TMV Cát Tường ném xác: sự vô cảm của ngành Y?

(Kiến Thức) - Việc Giám đốc TMV Cát Tường phi tang xác nạn nhân, cơ sở này không được cấp phép vẫn công khai hoạt động... cho thấy sự bất cập của ngành y…

TMV Cát Tường ném xác: sự vô cảm của ngành Y?
Ai cũng biết, chỉ ngành y tế là không biết!
TMV Cát Tường thành lập từ ngày 3/5/2013 do ông Nguyễn Mạnh Tường làm giám đốc và 24 nhân viên. Mặc dù thẩm mỹ viện này đã được cấp giấy phép kinh doanh nhưng chưa có giấy phép của Sở Y tế Hà Nội về hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên ông Tường vẫn tiến hành các hoạt động phẫu thuật hút mỡ, nâng ngực cho khách.
Trụ sở TMV Cát Tường (ảnh: Mạnh Hưng)
 Trụ sở TMV Cát Tường (ảnh: Mạnh Hưng)
Xác nhận điều này, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, ông Nguyễn Việt Cường cho biết, Thẩm mỹ viện Cát Tường đã "hành nghề chui". Cơ sở này không được cấp phép thực hiện các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ như: xăm mắt, xăm môi, phẫu thuật nâng ngực, mỡ chi… nhưng thẩm mỹ viện này đã quảng cáo và thực hiện nhiều dịch vụ ngoài phạm vi cho phép (chăm sóc da), với giá thành quảng cáo mỗi dịch vụ lên đến 30-60 triệu đồng.
Việc TMV Cát Tường không có giấy phép kinh doanh phẫu thuật vẫn công khai hoạt động, quảng bá rầm rộ trên website về việc “hành nghề chui” khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Có hay chăng sự vô cảm của cơ quan chức năng khi để cơ sở này không giấy phép vẫn công khai thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ dẫn đến chết người. Ai cũng biết chỉ ngành y tế là không biết?.
Hơn nữa, nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng đã buông lỏng quản lý, vô cảm để cho các cơ sở phẫu thuật tư nhân có thể dễ dàng hành nghề ngay cả khi không có giấy phép kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ. Hiện nay, ở nước ta có bao nhiêu TMV không được cấp phép vẫn hành nghề chui? Sẽ còn bao nhiêu nạn nhân của các TMV phải chết tức tưởi như chị Lê Thị Thanh Huyền?
BS Nguyễn Mạnh Tường (áo trắng), kẻ ném xác nạn nhân phi tang tại buổi thực nghiệm hiện trường.
 BS Nguyễn Mạnh Tường (áo trắng), kẻ ném xác nạn nhân phi tang tại buổi thực nghiệm hiện trường.
Trong Thông tư 01/2004/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân qui định rõ các phòng khám giải phẫu thẩm mỹ “không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực, hút mỡ bụng, hút mỡ chi...”; bởi tai nạn phẫu thuật thẩm mỹ có khi khá phức tạp, dễ xảy ra những tai biến của ngành phẫu thuật chung, như phản ứng thuốc, do gây mê, do bệnh tiềm ẩn của khách hàng. Nhưng vì lợi nhuận, nhiều trung tâm thẩm mỹ tư không đủ điều kiện vẫn hoạt động chui, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Và việc các cơ sở này ngang nhiên hoạt động một phần từ sự buông lỏng quản lý từ cơ quan chức năng ngành Y tế.
“Sẽ còn bao nhiêu nạn nhân nữa do tắc trách, sai sót chuyên môn, do hành nghề trái phép hay do sự vô cảm của các cơ quan hữu quan, của chúng ta hôm qua và hôm nay? Sự vô cảm cũng sẽ đồng nghĩa với tội ác”. Không thể lặp lại mãi điệp khúc “rút kinh nghiệm”, “sẽ tiếp tục kiểm tra”, mà phải có người chịu trách nhiệm khi để xảy ra hậu quả thương tâm vì phẫu thuật thẩm mỹ ở lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách”, một bác sĩ khoa Tạo hình –Thẩm Mỹ, ĐH Bệnh viện Y dược TP HCM nhận định.
Chuyên gia tâm lý PGS Nguyễn Văn Tiệp, Trưởng khoa Nhân học, Trường ĐH KHXH&NV TP HCM nhìn nhận: “Việc Giám đốc TMV Cát Tường phi tang xác nạn nhân, cơ sở này không được cấp phép vẫn công khai hoạt động là hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp đến tột cùng của sự vô nhân tính. Ngoài ra còn nói lên sự bất cập về nhiều phương diện: từ quản lý hành nghề về mặt luật pháp cho đến y đức của các bác sĩ. Đó là sự quan liêu đến vô trách nhiệm của cơ quan quản lý nghề y và các cơ quan hữu quan khác cũng như sự thờ ơ đến vô cảm, vô lương của một số bác sĩ đối với sự sống còn của người bệnh. Cứ như thế thì thử hỏi họ còn là con người nữa hay không đối với đồng loại của mình? Trước sự kiện này, người dân đã mất niềm tin vào cơ quan quản lý nghành y và bác sĩ và khi bệnh tật xẩy ra họ biết nhờ cậy ai?”
Mượn danh hội ngành nghề để ...“hành nghề chui?
Dù không có giấy phép kinh doanh để hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ nhưng TMV Cát Tường vẫn hoạt động phẫu thuật. Để lấy niềm tin của khách hàng, trên website của cơ sở này đã đăng thông tin về việc BS Nguyễn Mạnh Tường (GĐ TMV Cát Tường) là thành viên của một số hội nghề nghiệp về phẫu thuật thẩm mỹ như hiệp hội phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ châu Á - Thái Bình Dương, hiệp hội thẩm mỹ Hà Nội, Thành viên hiệp hội thẩm mỹ TP.HCM. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi, việc tham gia các hiệp hội nghề trên của BS Tường ngoài mục đích thu hút khách hàng còn để dễ “hành nghề chui”.
PGS Nguyễn Văn Tiệp
 PGS Nguyễn Văn Tiệp
Nói về vấn đề này, PGS Nguyễn Văn Tiệp cho rằng, hiện nay hội nghề không được thể chế hoá về mặt luật pháp và cũng chẳng có trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng gì cả. Hội gần như không có quyền gì đối với hội viên.
“Ở các nước văn minh, nghề y là nghề mà xã hội tôn vinh, thu nhập của bác sĩ khá cao thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội. Tuy nhiên họ phải chịu áp lực ghê gớm sự sự giám sát và quản lý của các cơ quan công quyền cũng như của người dân. Chỉ một sai sót nhỏ về chuyên môn hay đạo đức nghề nghiệp là bị lên án rất nặng thậm chí mất nghiệp. Các nước văn minh là xã hội dân sự, trong đó Hội nghề nghiệp đóng một vai trò quan trọng thậm chí còn quan trọng hơn cơ quan luật pháp. Hội có tôn chỉ riêng, có các định chế để ràng buộc hội viên và có những quy định khắt khe hơn cả luật pháp đối với hội viên của mình. Thí dụ: Hội y tế với các chuyên môn khác nhau có quyền khai trừ hội viên ra khỏi hội khi vi phạm chuyên môn khi tác nghiệp hay vi phạm y đức. Thông tin này được công bố công khai và nếu bác sĩ nào đó bị đuổi khỏi hội thì coi như mất nghiệp không một bệnh viện công hay tư nhận họ làm việc và các cơ quan công quyền không cho phép họ tự hành nghề”, PGS Tiệp dẫn giải.
“Ở nước ta, Hội nghề chỉ là chỗ gặp nhau xuân thu nhị kỳ giữa những người cùng nghề, nó không được thể chế hoá về mặt luật pháp và cũng chẳng có trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng gì cả. Hội gần như không có quyền gì đối với hội viên”, PGS Tiệp so sánh.
“Cần thể chế hoá cho phép sự hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp với những quyền hạn lớn hơn và tạo cơ hội và điều kiện cho sự tham gia giám sát của người dân nhiều hơn. Trông chờ vào sự quản lý của nhà nước và y đức của bác sĩ thì tính mệnh của người dân luôn nằm giữa hai lằn ranh của sự sống chết khi nào không hay biết?”, PGS Nguyễn Văn Tiệp đề nghị.
PV Kiến Thức sẽ trao đổi với lãnh đạo các hiệp hội, nơi BS Nguyễn Mạnh Tường là thành viên để giải đáp những băn khoăn của dư luận xung quanh vấn đề trên.

Chân dung nạn nhân bị Thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác?

(Kiến Thức) - Facebook đang lan truyền hình ảnh người được cho là chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân tại Thẩm mỹ viện Cát Tường và bị vứt xác xuống sông Hồng.

Chân dung nạn nhân bị Thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác?
Chị Lê Thị Thanh Huyền 39 tuổi trú tại 36 Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tử vong sau khi đến bệnh viện Cát Tường nâng ngực, hút mỡ.
Thẩm mỹ viện sau đó không khai báo công an mà đem xác chị Huyền vứt xuống sông Hồng. Vụ việc đang được công an điều tra làm rõ và gây xôn xao dư luận.

Ông chủ TMV Cát Tường phi tang xác khách hàng: 13 năm tù?

(Kiến Thức) - Hình phạt cao nhất dành cho ông Nguyễn Mạnh Tường có thể là 13 năm tù, gồm 6 năm tù tội vô ý làm chết người, 5 năm tù tội xâm phạm tử thi và 2 năm tù tội kinh doanh trái phép. 

Ông chủ TMV Cát Tường phi tang xác khách hàng: 13 năm tù?
Vụ việc Thẩm mỹ viện Cát Tường ở số 45 đường Giải Phóng (Hà Nội) trong lúc đang phẫu thuật thẩm mỹ cho chị Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi trú tại 36 Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì chị này tắt thở, liền mang xác ném xuống sông Hồng phi tang, đã gây chấn động dư luận.

Bác sĩ Cát Tường thất thần kể chuyện ném xác nạn nhân

(Kiến Thức) - Cơ quan CSĐT, Công an TP Hà Nội dẫn giải bị can là Ths.Bs Nguyễn Mạnh Tường tới cầu Thanh Trì để thực nghiệm hiện trường ném xác phi tang.

Bác sĩ Cát Tường thất thần kể chuyện ném xác nạn nhân

Tin mới