Xây dựng dự án xanh được đánh giá là bước chuyển mình của tập đoàn Mường Thanh trước xu hướng phát triển xanh ngày càng nở rộ. Dự án Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm vừa giành giải thưởng quy hoạch đô thị quốc gia hồi tháng 4/2019.
Ngoài hạng mục khách sạn, villas, công viên giải trí, chùa Lâm Hà, có thể nói, Mường Thanh Safari Land là một trong những điểm nhấn quan trọng của dự án. Với diện tích gần 300ha, vườn thú hoang dã là nơi sinh sống của hơn 80 loài với hơn 2.000 cá thể động vật.
Để Mường Thanh Safari Land trở thành vườn thú có quy mô mang tầm khu vực về chủng loại, số lượng cá thể là sự nỗ lực không nhỏ của cả một tập thể cán bộ, công nhân viên.
Động vật hoang dã ở đây chủ yếu có nguồn gốc từ Nam Phi, châu Mỹ, châu Úc như trăn, rái cá, rùa vàng, kỳ nhông, đại bàng... về nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản có nhiều biến đổi mạnh, chăm sóc khó khăn. Nhất là lúc chuyển giao mùa, thời tiết thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhiều loài ốm và sinh bệnh nặng.
Những ngày đầu, để chúng nhanh thích nghi, đội ngũ nhân viên chăm sóc, theo dõi từng con thú như chăm một đứa trẻ. Bên cạnh đó chuồng trại ở Mường Thanh Safari Land được đặc biệt thiết kế phù hợp với đặc điểm sinh học, tập tính của từng loài.
Hiện, trong số 80 loài đang sinh trưởng, hơn 60 loài đã sinh sản, với 45 loài thú quý hiếm, có tên trong sách đỏ như: Tê giác, hổ trắng, sư tử, linh dương sừng xoắn, lạc đà không bướu, thiên nga đen, hồng hạc... Vườn thú ở Mường Thanh Safari Land đã được công nhận sở hữu bộ sưu tập động vật hoang dã có quy mô lớn.
1.Hồng hạc, lạc đà không bướu
Hồng hạc, lạc đà không bướu (Apaca và Lamas) là loài có nguồn gốc từ Hà Lan, nơi có khí hậu ôn hòa với mùa hè ấm, mùa đông mát, độ ẩm cao đặc trưng.
Màu sắc của chim hồng hạc có thể hồng, cam hay trắng, phụ thuộc vào thức ăn của chúng. Chim ăn tảo xoắn, các loài động vật giáp xác như tôm, cua, loài có chứa chất tạo màu gọi là carotenoid. Enzyme trong gan sẽ phân hóa các carotenoid này thành các phân tử mang sắc tố hồng, cam.
Những phân tử này sẽ được hấp thụ vào chất béo tích tụ ở phần lông, mỏ, chân chim.. Chim hồng hạc sống ở những khu vực đầm lầy, lòng hồ cạn hoặc vùng nước nông, thường tụ tập thành những đàn lớn, tìm kiếm thức ăn bằng cách dùng chân xới bùn, dùng mỏ gắp.
Mỏ chim có cấu tạo với khả năng loại bỏ bùn, nước ra khỏi thức ăn, xảy ra khi chim ngửa đầu lên trời. Chim đực, cái sẽ cùng nhau xây tổ, cả hai cùng ngồi trên quả trứng trong quá trình ấp suốt một tháng. Khi trứng nở, chim bố, mẹ sẽ thay phiên nhau cho con ăn sữa diều (một chất lỏng đặc biệt được tạo ra từ diều của chim bố mẹ).
Những ngày đầu được chuyển về nuôi, vườn thú hỗ trợ bằng hệ thống phun sương, quạt gió trong điều kiện thời tiết mùa hè bởi loài thích ghi ở nhiệt độ dưới 30 độ C trong khi thời tiết mùa hè nước ta trung bình từ 34 đến 37 độ C. Đến nay, các loài này đã thích nghi với điều kiện môi trường sống.
2.Hổ, sư tử
Hổ và sư tử là những loài có sức sống, khả năng thích nghi cao với môi trường nơi đây vì thế chúng phát triển, sinh sản nhanh chóng. Cụ thể, từ 4 cá thể hổ bố mẹ ban đầu nay đã có hơn 30 cá thể con sinh ra.
Từ một cặp sư tử, hiện đã có 12 cá thể. Đặc biệt trước đây, vườn thú từng đón chào hổ trắng ra đời từ cặp hổ vàng, đây là sự kiện hy hữu vì giống hổ trắng thường là gen lặn, khó nhân giống.
Các loài này thường xuyên đấu tranh tranh giành lãnh thổ, vị trí đầu đàn dù vườn thú cách ly giữa các chuồng. Nhiều cá thể bị mất móng, rách bàn tay, rách miệng, mặt vì vậy đôi ngũ thú y phải mất thời gian dài chăm sóc.
3.Thú cưng
Các loài có ngoại hình nhỏ, xinh, dù có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã nhưng lại gần gũi, thân thiện với con người. Cụ thể như: ngựa lùn, lạc đà không bướu, cừu nhỏ, bò lông dài...
Tháng 3, Mường Thanh Safari Land đón thêm một loạt thú cưng từ Nam Mỹ. Hiện, ở Việt Nam, rất ít vườn thú sở hữu các loài này. Không chỉ có giá trị kinh tế cao, các cá thể góp phần làm đa dạng bộ sưu tập động vật tại khu sinh thái.
4.Voi, tê giác
Tại Mường Thanh Safari Land, hiện có 4 chú tê giác to lớn có trọng lượng tới 2 tấn, được ưu tiên chăm sóc, bảo tồn.
Tê giác và voi là những loài thú ăn cỏ lớn, có thời gian mang thai lâu nên khả năng sinh sản cũng khó. Loài có khả năng tự vệ cao, khôn ngoan, sự ghép đôi lựa chọn bạn tình cũng nghiêm túc, khắt khe.
Thức ăn của tê giác là cỏ, cây lá, một số trái cây chín rụng (không ăn trái còn trên cây). Khi di chuyển từ khu vực có thú ăn cỏ sang khu vực có thú ăn thịt, phân của nó sẽ phát tán các hạt, mầm cây cỏ để thảm thực vật cân bằng.
Phân và nước tiểu của tê giác vừa có tác dụng khử uế môi trường, rất tốt đối với thảm thực vật xung quanh, cây cối trong vùng này không những không bị sâu bệnh mà còn tăng hàm lượng dược liệu, rất quý đối với con người.
Với mục đích bảo tồn động vật quý hiếm, Mường Thanh Safari Land chỉ nuôi dưỡng, không mua bán giết mổ các loài động vật. Vườn thú còn làm cơ sở nhân giống các loài động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục loài ưu tiên bảo vệ trong điều kiện nuôi nhốt, nhằm góp phần vào công tác bảo tồn phát triển các loại động vật, tạo nguồn trao đổi với các vườn thú, khu nuôi thú khác trong, ngoài nước.
Ban quản lý khu sinh thái cho biết, vào ngày cuối tuần, du khách đến tham quan đông, đến 20.000 lượt, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ. Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ có dịp tận hưởng bầu không khí trong lành, ngắm nhìn những con thú, trải nhiệm tự tay cho động vật ăn.
Thông qua vườn thú, ngoài khám phá, gần gũi với thiên nhiên, thăm Mường Thanh Safari Land, cơ hội để giáo dục con trẻ, du khách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giới thiệu các loài động vật hoang dã quý hiếm.
Mường Thanh Safari Land – Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm
Địa chỉ: Xóm Đồng Nông, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Website: www.safari.muongthanh.com
Facebook: https://www.facebook.com/KhusinhthaiMuongThanhDienLam/
Hotline: 02383 99 88 99