Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Chiều 11/3, Văn phòng Trung ương Đảng giới thiệu 5 đồng chí là Nguyễn Phú Trọng, Võ Văn Thưởng, Bùi Thị Minh Hoài, Lê Minh Hưng, Nguyễn Đắc Vinh ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Văn phòng Trung ương Đảng giới thiệu 5 đồng chí ứng cử đại biểu Quốc hội

Chủ trì hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Hải Ninh nêu rõ, để chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vào ngày 23/5, Hội đồng Bầu cử Quốc gia và các cơ quan liên quan đang tiến hành các bước chuẩn bị nhân sự ĐBQH khóa XV.

Văn phòng Trung ương Đảng đã ban hành Kế hoạch 06 ngày 10/3 về triển khai giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XV.

Tong Bi thu, Chu tich nuoc Nguyen Phu Trong ung cu dai bieu Quoc hoi khoa XV
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu đến dự hội nghị. 

Thực hiện Nghị quyết số 1186 ngày 11/1/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung; Nghị quyết liên tịch số 09 ngày 15/1/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác đối với người dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV.

Hội nghị đã nghe giới thiệu danh sách nhân sự ứng cử ĐBQH khóa XV gồm 5 đại biểu: Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng; Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Sau khi nghe đọc tiêu chuẩn của ĐBQH và những trường hợp không được ứng cử ĐBQH; tiểu sử tóm tắt của từng nhân sự được giới thiệu ứng cử ĐBQH, cử tri dự Hội nghị đã phát biểu ý kiến nhận xét cụ thể đối với từng người giới thiệu ứng cử. Các ý kiến thống nhất đánh giá cao năng lực, trí tuệ, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức của các đồng chí được giới thiệu ứng cử ĐBQH; thống nhất cho rằng các đồng chí đều đủ điều kiện, tiêu chuẩn ĐBQH theo quy định của pháp luật và hoàn toàn xứng đáng là ĐBQH khóa XV.

Thay mặt các đại biểu được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV phát biểu, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nêu rõ, các đồng chí được giới thiệu ứng cử đều ý thức rất rõ việc ra ứng cử ĐBQH là nhiệm vụ của Đảng phân công.

Đây là việc rất vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm rất cao vì người dân luôn kỳ vọng vào các ĐBQH và kỳ vọng cao hơn, chờ đợi nhiều hơn vào các ĐBQH là lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ông Võ Văn Thưởng khẳng định các đồng chí được giới thiệu ứng cử ý thức rất rõ về vai trò, trách nhiệm của người đại biểu nhân dân để nỗ lực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tại hội nghị, 100% cử tri tán thành giới thiệu 5 đại biểu có tên nêu trên ứng cử ĐBQH khóa XV.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV
Cũng trong chiều nay 11/3, 100% cử tri Văn phòng Chính phủ có mặt tại Hội nghị đã tín nhiệm giới thiệu 2 ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là: đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Các cử tri Văn phòng Chính phủ phát biểu ý kiến, nhận xét, đánh giá đối với từng ứng cử viên. Theo đó, hai ứng cử viên đều đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và 100% cử tri Văn phòng Chính phủ có mặt tại Hội nghị tín nhiệm và biểu quyết giới thiệu 2 ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Tong Bi thu, Chu tich nuoc Nguyen Phu Trong ung cu dai bieu Quoc hoi khoa XV-Hinh-2
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Thay mặt các ứng viên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn các cử tri Văn phòng Chính phủ đã tín nhiệm giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Đồng thời khẳng định, luôn gắn bó với nhân dân, trung thành với sự nghiệp của Đảng và nhân dân; bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; bảo vệ quyền lợi vật chất, tinh thần, quyền tài sản, quyền công dân mà Hiến pháp quy định; bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thúc đẩy cải cách, góp phần đưa đất nước phát triển, thực hiện phương châm dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, nhất là có những chính sách ưu tiên trong phát triển cho những nơi còn khó khăn, thiên tai, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc.
Cũng trong hôm nay, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam mở rộng, 100% đại biểu tham dự đã biểu quyết đồng ý giới thiệu 4 người của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam bảo đảm tiêu chuẩn và điều kiện ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó có đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ứng cử ĐBQH phải kê khai tài sản: Bài học từ vụ hộ chiếu Síp

Bãi nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc vì có quốc tịch thứ hai ở Síp nhưng không khai báo theo quy định, thể hiện việc không gương mẫu và không chấp hành đúng quy định của Đảng, được xem như một bài học.

Ứng cử ĐBQH phải kê khai tài sản: Bài học từ vụ hộ chiếu Síp
Quốc hội đã "giảm” 13 đại biểu
Trong chỉ thị về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ hướng dẫn kê khai tài sản đối với người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân trước, trong và sau bầu cử.

Quy trình bầu cử 500 đại biểu Quốc hội khóa mới

Quy trình bầu cử 500 đại biểu Quốc hội khóa XV được thực hiện qua 3 vòng hiệp thương. Sau đó, ngày 23/5, người dân cả nước sẽ trực tiếp đi bầu.

Quy trình bầu cử 500 đại biểu Quốc hội khóa mới
 

Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội XV cần những điều kiện gì?

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vào ngày 23/5/2021 tới đây. Không ít người quan tâm, muốn tự ứng cử Đại biểu Quốc hội cần những điều kiện, tiêu chuẩn gì? Quy trình ra sao?

Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội XV cần những điều kiện gì?
Theo Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/1/2021, dự kiến tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 500 đại biểu. Cũng theo Nghị quyết, số đại biểu là người ngoài Đảng từ 25 -50 đại biểu, tương đương từ 5 - 10%. Nếu tính trên tổng số 500 đại biểu được bầu có khoảng từ 25 đến 50 đại biểu; nếu đủ tối đa 10% là 50 đại biểu tự ứng cử.tham gia Quốc hội.
Tu ung cu Dai bieu Quoc hoi XV can nhung dieu kien gi?
Ảnh minh họa. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.