Doanh nghiệp Việt Nam đau đầu vì các khoản nợ khó đòi

Các doanh nghiệp Việt đang đối mặt với nhiều khoản nợ khó đòi và vấn đề này đang ngày càng trở nên nhức nhối trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động.

Thực tế đang tồn tại một số giải pháp giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý được rủi ro xảy ra đối với các khoản phải thu, từ đó mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu cũng như cải thiện biên lợi nhuận.
Doanh nghiệp Việt Nam lao đao vì các khoản phải thu
Hồi tháng 10/2023, một doanh nghiệp chế biến gỗ tại Quảng Nam đã bất ngờ công bố thông tin bất thường về việc Công ty Noble House Home Furniture LLC chính thức đệ đơn phá sản lên Tòa án Hoa Kỳ.
Điều đáng nói là Noble House đã tồn tại trên thị trường hơn 30 năm và là đối tác thâm niên của doanh nghiệp này. Doanh thu từ khách hàng ngoại chiếm đến 50% tổng doanh thu của công ty chế biến gỗ. Ngay sau đó, công ty phải nỗ lực tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục phá sản của Toà án để thu hồi các khoản phải thu đối với khách hàng Mỹ.
Một doanh nghiệp sản xuất gỗ đang có cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE thời điểm đó cũng bị liên luỵ khi ghi nhận khoản phải thu từ Noble House là 61 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng “đứng ngồi không yên” khi mà các container sản phẩm gỗ xuất khẩu cho Noble House sẽ bị niêm phong chờ xử lý khiến giá trị hàng hoá bị giảm sút, việc bán các sản phẩm còn lại của Noble House cho đối tác khác sẽ gặp khó khăn nếu mẫu mã không phù hợp.
Giải pháp tức thời là doanh nghiệp phải tìm khách hàng mới để bù đắp, đồng thời trích lập dự phòng từ 30% đến 40% giá trị đơn hàng.
Đây chỉ là một trong hàng nghìn câu chuyện về việc doanh nghiệp không nhận lại được tiền hàng do đối tác gặp khó khăn về tài chính.
Trong một khảo sát được thực hiện trên hơn 2.400 doanh nghiệp khu vực châu Á – Thái Bình Dương công bố hồi tháng 6/2024 của Tập đoàn Coface - doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực bảo hiểm rủi ro các khoản phải thu, tỷ lệ doanh nghiệp đối diện với tình trạng chậm thanh toán từ khách hàng đã tăng lên 60% vào năm 2023 (từ mức 57% năm 2022).
Theo báo cáo của Coface, gần 1/5 số doanh nghiệp khu vực châu Á – Thái Bình Dương được khảo sát cho rằng việc chậm thanh toán khiến dòng tiền ngưng đọng sẽ là rủi ro đối với hoạt động cũng như tăng trưởng kinh doanh của chính doanh nghiệp trong năm 2024 này.
Doanh nghiep Viet Nam dau dau vi cac khoan no kho doi
Nguồn: Khảo sát của Tập đoàn Coface được thực hiện trên 2.400 doanh nghiệp khu vực châu Á – Thái Dương trong giai đoạn 12/2023 – 3/2024. 
Ngày nay, doanh nghiệp đang phải đối mặt với môi trường kinh doanh phức tạp, đặc trưng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng, căng thẳng địa chính trị và lạm phát tăng vọt. Sức khoẻ tài chính của một doanh nghiệp vì vậy cũng chịu ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô đầy căng thẳng. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong việc thanh toán đối với đơn hàng/dịch vụ.
Vì vậy, đòi hỏi phải có giải pháp quản lý rủi ro về các khoản phải thu cho doanh nghiệp.
Doanh nghiep Viet Nam dau dau vi cac khoan no kho doi-Hinh-2
 
Giải pháp cần thiết giúp doanh nghiệp an tâm quản lý rủi ro các khoản phải thu
Năm 2009, Coface – tập đoàn hơn 75 năm kinh nghiệm chuyên cung cấp các giải pháp quản lý rủi ro các khoản phải thu cho doanh nghiệp trên toàn cầu đã tiên phong đặt những bước chân đầu tiên đến Việt Nam.
Khi đó, không mấy doanh nghiệp liệu trên thị trường biết rằng, đang tồn tại một giải pháp có thể giúp hạn chế tối thiểu rủi ro không thanh toán đối với khoản phải thu.
Theo bà Võ Thị Phương Anh – Tổng Giám đốc Coface Việt Nam, một khi doanh nghiệp đã trải qua thương đau như mất trắng tiền hàng thì động lực để xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro các khoản phải thu sẽ càng mãnh liệt hơn.
Tại Việt Nam, Coface đang hỗ trợ, cung cấp giải pháp quản lý rủi ro các khoản phải thu thông qua các đối tác là các công ty/tập đoàn bảo hiểm đang hoạt động trong nước, qua đó những rủi ro liên quan đến việc chậm thanh toán do tình hình tài chính của đối tác (cố tình trì hoãn không thanh toán, mất khả năng thanh toán, vỡ nợ, phá sản,…) sẽ được chuyển một phần sang công ty bảo hiểm quản lý.
Căn bản, giải pháp quản lý rủi ro các khoản phải thu không làm thay đổi hoàn toàn bản chất kinh doanh của doanh nghiệp, mà sẽ bổ sung, nâng cao cũng như gia cố quy trình quản lý rủi ro khoản phải thu.
Với dữ liệu của hơn 200 triệu công ty khắp toàn cầu, cùng với kinh nghiệm phục vụ hơn 50.000 khách hàng trong suốt nhiều thập kỷ qua, Tập đoàn Coface sẽ giúp doanh nghiệp thẩm định, đánh giá về bức tranh tài chính của bên mua hàng, từ đó giúp doanh nghiệp kiểm soát các tổn thất có thể có khi trao đổi mua bán với đối tác.
Bảo hiểm rủi ro các khoản phải thu của Tập đoàn Coface cũng sẽ hỗ trợ tối ưu hóa việc lựa chọn các phương thức thanh toán của doanh nghiệp, nhờ đó tăng cường năng lực cạnh tranh trong việc thương thảo các hợp đồng thương mại.
Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, khách hàng không thanh toán tiền hàng mặc dù doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại, thì bên bảo hiểm sẽ bồi thường có khi tới 90% giá trị đơn hàng cho doanh nghiệp.
Mặt khác, với mạng lưới có mặt khắp toàn cầu, Tập đoàn Coface sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam lấy lại được tiền hàng một cách hiệu quả khi khách hàng chậm thanh toán, giảm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, các khoản phải thu được quản lý bởi Tập đoàn Coface và công ty bảo hiểm có khả năng được ngân hàng chấp nhận như một khoản đảm bảo, giúp doanh nghiệp linh động hơn, dễ dàng tiếp cận với các giải pháp tổ chức tài chính.
Theo Tổng Giám đốc Coface Việt Nam, Tập đoàn Coface không chỉ có giải pháp quản lý rủi ro tín dụng cho những tập đoàn lớn, mà còn có những đề nghị phù hợp cả cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Doanh nghiep Viet Nam dau dau vi cac khoan no kho doi-Hinh-3
 Bà Võ Thị Phương Anh – Tổng Giám đốc Coface Việt Nam.
Thực vậy, số liệu mới nhất từ FiinGroup cho thấy số lượng doanh nghiệp SME hiện chiếm gần 85% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Doanh thu của nhóm doanh nghiệp này tương đương 70% GDP Việt Nam.
Dù chiếm tỷ trọng lớn, song nhóm này đang đối diện với loạt vấn đề về quản trị, nhân lực, năng lực cạnh tranh yếu, hạn chế trong việc tiếp cận thị trường,… Và một trong các yếu điểm nhất là khả năng tiếp cận với nguồn vốn tài chính.
Quản lý rủi ro các khoản phải thu không chỉ giúp doanh nghiệp SME kiểm soát tốt công nợ mà đây còn được coi là một giải pháp để cải thiện sự hợp tác hiện có với các tổ chức tài chính, từ đó giúp khơi thông điểm nghẽn mà SME đang đối mặt.
Như vậy có thể thấy, giải pháp của Coface mang lại cho doanh nghiệp sự tự tin hơn trong việc giao dịch với các khách hàng mới, mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu cũng như linh động đón các vận hội mới trên cơ sở tăng cường năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, quan điểm tín dụng độc lập từ các chuyên gia kinh nghiệm của Tập đoàn Coface sẽ làm giảm xung đột nội bộ giữa bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý rủi ro công nợ tại doanh nghiệp.
Riêng về mặt kế toán, dịch vụ trong sản phẩm quản lý rủi ro còn giúp doanh nghiệp cân đối được giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả trong kết cấu của bảng cân đối kế toán. Nếu tình trạng mất cân bằng diễn ra, doanh nghiệp có thể thiếu hụt tiền mặt, tăng chi phí tài chính, và thậm chí giảm khả năng đầu tư vào cơ hội mới hoặc bị cản bước viễn chinh.

Học sinh rủ nhau đi cướp giật ở bờ biển Đà Nẵng

C. là học sinh mới 14 tuổi nhưng cầm dao và rủ rê cả nhóm đi dọc bờ biển tìm những cặp tình nhân để cướp tài sản.

Chiều 24-3, Công an quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) cho biết đang tạm giữ Nguyễn A. C., Nguyễn Thăng T., Trương Quang H. (cùng 14 tuổi), Bùi Đoàn Quang H. (15 tuổi) Nguyễn Hữu L. (17 tuổi, cùng ngụ quận Liên Chiểu) để làm rõ hành vi cướp tài sản.
Nhóm thiếu niên có người còn đang đi học nhưng rủ nhau cướp tài sản - Ảnh: H.H.
 Nhóm thiếu niên có người còn đang đi học nhưng rủ nhau cướp tài sản - Ảnh: H.H.

Dán ảnh lên tường WC, nhà hàng khiến khách giật mình

Nhiều khách hàng khi đi vào nhà vệ sinh của nhà hàng này đã phải "giật mình" và chạy ngay ra hỏi nhân viên vì tưởng có ai đang nhìn trộm mình.

Một nhà hàng ở thành phố Kaunas (Lithuania) mới đây đã khiến rất nhiều khách hàng cảm thấy bất ngờ nhưng không phải vì món ăn, kiểu phục vụ hay cách trang trí nhà hàng mà là vì... nhà vệ sinh.

Ban đầu, WC của nhà hàng này khá cũ kĩ và không có gì đặc biệt. Tuy muốn thay đổi và trang trí lại WC , nhưng người quản lý nhà hàng lại không muốn bỏ đi các viên gạch ốp tường. Bởi vậy, các KTS đã nảy ra ý tưởng độc đáo: Chụp ảnh một khu chung cư gần đó trong thành phố Kaunas và dán những hình ảnh đó lên tường.

Cách quản lý nợ hiệu quả bạn nên áp dụng ngay bây giờ

Nợ nần có thể gây căng thẳng cho cả tài chính lẫn sự tự tin của bạn, nhưng mọi thứ không nhất thiết phải trở nên tiêu cực như vậy.

Cách quản lý nợ hiệu quả bạn nên áp dụng ngay bây giờ
Nói về tiền bạc với bạn bè, các thành viên trong gia đình, với đồng nghiệp thường có thể khơi dậy cảm giác tội lỗi và xấu hổ. Điều này có thể hiểu được khi tiền bạc là một chủ đề nhạy cảm, trong khi hoàn cảnh, mục tiêu và cơ hội của mỗi người đều khác nhau.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

 TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” vừa được Vingroup phát động ngày 10/1 không chỉ giúp Hà Nội giải quyết “giặc ô nhiễm” mà còn cho thấy tấm lòng đáng trân trọng.
BSR và hành trình khẳng định giá trị

BSR và hành trình khẳng định giá trị

Ngày 12/12/2024, HOSE đã chính thức chấp thuận cho đăng ký niêm yết đối với cổ phiếu BSR, tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong tiến trình phát triển của Công ty.
BSR vận hành xe đưa đón CBCNV

BSR vận hành xe đưa đón CBCNV

Tuần qua, tuyến xe hành chính tuyến Nhà máy Lọc dầu Dung Quất – thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và ngược lại, được đưa vào vận hành phục vụ người lao động Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Thu xếp vốn cho Dự án NCMR NMLD Dung Quất

Thu xếp vốn cho Dự án NCMR NMLD Dung Quất

Vừa qua, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết “Hợp đồng tư vấn thu xếp vốn cho Dự án Nâng cấp mở rộng (NCMR) Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất”.