Tòa án tối cao Nga xem xét việc Liên Xô tan rã

Dự kiến ngày mai, Tòa án tối cao Liên bang Nga sẽ tiến hành xem xét đơn kiện về vấn đề vi hiến trong việc giải thể Liên Xô năm 1991.

Cuối năm 2013, công dân Nga Dmitry Tretyakov sống tại thành phố Tolyatti đã đệ đơn kiện lên Chính phủ Nga về việc vi phạm Hiến pháp khi giải thể Liên Xô. Tòa án Hiến pháp Nga ngày 10/12/2013 đã xem xét và kết luận đơn kiện này không "thuộc thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp".
Các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Belorussia trong lễ ký Hiệp ước Belovezh.
Các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Belorussia trong lễ ký Hiệp ước Belovezh.
Không bỏ cuộc, Tretyakov tiếp tục gửi đơn lên Tòa án Tối cao Liên bang Nga và được Tòa án này xem xét vào ngày 10/1/2014.
Tòa án Tối cao Nga sau đó đã bác đơn, vì theo khoản 1, điều 134 Bộ Luật dân sự Nga, hành vi này "không ảnh hưởng đến quyền và tự do hoặc lợi ích hợp pháp của người đứng đơn".
Một lần nữa, công dân này tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên Tòa án Hiến pháp và được chấp thuận xem xét đơn.
Trong đơn của mình gửi Chính phủ Nga, Dmitry Tretyakov yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý về việc khôi phục Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết.
Công dân này yêu cầu không chỉ các cơ quan công quyền Nga, mà cả chính phủ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) cần phải tiến hành việc trưng cầu dân ý.
Tác giả đơn kiện đã dẫn các tài liệu pháp luật của Liên xô, theo đó nếu nước Cộng hòa nào muốn tách ra khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết cần phải tiến hành trưng cầu dân ý.
D.Tretyakov còn nêu rõ cuộc trưng cầu dân ý ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Ukraine tháng 12/1991 đã vi phạm Hiến pháp Liên Xô, còn tất cả các nước Cộng hòa còn lại đều không tiến hành việc trưng cầu dân ý về việc tách ra khỏi Liên Xô.
Trong đơn, Tretyakov đã khẳng định cuộc trưng cầu dân ý về việc duy trì nhà nước Liên Xô ngày 17/3/1991 là hợp hiến (76,4% dân số tán thành “việc duy trì Liên Xô là một Liên bang đổi mới của các nước cộng hòa có chủ quyền”), còn việc ký Hiệp ước Belovezh của lãnh đạo Nga, Ukraine, Belorussia (về việc giải thể Liên Xô) đã cố tình bỏ qua kết quả cuộc trưng cầu đó và vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Liên Xô.
Do Liên bang Nga là quốc gia kế thừa Liên Xô nên Tòa án Hiến pháp Nga phải là cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn kiện của ông.

Để giữ lại Crimea, Ukraine nên trở thành liên bang?

(Kiến Thức) - Đây là ý kiến được ban biên tập Báo Độc Lập (Nga) đưa ra về tình hình Ukraine và giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở nước này.

Trong cuộc trả lời họp báo mới đây, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng, tình huống cách mạng ở Ukraine đã chín muồi từ lâu, người ta không vừa lòng trước nạn tham nhũng và phân biệt tầng lớp (giàu nghèo) trong xã hội.

Người Tatars nháo nhác chạy từ Crimea sang tây Ukraine

(Kiến Thức) - Sau khi Nga sáp nhập Crimea, hàng trăm người bản địa Tatars tại bán đảo vội vàng chạy sang phía tây Ukraine vì lo ngại sẽ gặp rắc rối với Moscow.

Tatars là cộng đồng Hồi giáo bản địa với khoảng 3.000 dân sống tại bán đảo Crimea. Phần lớn họ tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý để quyết định việc Crimea tách khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga được tổ chức ngày 16/3 vừa qua.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.