Tình tiết mới tại phiên phúc thẩm ông Đinh La Thăng

Chiều 20/6, tại phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đồng phạm, đại diện VKSND Cấp cao tại Hà Nội đã đề nghị HĐXX tạm dừng phiên tòa để hội ý do có tình tiết mới phát sinh. 
 

Tình tiết mới tại phiên phúc thẩm ông Đinh La Thăng
Sau đó, chủ tọa tuyên bố tạm dừng xét xử theo đề nghị của kiểm sát viên và sẽ tiếp tục vào sáng nay (21/6).
Trước đó, 4 bị cáo nguyên là thành viên HĐTV PVN và các nhân chứng là thư ký HĐTV có lời khai mâu thuẫn liên quan đến lần góp vốn thứ ba của PVN vào OceanBank. Theo án sơ thẩm, OceanBank từng có văn bản đề nghị cổ đông là PVN hỗ trợ và tăng vốn điều lệ ở mức tối đa 20% vào OceanBank, tức PVN phải góp thêm 100 tỷ đồng trước ngày 15/5/2011.
Lúc này, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có hiệu lực quy định “một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng…”.
Bị cáo Phan Đình Đức tại tòa.
 Bị cáo Phan Đình Đức tại tòa.
Ngày 12/5/2011, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó TGĐ PVN ký văn bản số 124 gửi HĐTV xin ý kiến về việc góp tiền vào OceanBank. Ngày 13/5/2011, các bị cáo Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Phan Đình Đức đồng ý; bị cáo Đinh La Thăng và 2 người khác không biểu quyết.
Bà Nguyễn Thị Thủy Tiên - Tổ trưởng tổ thư ký HĐTV ký báo cáo tuần thể hiện có 4/7 thành viên HĐTV biểu quyết đồng ý tăng vốn điều lệ. Từ đó, bị cáo Nguyễn Xuân Thắng ký nghị quyết chấp thuận tăng vốn điều lệ của OceanBank và bị cáo Nguyễn Xuân Sơn ký quyết định góp thêm 100 tỷ đồng vào ngân hàng này, nâng số vốn của PVN tại OceanBank lên 800 tỷ đồng.
Tại tòa, bà Thủy Tiên khai, gửi kèm theo công văn 124 nói trên có tờ trình của TGĐ, công văn của OceanBank và dự thảo Nghị quyết (về việc góp vốn - PV) của HĐTV về việc góp vốn. Ngược lại, các cựu thành viên HĐTV đều khẳng định, ngoài văn bản 124, họ không nhận được dự thảo Nghị quyết của HĐTV.
Bị cáo Phan Đình Đức còn khẳng định ngày 17/5/2011 mới nhận được văn bản 124 nói trên và ông ký vào chỉ để khẳng định đã xem, không có ý kiến chấp thuận hay không.
“Văn bản thể hiện thời hạn cho ý kiến cuối cùng là ngày 15/5 nhưng ngày 17/5 tôi mới nhận được… Tôi khẳng định không ký vào ngày 13 và tôi có chứng cứ ngoại phạm...” - ông Đức khai.
Chủ tọa hỏi bà Thủy Tiên: “Khi thu hồi lại (các ý kiến của HĐTV), bà có nhận đủ 3 tài liệu này không? Bà Thủy Tiên đáp: “Thời gian 7 năm rồi tôi không nhớ nữa. Khi thu hồi lại, tôi chuyển cho anh Lê Hải Ninh - chuyên viên giúp việc”. Tuy nhiên, ông Ninh cũng cho biết không nhớ việc này. Chủ tọa cho rằng đây là vấn đề liên quan đến trách nhiệm lưu giữ hồ sơ và yêu cầu đại diện PVN làm rõ vấn đề này.
Ngày 12/5/2011, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó TGĐ PVN ký văn bản số 124 gửi HĐTV xin ý kiến về việc góp tiền vào OceanBank (tăng thêm vốn điều lệ ở mức tối đa 20% vào OceanBank). Ngày 13/5/2011, các bị cáo Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Phan Đình Đức đồng ý; bị cáo Đinh La Thăng và 2 người khác không biểu quyết.

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: "HĐXX vụ Đinh La Thăng phải chịu áp lực tâm lý lớn"

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ - nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự TW cho rằng hội đồng xét xử vụ án Đinh La Thăng chắc chắn phải chịu những áp lực tâm lý lớn. Tuy nhiên, "tôi tin HĐXX vụ án ông có trái tim nóng và cái đầu lạnh".

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: "HĐXX vụ Đinh La Thăng phải chịu áp lực tâm lý lớn"
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ. (Ảnh: Quốc hội)
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ. (Ảnh: Quốc hội) 
Ngày mai TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên án vụ ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đồng phạm. Về diễn biến phiên tòa những ngày qua, PV Dân Việt có trao đổi với thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ -nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, hiện là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội.

Ông Đinh La Thăng: Công thì ít, tội thì nhiều

(Kiến Thức) - Ông Đinh La Thăng từng được ghi nhận trên nhiều lĩnh vực. Nhưng với hành vi sai phạm khi làm lãnh đạo PVN, ông sẽ phải bị xử lý nghiêm minh để làm gương cho những người khác…

Ông Đinh La Thăng: Công thì ít, tội thì nhiều
Trong ngày hôm nay 22/1, bị cáo Đinh La Thăng và các bị cáo trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài” sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) sẽ bị tuyên án. Tuy nhiên, vấn đề công, tội của bị cáo Đinh La Thăng vẫn đang được dư luận đặc biệt quan tâm với nhiều ý kiến khác nhau.
Bị cáo Đinh La Thăng.
 Bị cáo Đinh La Thăng.

Vụ án Đinh La Thăng: Còn những điều “khủng khiếp” cao hơn phạt tù

(Kiến Thức) - Ngoài đối diện với những mức án phạt mà HĐXX vừa tuyên, bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm còn đối mặt với nhiều mức án khác từ dư luận, còn cao hơn án phạt tù như vết nhơ trong cuộc đời khó gột rửa.

Vụ án Đinh La Thăng: Còn những điều “khủng khiếp” cao hơn phạt tù
Tòa tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT (nay là hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 13 năm tù về tội Cố ý làm trái. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc PVC 14 năm tù về tội Cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt chung bị cáo Thanh phải chấp hành là tù chung thân.
Đánh giá toàn bộ phiên xét xử đại án trên, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn ĐBQH Bến Tre) - Ủy viên Thường trực các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc đứng trước vành móng ngựa chắc chắn không phải là ước nguyện của bất kỳ một ai. “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”, rơi vào tình trạng đó là một việc cực kì bi đát, nhất là một người như ông Đinh La Thăng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.