Tòa không cho Châu Thị Thu Nga khai chạy tiền vào Quốc hội: Chánh án nói gì?

(Kiến Thức) - Chánh án TANDTC cho biết, việc chủ tọa phiên tòa dừng không cho Châu Thị Thu Nga khai tiếp vì vụ án đã được tách ra, theo quy định của luật là được phép…

Tòa không cho Châu Thị Thu Nga khai chạy tiền vào Quốc hội: Chánh án nói gì?
Tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề nghị Chánh án nói rõ về việc trong vụ án Châu Thị Thu Nga, tòa không cho khai về việc bị cáo chạy tiền vào Quốc hội.
Trả lời theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, có dư luận báo chí nêu về việc Hội đồng xét xử không cho khai, có vẻ như giấu diếm hoặc vi phạm tố tụng, thậm chí có báo còn nói là cắt điện 30s.
“Ngay lập tức tôi đã yêu cầu kiểm tra hồ sơ vụ án, kiểm tra kỹ thuật của phòng xét xử. Đồng thời yêu cầu thẩm phán, chủ tọa phiên tòa báo cáo giải trình và chúng tôi cũng đã gặp Luật sư Hướng.
Toa khong cho Chau Thi Thu Nga khai chay tien vao Quoc hoi: Chanh an noi gi?
 Châu Thị Thu Nga tại phiên xét xử.
Qua đó, phòng xét xử khi đó vẫn diễn ra bình thường không có sự cố gì về mặt kỹ thuật loa đài. Trong hồ sơ vụ án có tất cả các tài liệu như hồ sơ của Châu Thị Thu Nga. Quyết định tách án của cơ quan điều tra. Biên bản đối chất của Nga và các đương sự liên quan. Việc chủ tọa phiên tòa dừng không cho khai tiếp vì vụ án đã được tách ra thì theo quy định của luật là được phép”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết.
Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, trên thực tế chúng ta đã tách án rất nhiều, có vụ tách làm 6 vụ, như Ngân hàng Xây dựng, chúng ta tách làm 3 vụ, Ngân hàng Đại Dương đã xử một phần…
“Nếu trong phiên tòa có tình tiết mới xuất hiện mà không có quyết định tách án thì trách nhiệm của hội đồng xét xử phải thẩm vấn làm rõ tình tiết này. Nhưng do vụ án đã được tách ra và có quyết định trong hồ sơ vụ án. Cho nên hội đồng xét xử được phép không cần đề cập đến vụ án này nữa. Như vụ án Oceanbank, lần xét xử sơ thẩm thứ nhất, việc thất thoát 800 tỷ, hội đồng xét xử làm rõ nhưng ở lần xét xử thứ 2, cơ quan điều tra đã có quyết định khởi tố vụ án nên hội đồng xét xử không đề cập nội dung này nữa. Việc không đề cập đến nội dung vụ án đã được tách ra nằm trong quy định của luật và đã là thông lệ bình thường, không có gì khác biệt", Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho hay.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, về lời khai của Châu Thị Thu Nga đã có trong vụ án, không có gì là dấm dúi ở đây cả.
“Châu Thị Thu Nga đã khai việc chi tiền nhằm cho hai mục đích như chi cho Hội đồng bầu cử địa phương để có tên trong danh sách ứng cử viên, chi để giải quyết việc báo chí không đề cập đến chuyện bằng của bà Châu Thị Thu Nga. Ở thời điểm bầu cử, nhiều báo chí viết về việc Nga không đi học có bằng tiến sĩ. Theo lời khai của Nga, Nga biết một doanh nhân buôn bán vàng ở Hà Nội nên chủ động gặp doanh nhân này. Theo yêu cầu của doanh nhân này, Nga đã đưa cho người này nhiều lần có lần 100 ngàn USD, có lần 200 ngàn USD... Việc đưa ở các quán cafe khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau. Khi đưa xong, anh này làm gì thì bà Nga không biết. Việc đưa tiền này chỉ có hai người biết và không có chứng cứ gì để chứng minh việc đưa đó.
Tại biên bản đối chất, anh này nói có quen biết Nga nhưng không nhận tiền và không quen biết ai và không làm việc đó. Với tình tiết như vậy thì cơ quan điều tra tách án là cần thiết và tòa cũng không thể làm rõ hành vi này tại tòa. Nếu như bằng các giải pháp nghiệp vụ khác nhau, cơ quan điều tra làm rõ được tình tiết này, chúng ta sẽ có phiên tòa công khai khác, không có gì là mờ ám", Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết.

Đề xuất đưa Luật an ninh mạng vào cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4

(Kiến Thức) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị đưa dự án Luật An ninh mạng trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.

Đề xuất đưa Luật an ninh mạng vào cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4
Chiều 31/5, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.
Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 nêu rõ, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 sau khi điều chỉnh sẽ là: Tại kỳ họp thứ 3, trình Quốc hội thông qua 13 luật, 3 nghị quyết; cho ý kiến về 5 dự án luật. Tại kỳ họp thứ 4, trình Quốc hội thông qua 6 luật; cho ý kiến về 11 dự án luật (trong đó có 2 dự án nếu bảo đảm điều kiện thì có thể thông qua ngay tại 1 kỳ họp).

Kỳ họp thứ 4, QH khóa XIV: Giữ nguyên 3 ngày chất vấn

(Kiến Thức) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị giữ nguyên thời gian chất vấn và trả lời chất vấn là 3 ngày làm việc trong kỳ họp thứ 4.

Kỳ họp thứ 4, QH khóa XIV: Giữ nguyên 3 ngày chất vấn
Trong thông cáo báo chí phát đi chiều 11/7, Văn phòng Quốc hội cho biết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Theo đó, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, dự kiến Quốc hội sẽ tiến hành trong làm việc trong 23 ngày, từ ngày 23/10/2017 đến ngày 22/11/2017 để xem xét, thông qua 6 dự án luật, cho ý kiến 12 dự án luật và xem xét, thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Chủ tịch Quốc hội: KT-XH nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức

(Kiến Thức) - Phát biểu tại lễ khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội đánh giá KT-XH nước ta vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. 

Chủ tịch Quốc hội: KT-XH nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức
Mở đầu phần phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Trong những ngày vừa qua, bão số 10 và tình hình mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho nhiều địa phương.
Quốc hội xin chia sẻ những khó khăn, mất mát và gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình bị nạn; đồng thời đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; tinh thần chủ động, sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân trong công tác phòng, chống bão, lũ lụt, cứu hộ, cứu nạn, giải quyết hậu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.