“Tình yêu sét đánh”, số phận buồn của 5 người con vua Bảo Đại

Đã có quá nhiều bài đăng, câu chuyện viết về Nam Phương Hoàng hậu và vua Bảo Đại. Chuyện tình của họ luôn khiến công chúng phải quan tâm, chú ý...

Thế nhưng, sau tất cả, họ đã chẳng thể giữ được lời thề nguyền như ban đầu khi đến với nhau, kéo theo đó là câu chuyện về số phận của những người con sau khi gia đình chẳng còn bền

"Tình yêu sét đánh” và cuộc hôn nhân có lời thề đặc biệt

Nam Phương Hoàng hậu có tên húy là Nguyễn Hữu Thị Lan, xuất thân trong một gia đình rất giàu có. Sau này, bà đi du học ở Pháp. Vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông là con trai duy nhất của Hoàng đế Khải Định và cũng được gửi đi du học ở Pháp từ khi còn bé.

Có lẽ cùng chung sự am hiểu về văn hóa Tây phương mà trong một buổi dạ tiệc ở Đà Lạt, hai người đã gặp và cảm mến nhau. Tuy vậy, cũng có những thông tin cho rằng trước khi có cuộc gặp gỡ ấy, Nguyễn Hữu Thị Lan đã từng gặp Bảo Đại ở con tàu từ Pháp về Việt Nam năm 1932.

Những ngày nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan cùng chơi quần vợt, trò chuyện qua lại. Chỉ nhờ vài ngày gặp mặt, họ đã nảy sinh tình cảm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ rằng cuộc gặp này có sự sắp xếp để chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân.

“Tinh yeu set danh”, so phan buon cua 5 nguoi con vua Bao Dai

Vua Bảo Đại - Nam Phương Hoàng hậu cùng các con. 

Nói về Nguyễn Hữu Thị Lan, Bảo Đại từng tâm sự: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”.

Đám cưới của họ được tổ chức vào ngày 20 tháng 3 năm 1934 tại điện Kiến Trung. Chỉ 4 ngày sau, bà Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong thành Nam Phương Hoàng hậu. Đó là một trong những điều kiện mà gia đình họ Nguyễn đặt ra khi Vua đến hỏi cưới bà.

Ngoài chuyện đó, còn có những điều kiện khác đi kèm như sau: Được giữ nguyên đạo Công giáo, các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo, vua Bảo Đại vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo và hôn lễ này phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau, giữ hai tôn giáo khác nhau. Hơn nữa, Nguyễn Hữu Thị Lan cũng yêu cầu Vua phải bãi bỏ chế độ hậu cung, phi tần và tuân thủ nguyên tắc hôn nhân một vợ - một chồng.

Trước đó, những điều này đã bị phản đối quyết liệt. Tuy vậy, vua khẳng định chắc chắn trước Hoàng tộc triều Nguyễn rằng: “Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình”.

Tuy Vua đã chấp nhận rất nhiều điều kiện để cưới Hoàng hậu nhưng sau này, câu chuyện tình yêu của họ vẫn bị nghi ngờ. Đáp lại, cả Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đều từng lên tiếng khẳng định tình cảm của mình.

“Tinh yeu set danh”, so phan buon cua 5 nguoi con vua Bao Dai-Hinh-2
 Hoàng hậu và Hoàng tử Bảo Thắng.

Hoàng hậu từng trả lời một bài phỏng vấn vào năm 1933 để nói về vấn đề này:"Cuộc hôn nhân giữa tôi và Hoàng thượng là một sự tình cờ. Vì hai người đã gặp nhau trong một bữa dạ hội ở Dinh Đốc lý Darles tại thị xã Đà Lạt vào năm 1933. Lúc ấy tôi mới 20 tuổi, tôi không để ý gì đến Hoàng đế, nhưng Hoàng đế đã chú ý đến tôi…".

Cuộc hôn nhân đau đớn và số phận buồn của các con

Thế nhưng, sau tất cả những tình yêu từ ban đầu đó, cuối cùng cuộc hôn nhân của họ lại không được như ý.

Thời gian đầu sau khi kết hôn, họ sống rất hạnh phúc. Nam Phương Hoàng hậu đã sinh cho chồng 5 người con. Thế nhưng càng về sau, tình cảm giữa họ càng phai nhạt.

Mặc dù từng mê đắm Hoàng hậu nhưng Vua Bảo Đại lại là người rất trăng hoa, ham chơi. Sau Cách Mạng Tháng Tám, Vua Bảo Đại thoái vị, cả gia đình rời khỏi cung. Ông ra Hà Nội làm Cố vấn Chính Phủ. Nam Phương Hoàng hậu ở lại Huế.

Và từ đây, bà phát hiện chồng mình qua lại lén lút với những người phụ nữ khác nhau. Có thể kể đến một số cái tên như Thứ phi Mộng Điệp, Lý Lệ Hà, Hoàng Tiểu Lan, Phi Ánh và cả người vợ chính thức thứ hai có tên là Monique Baudot. Cả hai kết hôn và có giấy hôn thú vào năm 1972.

Cựu hoàng và Hoàng hậu Nam Phương tan vỡ, chuyện về số phận những người con của họ cũng được quan tâm.

“Tinh yeu set danh”, so phan buon cua 5 nguoi con vua Bao Dai-Hinh-3
 Hình ảnh về Vua và Hoàng hậu.

Thái tử Bảo Long chào đời vào năm 1936. Vương triều sụp đổ ông sang Pháp năm 11 tuổi và học tập tại College des Roches - một trong những trường nổi tiếng nhất tại Pháp. Sau này ông tham gia vào quân đội Pháp sang chiến trường Algeria. Từ giã binh nghiệp, ông làm việc cho một ngân hàng.

Khác với người bố Bảo Đại có tình trường lừng lẫy, Bảo Long lận đận hơn nhiều. Thái tử đã cưới một quả phụ người Pháp có hai người con riêng. Suốt đời ông không có một đứa con ruột nào.

Cuộc sống buồn chán khiến Bảo Long càng ngày càng ăn chơi, tiêu tán dần số tài sản mà Hoàng hậu Nam Phương để lại. Thậm chí ông cũng bán đấu giá nhiều báu vật Hoàng gia được thừa kế từ mẹ mình để lấy tiền tiêu xài.

Năm 2007, Bảo Long qua đời ở Pháp ở tuổi 71, sau cái chết của cha mình đúng 10 năm.

“Tinh yeu set danh”, so phan buon cua 5 nguoi con vua Bao Dai-Hinh-4
 Công chúa Phương Mai.

Hoàng tử Bảo Thắng sinh năm 1943, qua Pháp khi mới 3 tuổi và theo học trường Couvent des Oiseaux mà Hoàng hậu từng theo học.

Hoàng tử Bảo Thắng sống ở Paris và suốt đời không lập gia đình. Ông chỉ thích vẽ tranh, chơi nhạc. Như vậy là cả hai người con trai của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đều không sinh đứa con nào.

Công chúa Phương Mai sinh năm 1937 lại không gặp được hạnh phúc trong hôn nhân. Bà đã có đến mấy đời chồng nhưng cuộc sống vẫn chưa viên mãn.

Công chúa từng cưới một người Pháp gốc Do Thái và sinh con trai. Thế nhưng người chồng này sớm bỏ rơi bà vì thấy vợ tuy con cháu dòng dõi Hoàng tộc nhưng lại chẳng có mấy của nả. Ngay cả bố vợ thân là vua nhưng cũng thường xuyên không có tiền.

Công chúa cũng kết hôn với một phi công nhưng sau khi sinh con, cả hai đã ghen tuông rồi chia tay. Người chồng tiếp theo có gốc gác Hoàng tộc Italia nhưng chết sớm, để lại cho bà mấy đứa con.

Tốt số nhất chính là công chúa Phương Liên, sinh năm 1938. Bà đã cưới một người chồng Pháp làm ngân hàng. Sau này, hai vợ chồng đến Hong Kong sinh sống. Hoàn cảnh gia đình rất tốt nên thi thoảng bà vẫn gửi tiền cho cha tiêu xài.

Công chúa Phương Dung sinh năm 1942 lại sinh sống khá khó khăn với đồng lương của nghề giữ trẻ. Chuyện chồng con của công chúa không được tiết lộ.

Sau tất cả, dù sinh ra trong gia đình gốc gác cao quý, nhà mẹ rất giàu có nhưng những Công chúa, Hoàng tử cũng không có cuộc sống tốt đẹp. Và hơn thế, chuyện tình của họ cũng long đong lận đận, chẳng phải ai cũng được trọn vẹn.

Nhan sắc tuyệt mỹ các giai nhân đi qua đời cựu hoàng Bảo Đại

Vua Bảo Đại không chỉ nổi tiếng là ông vua cuối cùng của triều Nguyễn mà còn được biết đến là một ông hoàng lẫy lừng trong tình trường.

Nhan sac tuyet my cac giai nhan di qua doi cuu hoang Bao Dai
Nguyễn Thị Hữu Lan – tên thật của Nam Phương hoàng hậu được tấn phong Hoàng hậu khi vừa tròn 19 tuổi. Nam Phương sở hữu một vẻ đẹp đài các, mặn mà đậm chất Á Đông.  

Cận cảnh kiến trúc độc đáo trong dinh Bảo Đại ở Vũng Tàu

Dinh Bảo Đại ở Vũng Tàu là một công trình độc đáo kiến trúc châu Âu, sở hữu tầm nhìn hướng biển đẹp mê hồn.

Can canh kien truc doc dao trong dinh Bao Dai o Vung Tau
Vua Bảo Đại được biết với nhiều dinh thự xa hoa trải dài khắp 3 miền đất nước, trong đó phải kể đến tòa dinh Bảo Đại nằm tại Vũng Tàu. Ảnh: Vivu 

Đọc nhiều nhất

Tin mới