Tổ chức lễ hội chém lợn, mất danh hiệu làng văn hóa?

“Nếu đối chiếu với các quy định của pháp luật trước đây, thì lễ hội chém lợn ở Ném Thượng, Bắc Ninh không vi phạm các quy định của pháp luật”.

Tổ chức lễ hội chém lợn, mất danh hiệu làng văn hóa?
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Hoa - trưởng phòng xây dựng nếp sống văn hoá gia đình (Sở VH-TT&DL Bắc Ninh) - tại hội nghị tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016, do Bộ VH-TT&DL tổ chức tại Hà Nội, chiều ngày 30/12.
“Ông ỉn” được đưa ra giữa sân đình để khai đao tại lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh năm 2015. - Ảnh: Tuổi Trẻ
 “Ông ỉn” được đưa ra giữa sân đình để khai đao tại lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh năm 2015. - Ảnh: Tuổi Trẻ
Liên quan đến vấn đề quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, mà trọng tâm là lễ hội chém lợn ở phường Ném Thượng gây tranh luận suốt thời gian dài vừa qua, được sự gợi ý của Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái, đại diện Sở VH-TT&DL Bắc Ninh đã có những chia sẻ thẳng thắn.
Ông Nguyễn Hữu Hoa nêu rõ, nguồn gốc lễ hội chém lợn ở Ném Thượng liên quan đến tướng quan Lý Đoàn Thượng, thời Lý, có công chém lợn khao quân, trở thành thành hoàng làng Ném Thượng.
Lễ hội chém lợn ở Ném Thượng có từ lâu đời, đến những năm chống Pháp cứu nước và những năm đầu xây dựng CNXH thì bị mai một, không được tiếp tục duy trì. Những năm đầu thập niên 90 thì lễ hội được khôi phục, người dân Ném Thượng tiếp tục tổ chức lễ hội chém lợn. Vì thế, hơn chục năm nay, lễ hội Ném Thượng vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, năm 2012 trở lại đây, một số tổ chức quốc tế như Tổ chức động vật châu Á quan tâm, nêu các vấn đề liên quan đến lễ hội chém lợn làng Ném Thượng.
Sau đó, Sở VH-TT&DL Bắc Ninh đã tham mưu cho UBND tỉnh, UBND thành phố Bắc Ninh có những hướng dẫn, vận động người dân điều chỉnh một số nội dung của lễ hội chém lợn Ném Thượng.
Mấy năm gần đây, dân Ném Thượng không còn chém lợn ở giữa sân đình nữa. Nhưng nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng, lễ hội chém lợn làng Ném Thượng là của riêng người dân Ném Thượng, và cần bảo tồn. Nhiều nhà nghiên cứu văn hoá cũng chỉ ra rằng, tổ chức văn hoá cao nhất của Liên Hợp Quốc là UNESCO cũng cần phải tôn trọng sự đa đạng văn hoá của các cộng đồng dân cư. Vì thế, lễ hội năm 2015, các cụ bô lão làng Ném Thượng lại quyết chém lợn giữa sân đình.
Trong năm 2015, Bộ VH-TT&DL, Thanh tra Bộ, và các cơ quan của Bắc Ninh đã có nhiều chỉ đạo tăng cường quản lý với lễ hội Ném Thượng. Chúng tôi đã tổ chức hội thảo, hội nghị với sự tham gia của người dân Ném Thượng và các nhà nghiên cứu văn hoá, để bàn về lễ hội chém lợn Ném Thượng. Tại hội thảo, nhiều nhà văn hoá vẫn khẳng định đây là lễ hội truyền thống cần phát huy, và đây là lễ hội truyền thống văn hoá của người Ném Thượng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến nhà khoa học nói rằng, lễ hội chém lợn Ném Thượng không phải là bất biến và nên được điều chỉnh cho phù hợp với xã hội đương đại.
Đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tư, nghị định trước đây, thì lễ hội Ném Thượng không vi phạm quy định pháp luật” - ông Nguyễn Như Hoa khẳng định.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết, các cơ quan quản lý của Bắc Ninh đã áp dụng nhiều biện pháp, kể cả cắt danh hiệu làng văn hoá của Ném Thượng, dù địa phương này đã đạt các chỉ tiêu.
Phản biện lại ý kiến này, ông Vũ Xuân Thành - Chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL cho rằng, trên thế giới, không phải lễ hội có tính bạo lực nào cũng được UNESCO công nhận.
Nhưng câu trả lời, trong năm 2016, làng Ném Thượng có chém lợn giữa sân đình nữa hay không, thì vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ, mà chưa cơ quan nào có thể đưa ra câu trả lời.

Lật tẩy chiêu lừa đảo mới của “cò” lễ hội Chùa Hương

(Kiến Thức) - Ngày mai (24/2), lễ hội Chùa Hương với chủ đề “Lễ hội kỷ cương - Văn minh du lịch” chính thức khai mạc. Đây sẽ là dịp "kiếm ăn" béo bở của đội ngũ "cò mồi".

Lật tẩy chiêu lừa đảo mới của “cò” lễ hội Chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương sẽ chính thức khai mạc vào sáng 24/2 (tức mùng 6 Tết). Theo lệ thường, đây là cơ hội để các đối tượng “cò mồi” hoạt động lôi kéo khách tấp nập, khiến nhiều du khách ngán ngẩm khi đến lễ hội quy mô lớn và kéo dài nhất miền Bắc này.
Năm nay, thủ đoạn của các đối tượng “cò mồi” khá tinh vi. Các đối tượng đóng giả là xe ôm chở khách và người đi lễ, khi phát hiện ô tô chở khách từ 16 đến 45 chỗ đi vào các tuyến đường dẫn và khu lễ hội Chùa Hương thì liền bám theo mời chào khách mua vé đi đò, đi cáp treo để vào tham quan lễ hội. Những hoạt động trên của cò lễ hội chùa Hương đã gây rối trật tự công cộng và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Thậm chí có cò còn mang theo cáp đò giấu trong túi xách đeo trên người để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

Cận cảnh đèn lồng khổng lồ trước lễ hội Thành Tuyên

Nhiều mô hình đèn lồng khổng lồ như lưỡng long, hai con dê qua cầu, Thánh Gióng được người dân chuẩn bị để tham dự lễ hội Thành Tuyên 2015.

Cận cảnh đèn lồng khổng lồ trước lễ hội Thành Tuyên
Can canh den long khong lo truoc le hoi Thanh Tuyen
 Các xã, phường, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và các huyện trong tỉnh đang trong quá trình hoàn thiện các mô hình đèn rước để tham dự lễ hội Thành Tuyên 2015.

Hòa Bình: Dân vui sướng cảm ơn báo Kiến Thức vì điện về làng

(Kiến Thức) - Sau bài phản ánh của báo Kiến Thức, người dân ở tiểu khu 7, xóm Khả (xã Bắc Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình) vui mừng vì điện về làng.

Hòa Bình: Dân vui sướng cảm ơn báo Kiến Thức vì điện về làng
Những người dân ở tiểu khu 7, xóm Khả, xã Bắc Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đang hân hoan, vui sướng vì điện về làng, xa hẳn với cuộc sống khổ sở dưới ánh đèn dầu mà hơn 12 năm qua họ phải chịu đựng.
Trước đó ngày 17/8/2015, Kiến Thức có đăng tải bài viết “Hòa Bình: Dân sống khổ sở vì 12 năm không có điện”, phản ánh về việc 23 hộ dân ở tiểu khu 7 sống khổ sở vì không có điện. Để có ánh sáng phục vụ cho sinh hoạt, bà con đều phải đi mua dầu hỏa về thắp đèn hoặc dùng nến để lấy ánh sáng. Khổ hơn, là vào mùa hè không có điện do thời tiết nóng nên người dân phải chui vào hang đá để tránh nóng, các em nhỏ phải học bài dưới ánh đèn dầu mờ ảo…

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.