Tôn vinh đội ngũ trí thức là giải pháp thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ
Thông qua Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi VUSTA đã tạo ra một phong trào sáng tạo trong các viện nghiên cứu, trường Đại học, các doanh nghiệp, trong nhân dân và các cháu thiếu niên và nhi đồng trong cả nước.
PV
Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu tham luận “Tôn vinh đội ngũ trí thức là giải pháp thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ góp phần xây dựng dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc” của TS. LS. Lê Xuân Thảo - Ủy viên Đoàn chủ tịch VUSTA, Phó Chủ tịch Thường trực Qũy VIFOTEC tại Hội nghị Đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức vào ngày 15/9.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý của dân tộc, chúng ta phải ra sức làm cho nó dồi dào và lan rộng mãi”. Khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với bất cứ quốc gia nào và bất cứ thời điểm lịch sử nào cũng rất cần thiết. Vì thế, Đảng ta từ Nghị quyết TƯ 2, khóa 8 đã khẳng định quan điểm: phát triển đất nước phải bằng và dựa vào KH&CN; KH&CN cùng với GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Cái cốt lõi làm nên KH&CN của mỗi tổ chức, mỗi quốc gia chính là đội ngũ trí thức KH&CN của tổ chức đó, quốc gia đó.
TS. LS. Lê Xuân Thảo.
Đội ngũ trí thức KH&CN nước ta đã có nhiều đóng góp to lớn vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc được Đảng, Nhân dân ghi nhận và đánh giá cao, trong đó có đóng góp quan trọng của trí thức KHCN thuộc VUSTA - một tổ chức chính trị - xã hội với vai trò tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức KH&CN rộng lớn nhất Việt Nam.
Được thành lập ngày 05/6/1983, đến nay, VUSTA có 153 Hội thành viên với mạng lưới tới 63 Liên hiệp Hội địa phương và 90 tổng hội, ngành; 596 tổ chức KH&CN trực thuộc, tập hợp được 3,7 triệu Hội viên, trong đó có 2,2 triệu trí thức chiếm 32,5% trí thức cả nước.
Nhiều đồng chí Chủ tịch qua các thời kỳ là những nhà khoa học nổi tiếng, rất tâm huyết, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước như cố GS.VS Trần Đại Nghĩa, GS. Hà Học Trạc, GS.VS Vũ Tuyên Hoàng, GS. TSKH Đặng Vũ Minh và nay là TSKH Phan Xuân Dũng. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, ngày 17/11/1992,
VUSTA đã ra quyết định số 1215/TC-LHH thành lập Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) trên cơ sở Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT ngày 28/8/1992 của 6 Bộ/ ngành: Ủy ban khoa học Nhà Nước (nay là Bộ KH&CN), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng liên Đoàn lao Động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, VUSTA. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự, nguyên phó Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng Trần Đức Lương làm Chủ tịch quỹ VIFOTEC đầu tiên, hiện nay TSKH. Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA làm Chủ tịch Quỹ. Quỹ VIFOTEC luôn được các Đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và VUSTA rất quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, dưới sự chỉ đạo của VUSTA, Quỹ VIFOTEC và các Liên hiệp hội địa phương, các Bộ, ngành đã tổ chức thành công 27 lần Giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam, 17 lần Hội thi sáng tạo kỹ thuật Toàn quốc, 17 lần Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. Từ khi Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định 165/2006/QĐ- TTg ngày 14/7/2006 đồng ý để tổ chức toàn quốc về Hội thi sáng tạo kỹ thuật, Giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam và Cuộc thi toàn quốc.
Với thông tư số 52/2007/TT-BTC ngày 21/5/2007, số 27/2018/BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài Chính về việc quy định chế độ tài chính cho hoạt động tổ chức Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi đã cơ bản giải quyết được vấn đề về ngân sách cho các địa phương và TW trong việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo và tôn vinh trí thức.
Thông qua Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi VUSTA đã tạo ra một phong trào sáng tạo trong các viện nghiên cứu, trường Đại học, các doanh nghiệp, trong nhân dân và các cháu thiếu niên và nhi đồng trong cả nước. Các nhà khoa học, các nhà sáng tạo đã ứng dụng thành công và hiệu quả hàng nghìn sáng kiến, sáng chế vào sản xuất và đời sống, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được Giải thưởng trong nước và quốc tế. Nhiều bộ, ngành như Bộ quốc phòng, Bộ công thương, Bộ giáo dục và đào tạo và 63 tỉnh, thành đã thành lập cơ quan tổ chức Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi tại địa phương. Ban tổ chức đã nhận được hàng chục nghìn công trình KHCN và sáng tạo kỹ thuật và trao thưởng cho hàng trăm đề tài xuất sắc có tính ứng dụng cao.
Cứ mỗi lần trao giải chính là mỗi lần tôn vinh cá nhân và tổ chức tạo ra các sản phẩm của giải. Được tôn vinh thì các tổ chức và cá nhân lại càng phấn khởi vì được động viên, tạo nên sự hứng khởi để phấn đấu cho giai đoạn tiếp theo.
Về hợp tác quốc tế trong việc đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo KHCN, hàng năm, VUSTA đã tổ chức các đoàn các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trẻ tham gia các hội thảo, triển lãm quốc tế về sáng tạo ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Đài Loan...Qua gặp gỡ làm việc, các đoàn đánh giá cao hoạt động của VUSTA và cho rằng đây là một mô hình mới hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam. Lãnh đạo VUSTA đã tham gia nhiều hội thảo của các nước để thảo luận các biện pháp hợp tác có hiệu quả giữa các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nhằm thúc đẩy các hoạt động KH&CN.
Với sự hợp tác chặt chẽ của Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KH&CN, từ năm 2001 Tổ Chức Sở hữu trí tuệ Thế Giới (WIPO) của Liên Hiệp Quốc đã quan tâm và đánh giá cao hoạt động của VUSTA, hàng năm WIPO trao Huy chương vàng và Giấy chứng nhận cho các tài năng của Việt Nam thông qua các Giải thưởng, Hội thi và Cuộc thi.
>>> Mời quý độc giả theo dõi video tham luận của TS. LS. Lê Xuân Thảo - Ủy viên Đoàn chủ tịch VUSTA, Phó Chủ tịch Thường trực Qũy VIFOTEC:
[e-Magazine] Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Kế tục sự nghiệp vẻ vang, tập hợp đội ngũ trí thức… xây dựng Đất nước!”
“Nhận nhiệm vụ Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, điều tôi quan tâm nhất là làm sao kế tục sự nghiệp vẻ vang của các Đàn Anh đi trước, tập hợp đội ngũ trí thức để phục vụ tốt nhất sự nghiệp xây dựng Đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, TSKH Phan Xuân Dũng nói.
Hòa chung không khí phấn khởi mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ VIII (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam – VUSTA) và chào Xuân Tân Sửu 2021, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA đã có cuộc trao đổi cởi mở, chân tình với Báo Tri thức và Cuộc sống.
[e-Magazine] TS Phạm Văn Tân: Kỳ vọng VUSTA trở thành “sân” tri thức tầm vóc
“VUSTA sẽ đào tạo phát triển đội ngũ tri thức với phương châm tập hợp, đoàn kết và phát huy; là môi trường, "sân" tri thức, có nhiều hoạt động mang tầm vóc, nhiều tham vấn, tham mưu và tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước” - Nguyên Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Văn Tân nói.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống trong năm mới Tân Sửu 2021, TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam - VUSTA) có những chia sẻ chân tình về Lãnh đạo VUSTA khóa VIII (nhiệm kỳ 2020-2025), cũng như chặng đường 38 năm Liên hiệp Hội phấn đấu vì mục tiêu trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.
“Kế thừa, phát huy, nâng cao vị thế VUSTA trong đội ngũ trí thức Việt Nam”
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Dần giải quyết công việc một cách lý trí. Trong khi đó, tình duyên của người tuổi Dậu phát triển tốt đẹp.
(Vietnamdaily) - Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai sẽ phải trả lại khu đất rộng 283,2m2 tại phường An Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Đồng thời nhanh chóng tháo dỡ, di dời tài sản trên đất để bàn giao về Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tiếp nhận, quản lí và xây dựng phương án khai thác theo quy định.
Đến những con phố Hà Nội này lần đầu tiên, bạn đừng dại mà tự tìm đường, hãy nhờ người dân chỉ giúp. Bởi chúng như mê cung dễ dàng "đánh gục" bạn về độ lòng vòng.
Trong tháng 1/2025, 4 con giáp này cực kỳ may mắn, họ được dự báo sẽ thu hoạch đầy bồ, tiền bạc rủng rỉnh, chuẩn bị đón Tết thảnh thơi, không sợ thiếu tiền.
Thái Lan là một quốc gia Đông Nam Á nổi tiếng với nền văn hóa độc đáo, phong cảnh tuyệt đẹp và ẩm thực hấp dẫn. Sau đây là những điều lý thú về đất nước này.
Diễn ra từ năm 1914 - 1918, Thế chiến 1 là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử với hàng chục triệu người thương vong. Dưới đây là một số bức ảnh lịch sử về cuộc chiến.
Các nhiếp ảnh gia chụp nhiều bức ảnh lịch sử về thủ đô Moscow của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới 2. Người dân Liên Xô đã thực hiện cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại khi phát xít Đức bất ngờ tấn công xâm lược năm 1941.
Nghị quyết 57 lần đầu tiên xác định rõ các nội dung trọng tâm cốt lõi, đó là thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Để ngăn chặn nguy cơ tham nhũng và lạm dụng quyền lực phía sau việc biếu, tặng quà cho quan chức vào các dịp lễ, Tết, nhiều quốc gia trong khu vực đã áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động này.
Mới đây, chuyên trang về ẩm thực TasteAtlas đã công bố một bản danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024. Điều đặc biệt là Việt Nam có một đại diện duy nhất lọt vào bảng xếp hạng này.
Bảo tàng ảnh Hà Lan ở Rotterdam đã công bố một bộ sưu tập ảnh cũ ghi lại hình ảnh Trung Quốc hơn 90 năm về trước chụp bởi nữ nhà báo Ellen Thorbecke (tên khai sinh là Ellen Kolban, 1902-1973)
Syria là một quốc gia nằm ở Trung Đông với bề dày lịch sử và văn hóa kéo dài hàng ngàn năm. Đây là nơi giao thoa của nhiều nền văn minh lớn, với di sản để lại là nhiều di tích lịch sử hấp dẫn.
Trong Chiến tranh thế giới 2, hậu phương Liên Xô đã tham gia sản xuất vũ khí, đạn dược cũng như lương thực, thực phẩm... Những đóng góp của họ tiếp thêm sức mạnh cho Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít Đức.
Việc Chính phủ ban hành quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã kịp thời thể chế các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hội, cũng như giải quyết được những vấn đề về quản lý hội.
Ngày 10/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: "Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức của các tổ chức KH&CN".