Tộc “người cá” tiến hóa, thích nghi với cuộc sống dưới biển

Nghiên cứu mới cho thấy tộc người Bajau tại Đông Nam Á là ví dụ điển hình cho tiến hóa tự nhiên khi họ phát triển lá lách lớn hơn để lặn sâu dưới biển như người cá.

Tộc “người cá” tiến hóa, thích nghi với cuộc sống dưới biển
Theo BBC, ngày 19/4, các nhà khoa học vừa công bố kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của lối sống đối với thể trạng sinh học của người Bajau trên tạp chí học thuật Cell. Họ tìm ra lá lách của người Bajau có diện tích lớn hơn những tộc người khác trong cùng khu vực.
Người Bajau là nhóm người du mục trên biển sinh sống nhờ việc đánh bắt hải sản. Theo ước tính, khoảng 1 triệu người Bajau sống ở Đông Nam Á, tập trung ở phía nam Philippines, Indonesia và Malaysia. Người Bajau nổi tiếng là những thợ lặn cừ khôi với khả năng nín thở đặc biệt.
Toc “nguoi ca” tien hoa, thich nghi voi cuoc song duoi bien
 Người Bajau sinh sống nhờ đánh bắt hải sản dưới biển. Ảnh: Melissa Ilardo.
“Họ lặn nhiều lần trong vòng 8 giờ mỗi ngày, tức là họ dành khoảng 60% thời gian ở dưới nước. Vậy nên có thể họ nín thở được khoảng từ 30 giây tới nhiều phút và lặn tới độ sâu hơn 70m”, TS Ilardo nói.
Đáng ngạc nhiên hơn, trong những lần lặn sâu này, người Bajau chỉ đeo kính hoặc mặt nạ bằng gỗ và thắt lưng trọng lượng.
Thay đổi kích thước lá lách
TS Ilardo giải thích rằng lá lách rõ ràng là “ứng cử viên” phù hợp cho quá trình thích nghi với cuộc sống dưới biển.
Lá lách là cơ quan có kích cỡ bằng nắm tay nằm gần dạ dày, có chức năng loại bỏ tế bào cũ trong máu và hoạt động như một bình thở oxy trong cơ thể người khi lặn sâu. Lá lách lớn hơn tức là có nhiều oxy hơn trong máu khi lặn.
“Con người lặn được nhờ việc nín thở và nhấn cơ thể chìm trong nước”, bà giải thích.
“Tim đập chậm lại, hiện tượng co mạch ngoại vi xuất hiện, khiến mạch máu ở tứ chi trở nên nhỏ hơn để giữ lượng máu chứa oxy cần thiết cho cơ quan nội tạng. Sau đó, lá lách cũng sẽ co lại. Đây là cơ quan chứa các tế bào hồng cầu được oxy hóa, vì vậy, khi co lại, cơ quan này sẽ giúp tăng cường oxy. Nó hoạt động giống như một bình khí lặn”.
Kết quả siêu âm người Bajau ở Indonesia cho thấy thợ lặn và những người khác trong cộng đồng Bajau có kích thước lá lách giống nhau. Điều này chứng tỏ sự phát triển kích cỡ của lá lách không đơn giản chỉ là hệ quả của việc lặn thường xuyên.
Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu so sánh người Bajau với tộc người láng giềng Saluan làm nghề nông, họ tìm ra rằng người Bajau có lá lách lớn hơn 50%.
Biến thể gen
Nhóm nghiên cứu bắt đầu so sánh bộ gen của người Bajau với người Saluan và người Hán Trung Quốc để tìm dấu hiệu của chọn lọc tự nhiên trên cơ sở di truyền.
“Chúng tôi đặt ra câu hỏi: có biến thể gen nào diễn ra thường xuyên hơn đối với người Bajau, trong tương quan với các tộc người khác không?”, đồng tác giả nghiên cứu, GS Rasmus Nielsen, thuộc Đại học California, Berkeley, cho biết.
Kết quả quét gen cho thấy có 25 vùng trong bộ gen của người Bajau khác hẳn với những nhóm còn lại. Trong số đó, một khu vực của gen PDE10A được tìm thấy là có liên quan tới kích thước lá lách lớn hơn của người Bajau, sau khi các nhà khoa học tính đến những yếu tố như độ tuổi, giới tính, và chiều cao.
Ở chuột, PDE10A điều hòa hormone tuyến giáp mà kiểm soát kích thước lá lách. Điều này ủng hộ luận điểm rằng có thể người Bajau đã tiến hóa lá lách để lặn lâu hơn và thường xuyên hơn.
Vào năm 2014, nhóm nghiên cứu khác đã công bố bằng chứng cho sự thích nghi về gen của người Tibet sống ở vùng cao. Trong trường hợp đó, biến thể gen được cho là bắt nguồn từ nhóm người cổ đại Denisovan có liên hệ với người Neanderthal.
Biến thể gen ở người hiện đại được kế thừa qua quá trình giao phối cổ đại và xuất hiện với tần suất cao hơn ở vùng cao nguyên Tibet do có điều kiện thuận lợi.
Nhóm nghiên cứu người Bajau cũng kiểm tra xem liệu điều tương tự có xảy ra trong trường hợp này, nhưng họ không tìm thấy chứng cứ nào cho mối liên hệ như vậy.
Ý nghĩa y học
“Vẫn chưa rõ người Bajau đã sống như vậy bao lâu, hoặc chính xác là từ khi nào hiện tượng thích nghi diễn ra”, TS Ilardo cho biết.
Tuy nhiên, dữ liệu thu được cho thấy người Bajau tách ra từ nhóm người Saluan khoảng 15.000 năm trước. Theo TS Ilardo, họ đã có nhiều thời gian để thích ứng với cuộc sống trên biển.
GS Rasmus Nielsen nhận định “đây là một trường hợp kỳ diệu về cách con người thích nghi với môi trường xung quanh, nhưng hiện tượng này cũng có thể thu hút nhiều mối quan tâm từ giới y học".
Ông nói rằng, so với trường hợp thích nghi với độ cao của người Tibet, người Bajau có thể là trường hợp giúp ích nhiều hơn cho y học.
"Qua việc nghiên cứu người Bajau, chúng ta có thể tìm ra những gen giúp dự báo sự khác nhau trong phản ứng của mỗi người với chứng giảm oxy trong máu".

Bí ẩn rối tung mù về người cá Fiji

Người ta còn cho rằng người cá Fiji là sản phẩm của ngư dân Nhật Bản - những người có nghệ thuật truyền thống tạo ra những sinh vật kỳ lạ.

Bí ẩn rối tung mù về người cá Fiji
Người cá Fiji (cũng được gọi là Feejee) rất nổi tiếng vào thế kỷ XIX. Người cá Fiji nguyên bản được doanh nhân quảng cáo và triển lãm người Mỹ Phineas Taylor (P.T.) Barnum triển lãm năm 1842 tại nhà bảo tàng mang tên ông – Barnums American Museum - tại thành phố New York.

"Người cá" là có thật, xuất hiện tại Mỹ?

Đoạn video ghi lại cảnh hai người đàn ông kéo một sinh vật kỳ lạ, được cho là người cá, tại một bãi biển ở Minnesota, Mỹ khiến dân tình xôn xao.

"Người cá" là có thật, xuất hiện tại Mỹ?
Từ ngàn xưa, các học giả đã có niềm tin vào người cá. Nhưng khi khoa học phát triển, thế giới trở nên văn minh và hiện đại thì sự tồn tại của chủng loài này bị nghi ngờ. Cuối cùng nhiều người cho rằng người cá cá chỉ là nhân vật hư cấu trong truyền thuyết.
Tuy nhiên trong một đoạn video mới được tung lên mạng gần đây đã lại khiến cộng đồng mạng "dậy sóng" với câu hỏi: "Liệu người cá có thật sự tồn tại?".

Cận cảnh con cá kỳ lạ với bộ răng người

Một giáo viên đã bắt được con cá kỳ lạ có “bộ răng người” tại một làng chài ở Indonesia.

Cận cảnh con cá kỳ lạ với bộ răng người

Con cá kỳ lạ với hàm răng "giống người" do một giáo viên trong một ngôi làng chài ở Indonesia bắt được.

Con cá có hàm răng "giống người" này khiến tất cả người dân trong làng vô cùng ngạc nhiên. Nó được người dân gọi với cái tên: “cá hoàng đế”. Vì vậy, mọi người quyết định không giết con cá và để nó vào trong tủ lạnh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới