrigo Duterte.
Ngày 13/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết Manila sẽ không tham gia tuần tra chung với Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác tại các vùng biển trên Biển Đông, nhằm tránh rắc rối với nước thứ ba. Trước đó, ngày 12/9, Tổng thống Rodrigo Duterte cho rằng các lực lượng đặc biệt của Mỹ nên rời khỏi miền Nam Philippines để tránh làm gia tăng nguy cơ an ninh tại đây bởi vì các phiến quân thuộc tổ chức khủng bố Abu Sayyaf rất hận Mỹ, chúng sẵn sàng bắt cóc và giết bất cứ người Mỹ nào mà chúng nhìn thấy.
Cũng trong ngày 12/9, Tổng thống Philippines khẳng định ông đã chủ động hủy cuộc gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Lào chứ không phải ngược lại. Trước đó, vào ngày 5/9, ông Duterte đe dọa sẽ “chửi thẳng mặt” ông Obama tại cuộc họp chung bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN dự kiến diễn ra tại Lào vào chiều hôm sau. Thông tin khi đó cho hay nhằm phản đối những câu phát ngôn mang tính xúc phạm trên, Nhà Trắng đã hủy cuộc họp song phương giữa Manila và Washington, thay vào đó là sắp xếp cho ông Obama gặp gỡ nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, còn ông Duterte cũng cảm thấy hối tiếc về những lời nói “vô tình trở thành một vụ công kích cá nhân” đối với nhà lãnh đạo Mỹ.
Tuy nhiên, sau ngày 6/9, những phát biểu được giới truyền thông cho là phản ánh quan điểm chống Mỹ của ông Duterte tiếp tục xuất hiện. Ngày 10/9, khi tới Davao, chính ông Duterte cũng khẳng định với báo giới rằng mình không phải là “fan của Mỹ”, “chỉ cần cùng với Mỹ, Philippines sẽ không an toàn”, như tờ Philippines Star đưa tin. Nếu để ý, người ta sẽ thấy đằng sau những lần phát biểu như vậy, ông Duterte thường nhắc tới hai vấn đề.
Thứ nhất là câu chuyện chủ quyền quốc gia. Ví dụ: Khi chỉ trích Mỹ can thiệp vào cuộc chiến đẫm máu chống ma túy, ông Duterte tuyên bố không cho phép bất cứ nước nào khác sai khiến Philippines trong thời gian mình cầm quyền; khi tuyên bố sẽ “chửi thẳng mặt” Tổng thống Mỹ Obama tại Hội nghị Cấp cao ASEAN, ông Duterte khẳng định mình không phải “con rối của Mỹ” và ông chủ Nhà Trắng không nên can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Philippines; khi nói về lý do hủy gặp song phương với Tổng thống Mỹ, ông Duterte nhấn mạnh: “Anh không thể lên lớp Tổng thống một nước có chủ quyền dù anh có là Obama đi chăng nữa”.
Thứ hai là khẳng định chính sách đối ngoại tự chủ. Phát biểu tại Davao vào ngày 10/9, ông Duterte nói: "Trong mối quan hệ của chúng tôi với thế giới, Philippines sẽ theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập. Tôi khẳng định chúng tôi sẽ tuân thủ những nguyên tắc truyền thống bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp và cam kết giải quyết hòa bình những tranh chấp để phục vụ tốt nhất cho người dân cũng như bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi". Hôm 13/9, nghĩa là một ngày sau khi muốn lực lượng Mỹ rút khỏi miền Nam Philippines, ông Duterte cũng tuyên bố “sẽ theo đuổi một vị thế độc lập và chính sách ngoại giao độc lập”.
>>> Xem thêm video về phát biểu của ông Rodrigo Duterte (Nguồn video Inquirer):

Thủ tướng yêu cầu xử lý khu công nghiệp gây ô nhiễm biển

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cơ quan chức năng lập kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường biển.

Thủ tướng yêu cầu xử lý khu công nghiệp gây ô nhiễm biển
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cơ quan chức năng lập kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường biển, tăng cường thanh tra các cơ sở dọc bờ biển. Thủ tướng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Sau vụ Formosa xả thải: Biển Bắc Trung bộ an toàn đến đâu?

Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ sau sự cố cá chết do Formosa xả thải cho thấy, nước tầng mặt ở các bãi tắm đều nằm trong giới hạn cho phép về chất lượng.

Sau vụ Formosa xả thải: Biển Bắc Trung bộ an toàn đến đâu?
Tuy nhiên, sự cố cá chết do Formosa xả thải vừa qua diễn ra ở tầng đáy nên môi trường biển miền trung có thực sự an toàn phải dựa vào các kết quả phân tích cá, nước, trầm tích tầng đáy đang được các nhà khoa học tiến hành.
Nước biển các bãi tắm an toàn

Hà Nội: Cuộc sống người dân cạnh những sông, hồ “chết“

Sự kiện cá Hồ Tây chết hàng loạt vừa qua chỉ là hồi chuông báo động về tình trạng ô nhiễm của hệ thống sông hồ ở Hà Nội.

Hà Nội: Cuộc sống người dân cạnh những sông, hồ “chết“
Nhiều hồ “chết”

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.