Để giữ lại Crimea, Ukraine nên trở thành liên bang?

(Kiến Thức) - Đây là ý kiến được ban biên tập Báo Độc Lập (Nga) đưa ra về tình hình Ukraine và giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở nước này.

Trong cuộc trả lời họp báo mới đây, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng, tình huống cách mạng ở Ukraine đã chín muồi từ lâu, người ta không vừa lòng trước nạn tham nhũng và phân biệt tầng lớp (giàu nghèo) trong xã hội.
Tổng thống Nga tuyên bố, là ông hiểu Maidan (quảng trường độc lập ở Kiev, hoặc là ý chỉ người biểu tình) và những đòi hỏi chính đáng là phải thay đổi quyết liệt trong chính trị, đưa những gương mặt mới vào đội ngũ lãnh đạo chính quyền cấp cao.
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
 Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Gần như đây là lần đầu tiên Tổng thống Putin nói về phong trào phản kháng trong không gian hậu Xô Viết như là về cái gì đó phức tạp, đa dạng và có thể biện hộ được, không chỉ tập trung vào những gì đang diễn ra có lợi cho các lực lượng chống phá Nga từ bên ngoài, có lợi cho phương Tây. Đồng thời vấn đề lợi ích của phương Tây không rời khỏi sự bàn thảo của truyền hình trung ương và của các đại biểu Duma Quốc gia, cũng như vấn đề các phần tử dân tộc chủ nghĩa và “phát xít mới” đang lao lên giành quyền lực.
Tuy nhiên tổng thống cũng nhấn mạnh, là Maidan cũng có cái đúng của mình, đơn giản là sự thay đổi ở Ukraine đã diễn ra ngoài quy trình đã được quy định (tổng thống từ chức theo luật, quy trình bãi nhiệm…) và vì vậy mà kết quả của những thay đổi này là không theo pháp luật (bất hợp pháp).
Chính quyền Nga cho rằng, Tổng thống Victor Yanukovich không có mảy may tương lai chính trị nào. Nhưng đối với Nga, chính ông Yanukovich lại là Tổng thống Ukraine hợp pháp, nghĩa là được bầu đúng luật. Như vậy, chính phủ do Arseniy Yatsenyuk đứng đầu, cũng như Tổng thống Ukraine tạm quyền Aleksandr Turchinov cũng không hợp pháp.
Không coi chính phủ mới Ukraine là hợp pháp, nhưng chính quyền Nga vẫn tiếp xúc cấp chính phủ với các lãnh đạo mới của Ukraine.
 Không coi chính phủ mới Ukraine là hợp pháp, nhưng chính quyền Nga vẫn tiếp xúc cấp chính phủ với các lãnh đạo mới của Ukraine.
Nhưng trong khi đó, Tổng thống Putin chỉ thị duy trì tiếp xúc thậm chí với chính quyền “không hoàn toàn hợp pháp” của Ukraine ở cấp chính phủ. Tổng thống Nga sẵn sàng công nhận kết quả bầu tổng thống tháng 5, nếu toàn bộ công dân Ukraine không có ngoại lệ có được cơ hội tự do bày tỏ chính kiến.
Nói cách khác, Tổng thống Putin chấp nhận khả năng hợp pháp hóa giới thượng lưu cầm quyền hiện nay ở Ukraine dưới dạng này hay dạng khác. Ông Putin hiểu (hoặc, ít ra, buộc phải hiểu) là không có khả năng quay lại tình hình ngày 21/2, còn chính sách của Nga những năm gần đây dựa hoàn toàn vào ông Yanukovich đã thất bại.
Các chuyên gia của báo Độc Lập nhận định, hiện Tổng thống Putin cần phải giành cho được, sao cho quá trình hợp pháp hóa chính quyền mới không thể hiện sự thật thất bại của Nga, mà ngược lại Nga vẫn có ảnh hướng lớn tới chính trị Ukraine.
Ví dụ, giới thượng lưu, được đại diện bởi ông Yatsenyuk, Turchinov và bà Timoshenko hoặc Vitaly Klichko nhận được quyền đại diện cả nước (chứ không phải chỉ cho Kiev hoặc miền Tây Ukraine), điều hành đất nước, miền Nam và miền Đông đất nước đồng ý hợp pháp hóa giới thượng lưu này thông qua việc tham gia vào bầu cử, nhưng đồng thời Ukraine thông qua Hiến pháp mới và chuyển sang cơ chế nhà nước mới - nhà nước liên bang cùng với sự mở rộng quyền tự trị của các vùng. Và nguyên tắc liên bang có thể giúp giải quyết vấn đề Cryme (nếu vấn đề này không được giải quyết theo cách khác trong thời gian sắp tới).
Biến Ukraine thành nhà nước liên bang có phải là giải pháp phù hợp cho cuộc khủng hoảng hiện nay?
 Biến Ukraine thành nhà nước liên bang có phải là giải pháp phù hợp cho cuộc khủng hoảng hiện nay?
Dù vậy, Chính quyền Ukraine mới mà theo Tổng thống Putin không đủ tính hợp pháp và Maidan (người biểu tình trên quảng trường) có thể chống lại một phương án phát triển tình hình như vậy. Tuy nhiên, giới thượng lưu Ukraine vừa giành được quyền lực ngay lúc này không thể đưa ra các quyết định tuyệt đối độc lập, không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào của bên ngoài, vì họ đang cần tiền.
Phương Tây đang cược cả vào lớp thượng lưu mới và sẽ ủng hộ bằng tài chính. Nhưng đồng thời phương Tây, cho dù đó là Mỹ hay Liên minh châu Âu cũng khó có thể cứu nổi đất nước hàng triệu dân đang trong khủng hoảng này. Phương Tây cần chia sẻ trách nhiệm với ai đó, và chỉ có thể là nước Nga. “Chỉ có Nga trong thời điểm hiện tại có thể được coi là người tiêu dùng hàng hóa Ukraine, và sự lệ thuộc kinh tế này không thể bị phá hủy ngay lập tức”, chuyên giao của tờ Độc Lập viết.
Phương Tây có lợi khi mà Nga công nhận tính hợp pháp của chính quyền Ukraine. Nga có thể có được phần lợi cho mình rút từ tình thế, thậm chí ngay cả khi tính đến sai lầm đã cược cả vào Yanukovich. Nghĩa là, bất chấp diễn biến mấy ngày qua, họ có thể tìm ra sự thỏa hiệp.

Nga có thể can thiệp quân sự vào Ukraine?

(Kiến Thức) - Tình hình Ukraine hết sức căng thẳng, liệu rằng Nga có thực hiện hành động quân sự để can thiệp hay không?

Nhiều người biểu tình chống chính phủ Ukraine bày tỏ rằng, Nga sẽ đưa quân đội tới nước họ để đàn áp cuộc khủng hoảng chính trị nơi này. Theo đó, những người này cho biết: “Mọi người đều biết rằng, Nga sẽ gửi quân tới Ukraine. Chúng tôi đã biết thông tin này trong một thời gian dài. Hơn nữa, hầu như ai cũng tường tận rằng, một vài binh lính Nga đã hiện diện ở đất nước chúng tôi. Tuy nhiên, không ai muốn nói ra điều đó bởi vì chẳng ai mong muốn đối đầu với những người anh em của mình”, Kateryna Chorna – một công dân sinh sống ở Kiev nói.
Họ (những người biểu tình) đã bày tỏ sự lo ngại của mình trong bối cảnh Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland tới Kiev để cố gắng tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này.

Sự nghiệp chính trị thăng trầm của Tổng thống Ukraine

(Kiến Thức) - Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, người vừa mới bị Quốc hội phế truất chức vụ, đã thăng trầm trong sự nghiệp chính trị như thế nào?

Đất nước Ukraine đã chứng kiến cuộc biểu tình dữ dội trong vòng 3 tháng qua. Sự việc bắt nguồn từ việc chính phủ Ukraine đã không ký kết thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) bất chấp nhiều năm đàm phán để gia nhập tổ chức này. Thay vào đó, họ đã kí kết với Nga nhằm nhận khoản tín dụng 15 tỷ USD.
 Đất nước Ukraine đã chứng kiến cuộc biểu tình dữ dội trong vòng 3 tháng qua. Sự việc bắt nguồn từ việc chính phủ Ukraine đã không ký kết thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) bất chấp nhiều năm đàm phán để gia nhập tổ chức này. Thay vào đó, họ đã kí kết với Nga nhằm nhận khoản tín dụng 15 tỷ USD.

Hé lộ nguyên do Putin không "cứu" đồng nhiệm Ukraine

(Kiến Thức) - Trong mối quan hệ với Nga và phương Tây, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich đã đứng ở giữa để trục lợi về cho cá nhân mình, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow là Dmitri Trenin nhận định.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.