Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chức tước như phù vân”

“Khi về trường, em xin phép các thầy cô vẫn gọi em là Nguyễn Phú Trọng, cựu học sinh của nhà trường", thầy Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), xúc động kể lại.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: “Chuc tuoc nhu phu van”

Thầy Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), xúc động kể lại, khi về thăm trường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy, cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn... Chức tước như phù vân”.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: “Chuc tuoc nhu phu van”-Hinh-2

Trò chuyện với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, thầy giáo Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, cho hay, những lần kỷ niệm thành lập trường, nếu không bận, Tổng Bí thư hầu như đều về dự. Thăm trường, ông luôn giữ tâm thế của học trò cũ, chứ không phải vị trí lãnh đạo cấp cao.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: “Chuc tuoc nhu phu van”-Hinh-3Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm thầy, cô giáo và trường cũ; đánh trống khai giảng tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều năm 2020. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
“Về dự họp lớp với thầy cô và bạn bè, Tổng Bí thư nói: 'Xin cho em bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn... Chức tước như phù vân'. Sự khiêm nhường, giản dị nhưng lại hé lộ tầm vóc của một trí tuệ, nhân cách lớn”, thầy Lê Trung Kiên xúc động nói.
Năm 2020, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. Với vai trò là hiệu trưởng, thầy Lê Trung Kiên xin được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để trực tiếp chuyển thư mời.
Tại cuộc gặp ở Văn phòng Tổng Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hỏi thăm nhiều về thầy, cô giáo cũ, các bạn học và hỏi nhà trường có mời họ đến dự không. Khi biết trường đã mời các thế hệ giáo viên, học sinh tới dự, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất vui. Điều đó cho thấy, sự ấm áp, nghĩa tình của cựu học sinh Nguyễn Phú Trọng.
Dù đang ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn kính trọng xưng “em” gọi "thầy, cô".
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: “Chuc tuoc nhu phu van”-Hinh-4
“Tổng Bí thư đã nói với các thầy cô của trường rằng: 'Em báo cáo các thầy, các cô, bây giờ em là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, nhưng khi về trường, em xin phép các thầy, các cô vẫn gọi em là Nguyễn Phú Trọng, cựu học sinh của nhà trường. Điều đó khiến tôi thực sự xúc động”, thầy Lê Trung Kiên chia sẻ.
Thầy Kiên cho hay, khi nhận tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều buồn bã, tiếc thương. Trường đã treo cờ rủ để tưởng nhớ một nhà lãnh đạo tài ba, một trí tuệ lớn, nhân cách lớn. Đặc biệt, với các thầy cô, điều đáng quý, đáng trọng ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn ở một tấm gương về sự tôn sư trọng đạo, giản dị, nghĩa tình.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: “Chuc tuoc nhu phu van”-Hinh-5
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944, ở làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Sinh ra và lớn lên ở Lại Đà, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có 6 năm học ở Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên (từ năm 1957 đến 1963).
Chia sẻ về điều này, thầy giáo Đặng Đình Đại, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều khóa 1964 - 1967 (sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 4 khóa), nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, cho hay, thời điểm năm 1957, quê Lại Đà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không có trường trung học.
Trung học Nguyễn Gia Thiều (thị trấn Gia Lâm lúc đó) là trường gần nhất đón nhận học sinh từ lớp 5 đến lớp 7. Ngoài học sinh ở Gia Lâm, nhiều học sinh từ Đông Anh, Bắc Ninh, Hưng Yên cũng theo học tại đây.
Đến năm 1958, Trường Nguyễn Gia Thiều thành trường Phổ thông cấp 2, 3 vì có thêm lớp 8 và 9 (thêm học sinh được chuyển từ khu Hoàn Kiếm và Ba Đình sang). Đến tháng 9/1960, trường chính thức trở thành Trường Phổ thông cấp 3 Nguyễn Gia Thiều. Các lớp cấp 2 chuyển thành Trường Phổ thông cấp 2 Gia Lâm.
Như vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã học 3 năm cấp 2 (1957 - 1960) và 3 năm cấp 3 (lớp 8B, 9B, 10B từ năm 1960 đến 1963) tại Trường Nguyễn Gia Thiều. Theo các bạn đồng khóa của Tổng Bí thư kể lại, đó là những ngày tháng vượt mọi khó khăn, thiếu thốn để quyết tâm học tốt.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: “Chuc tuoc nhu phu van”-Hinh-6Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bạn thời đi học cùng lời đề tặng sách "Người học trò nhỏ của thầy". Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Từ nhà Tổng Bí thư đến trường rất xa, chỉ có thể đi bộ từ thôn Lại Đà đến bến đò Đông Trù sang Bắc Cầu, Ngọc Thụy, Gia Lâm, rồi lại đi bộ theo đê sông Hồng vào thị trấn Gia Lâm tới trường Nguyễn Gia Thiều. Đường xa nên Tổng Bí thư và các bạn đã trọ tại nhà dân quanh khu vực trường để có thêm thời gian học.
Những năm đó, đời sống nhân dân rất khó khăn, thiếu thốn, nhất là vùng nông thôn, vì thế cuộc sống của học sinh trọ học càng vất vả. Trong hoàn cảnh như vậy, Tổng Bí thư vẫn vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập và được tập thể tín nhiệm bầu làm Lớp trưởng, Bí thư Chi đoàn.
“Thầy giáo Lê Đức Giảng, Chủ nhiệm lớp 9B, khi trò chuyện với tôi đã nói: Anh Trọng khi đi học đã là học sinh gương mẫu trong học tập, cũng như công tác lớp, chi đoàn, được bạn bè yêu mến. Anh Trọng là người học trò để lại cho tôi những ấn tượng rất đẹp về lứa học sinh đầu tiên của trường cấp 3 Nguyễn Gia Thiều", thầy giáo Đặng Đình Đại chia sẻ.
Trong ký ức thầy chủ nhiệm Lê Đức Giảng, lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng ngày đó không chỉ hiền lành, học giỏi, mà còn có khiếu nói năng lưu loát, thuyết phục, đặc biệt là đức tính khiêm tốn, được bạn bè trong lớp thương yêu, quý trọng
Sau này, dù làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, mỗi khi vào Bình Định công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều tranh thủ ghé thăm thầy giáo cũ. Có lần, Tổng Bí thư tặng thầy giáo một tập sách, bên dưới lời đề tặng là dòng chữ: “Người học trò nhỏ của thầy”.

Làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, nhưng với các thầy, cô giáo cũ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn tự nhận mình chỉ là “Người học trò nhỏ”, một sự khiêm nhường của nhân cách lớn, xuyên suốt trong mọi hành xử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: “Chuc tuoc nhu phu van”-Hinh-7

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Quốc hội trong tiến trình đổi mới

Chiều 16/7/2024 đã diễn ra Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chiều 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ra mat cuon sach cua Tong Bi thu Nguyen Phu Trong ve Quoc hoi trong tien trinh doi moi
Ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Tránh “trượt oan” khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, đưa ra những lưu ý đối với thí sinh khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024 để tránh “trượt oan”.

Ngày 17/7, Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ sáng nay (18/7), thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2024 trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
PGS.TS Nguyen Thu Thuy: Tranh “truot oan” khi dang ky nguyen vong xet tuyen
 PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT.

Dự báo điểm chuẩn đại học tăng mạnh, ngành “hot” cạnh tranh lớn

Nhiều chuyên gia nhận định, điểm chuẩn đại học năm 2024 sẽ tăng ở tất cả các tổ hợp. Những ngành “hot” mức cạnh tranh có thể sẽ lớn hơn.

Ngày 17/7, Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ sáng nay (18/7), thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2024 trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Điểm chuẩn đại học tăng, giảm ở mức như thế nào, để đặt nguyện vọng cho đúng là vấn đề được nhiều thí sinh quan tâm.
Điểm thi tốt nghiệp cao hơn năm ngoái, Hóa "được mùa" điểm 10

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các chính khách quốc tế

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tham gia hội đàm, gặp gỡ, trò chuyện với nguyên thủ quốc gia và chính khách một số nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc... trong hơn một thập kỷ qua.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong voi cac chinh khach quoc te
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngày 12/11/2013. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong voi cac chinh khach quoc te-Hinh-2
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm chính thức Nga năm 2014. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tư tưởng trọng trí thức, nhân tài

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trí thức vừa là một bộ phận của nguồn nhân lực, vừa là nguồn lực khoa học kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam. Ông là nhà tư tưởng, nhà văn hóa, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trong đó có tư tưởng trọng dụng trí thức, nhân tài.
Tư tưởng đó thể hiện rõ trong bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963 - 18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983 - 26/3/2023).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Đề cập tới việc phổ cập tiếng Anh trong giáo dục, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu quan điểm: "Nếu thầy không có tiếng Anh, làm sao học sinh có tiếng Anh được? Thầy dạy toán cũng phải có tiếng Anh chứ không phải chỉ giáo viên ngoại ngữ...