Tình tiết ít biết quanh thương vụ S-300 Nga, Iran

(Kiến Thức) - Nga đề xuất cung cấp biến thể S-300VM cho Iran trong khi sắc lệnh cấm bán được ký kết trước đó đề cập tới cấm cung cấp tất cả biến thể S-300.

Theo tờ Lenta, chính phủ Nga không ngừng những nỗ lực thuyết phục Iran rút đơn kiện ra tòa án quốc tế đòi 4 tỷ USD do đổ vỡ việc bán tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp người đồng nghiệp Iran Hasan Ruhani của mình và đã đưa ra cho ông này “đề xuất không phải là nhắc lại, mà hoàn toàn mới tinh”. Bản chất của đề xuất này hiện chưa được biết, nhưng có điều rõ ràng: “Iran trở thành lá bài mới trong cuộc tranh cãi của Nga với Mỹ liên quan đến chiến dịch quân sự ở Syria”.
Những chuyện rắc rối nảy sinh quanh tên lửa S-300PMU1 bắt đầu từ khi Nga, Iran đã ký hợp đồng mua bán 5 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 năm 2005. Tổng giá trị cuộc làm ăn này gần 800 triệu USD, trong đó Iran đã chuyển 167 triệu USD tạm ứng trước.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 - "tâm điểm" căng thẳng Nga, Iran.
 Hệ thống tên lửa phòng không S-300 - "tâm điểm" căng thẳng Nga, Iran.
Mãi đến năm 2007 chính quyền Nga mới công bố chính thức về thoả thuận này, song vì nhiều lý do khác nhau đã không vội thực hiện hợp đồng, lấy lý do có vấn đề kỹ thuật. Iran đã nhiều năm chờ đợi việc cung cấp các tổ hợp này, dù trong hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm hợp đồng 300-400 triệu USD.
Tháng 6/2010, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ra nghị quyết số 1929 cấm bán cho Iran “mọi loại xe tăng chiến đấu, xe bọc thép chiến đấu, các hệ thống pháo cỡ lớn, máy bay chiến đấu, trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa hoặc hệ thống tên lửa như chúng được xác định cho mục tiêu của Đăng kiểm vũ khí thông thường của Liên hợp quốc”. Như vậy, chỉ cấm bán cho Iran các loại vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự tấn công.
Cụ thể đối với các hệ thống tên lửa mà nghị quyết đề cập đến, Đăng kiểm Liên Hợp quốc quy định “tên lửa có và không điều khiển, tên lửa đạn đạo hoặc có cánh có khả năng mang đầu đạn hoặc vũ khí khác đến cự ly không dưới 25km, cũng như các phương tiện được chế tạo hoặc cải tiến chuyên để phóng những tên lửa như vậy gồm cả các vật thể bay điều khiển từ xa, nhưng không phải tên lửa đất đối không”, cũng như các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai.
Về mặt hình thức, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc không áp đặt lệnh cấm cung cấp các hệ thống phòng không (mà tính chất phòng thủ của chúng được xác định ngay trong tên gọi). Tuy nhiên đa số các nước phương Tây, mà trước hết là Mỹ đã lên tiếng phản đối Nga thực hiện hợp đồng bán S-300PMU1 cho Iran.
Tháng 9/2010, ông Dmitry Medvedev, khi đó là Tổng thống Nga đã ký sắc lệnh “Về các biện pháp để thực hiện nghị quyết 1929 ngày 9/6/2010 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc”. Trong sắc lệnh này ông đã trích dẫn nguyên văn phần chỉ dụ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, bổ sung thêm vào đó các hệ thống S-300.
“Cấm trung chuyển qua lãnh thổ Liên bang Nga (kể cả theo đường hàng không), đưa ra khỏi lãnh thổ Liên bang Nga sang Iran, cũng như chuyển giao cho Iran ngoài biên giới Liên bang Nga bằng cách sử dụng tàu biển hoặc máy bay mang quốc kỳ Liên bang Nga mọi loại xe tăng chiến đấu, xe bọc thép chiến đấu, các hệ thống pháo cỡ lớn, máy bay chiến đấu, trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa hoặc hệ thống tên lửa như chúng được xác định cho mục tiêu của Đăng kiểm vũ khí thông thường của Liên hợp quốc, các hệ thống tên lửa phòng không S-300, hoặc là các phương tiện vật chất liên quan đến toàn bộ những gì trên đây, bao gồm cả phụ tùng dự trữ, hoặc là các vật dụng được Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc hoặc Uỷ ban của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc chỉ ra”, trích dẫn sắc lệnh.
Nga khẳng định là S-300 nằm trong phạm vi quy định của nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, nhưng lại không giải thích, vì sao các biện pháp trừng phạt quốc tế lại không thể áp dụng đối với Tor-M1E - hệ thống phòng không.
Nga khẳng định là S-300 nằm trong phạm vi quy định của nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, nhưng lại không giải thích, vì sao các biện pháp trừng phạt quốc tế lại không thể áp dụng đối với Tor-M1E - hệ thống phòng không.
Sau quyết định như vậy của Tổng thống Medvedev, người lúc đó đang nói về khởi động lại quan hệ chính trị với Mỹ, chính phủ Iran tháng 4/2011 đã đưa đơn kiện Tập đoàn Rosoboronexport ra toà án quốc tế ở Geneva. Mức đòi bồi thường là 4 tỷ USD, gấp 10 lần mức phạt được quy định trong hợp đồng do không cung cấp S-300PMU1. Tehran đã cố ý đưa ra số tiền này cốt sao Moscow dễ chấp nhận đàm phán về bán các tổ hợp phòng không.
Mong muốn thoả thuận với Iran rút đơn kiện, Nga đã đề nghị một cách không nhất quán bán bổ sung các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1E. Vấn đề là, lúc đó chính quyền Nga khẳng định là S-300 nằm trong phạm vi quy định của nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, nhưng lại không giải thích, vì sao các biện pháp trừng phạt quốc tế lại không thể áp dụng đối với Tor-M1E. Nếu gắng gượng có thể quy S-300PMU1 là vũ khí tấn công, bởi vì với những toạ độ mục tiêu chính xác nhất định, các tổ hợp này có thể đánh vào các đối tượng trên mặt đất. Nhưng về mặt giá trị của tên lửa và tính hiệu quả thì việc sử dụng S-300 như vậy thật sự gây nhiều nghi ngờ.
Iran đã không đồng ý với những đề xuất mới của Nga. Giữa tháng 9/2013 báo Kommersant đã viết dựa vào nguồn tin thân cận với điện Kremli, rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định đưa ra đề xuất với Tehran bán 5 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa S-300VM Antey 2500. Các tổ hợp này có thể được bán để đổi lấy việc rút đơn kiện khỏi toà án quốc tế. Đồng thời Đại sứ Iran ở Nga Seied Mahmud Reza Sajadi tuyên bố, nếu Moscow có thể đưa ra cho Tehran đề xuất các tổ hợp tin cậy và không đắt thì Iran có thể đồng ý với việc đó.
Lệnh cấm được áp dụng cho mọi biến thể S-300 nhưng tại sao Nga lại muốn cung cấp S-300VM cho Iran.
 Lệnh cấm được áp dụng cho mọi biến thể S-300 nhưng tại sao Nga lại muốn cung cấp S-300VM cho Iran.
Nguồn tin của báo Kommersant khẳng định, là các tổ hợp Antey 2500 giống như S-300PMU1, không vi phạm các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp quốc. Ngoài ra, chính những tổ hợp này cũng không nằm trong diện phải tuân thủ sắc lệnh do Medvedev ký. Điều sau, dẫu sao, cũng đáng nghi ngờ, bởi vì trong sắc lệnh thì các tổ hợp phòng không được coi là S-300, có nghĩa là lệnh cấm được áp dụng cho tất cả các biến thể của các hệ thống như vậy, cho dù đó là PMU-1, PMU-2, VM hay F.
Như vậy, thay cho S-300PMU1 hợp lý hơn là đề nghị với Iran tổ hợp mới S-400 hoặc thậm chí S-350E Vityaz (sử dụng tên lửa 9M96 của S-300PMU-2). Việc giới thiệu phương án xuất khẩu của tổ hợp này đã diễn ra tại triển lãm hàng không MAKS-2013.
Ngay sau khi báo Kommersant đăng tin, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố, là Putin không giao nhiệm vụ chuẩn bị vấn đề bán cho Iran tổ hợp S-300VM. Tuy nhiên, không lâu sau biết được là ngày 13/9 vừa qua, bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức hợp tác Thượng hải, Putin đã gặp người đồng nghiệp Iran Hasan Ruhani của mình và đã đưa ra cho ông này “đề xuất không phải là nhắc lại, mà hoàn toàn mới tinh”. Bản chất của đề xuất này, cũng như câu trả lời của phía Iran, tạm thời chưa được công bố. Chỉ biết là đã có nói về vụ kiện của Iran đối với Nga.
Hiện tại, rõ được một điều, chính quyền Nga trong thời gian sắp tới sẽ phải đưa ra quyết định về bán tổ hợp phòng không cho Iran, cho dù chính các tổ hợp này đã hoàn toàn bị mất đồng bộ. Vấn đề ở chỗ, là có xác suất cao toà án ở Geneva sẽ chấp nhận phía Iran và đáp ứng đơn kiện, và Nga với tư cách kế thừa pháp lý của Liên Xô, theo công ước NewYork năm 1958, sẽ phải chấp hành phán quyết của toà án trọng tài quốc tế và thanh toán tiền phạt cho Iran.
So sánh tính năng các hệ thống tên lửa phòng không tầm cao.
 So sánh tính năng các hệ thống tên lửa phòng không tầm cao.
Thực tế sự lựa chọn của Moscow trong trường hợp này không lớn: hoặc là nộp phạt và, như phương Tây mong muốn, sẽ không bán S-300 cho Tehran nữa, hoặc là bán tổ hợp cho Iran và như vậy thách thức Mỹ, hoặc là, rút cục, từ chối thực hiện mọi cam kết không bán S-300 và không trả tiền phạt. Bất cứ quyết định nào trong số này cũng đặt Moscow vào tình trạng hết sức phức tạp.
Sự nhượng bộ Mỹ sẽ ảnh hưởng cả đến uy tín quốc tế của Nga, cả đến ngân sách vì tổng tiền phạt là rất đáng kể, còn sự nhượng bộ Tehran sẽ phá hoại thêm quan hệ với Mỹ, những quan hệ vừa mới giảm căng thẳng do bất đồng về Syria và Moscow đã cho người làm hợp đồng với tình báo Mỹ Edvard Snouden nơi trú ngụ. Còn nếu như Nga sẽ từ chối bán S-300 và trả tiền phạt, thì nước này có nguy cơ mất phần đáng kể khách hàng mua vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự trong số các quốc gia Ả Rập, cũng có nghĩa là một nguồn thu đáng kể do bán vũ khí (năm 2012 xuất khẩu quân sự của Nga vượt quá 13 tỷ USD). Do đó điện Kremli chỉ còn trông cậy vào “đề nghị hoàn toàn mới tinh”.

Tại sao Israel “khiếp sợ” tên lửa S-300?

Mới đây, chính quyền Nga tuyên bố sẽ chuyển giao cho Quân đội Syria các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 theo hợp đồng đã được ký kết từ trước đó. Động thái này được đưa ra sau khi Không quân Israel thực hiện hai cuộc không kích các mục tiêu quân sự ở ngoại ô Damascus vào ngày 3-5/5.

Góc cạnh “người kế tục” tên lửa phòng không S-300

Vinh dự có mặt trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới nhà máy của Tập đoàn Almaz-Antey, chuyên gia quân sự Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Igor Korotchenko đã chụp những bức ảnh về hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa Vityaz. Đây là hệ thống phòng không được mong đợi là sẽ thay thế tên lửa S-300PS trong Quân đội Nga. Trong ảnh là bệ phóng tự hành của hệ thống tên lửa Vityaz trong nhà máy của Almaz-Antey.
Vinh dự có mặt trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới nhà máy của Tập đoàn Almaz-Antey, chuyên gia quân sự Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Igor Korotchenko đã chụp những bức ảnh về hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa Vityaz. Đây là hệ thống phòng không được mong đợi là sẽ thay thế tên lửa S-300PS trong Quân đội Nga. Trong ảnh là bệ phóng tự hành của hệ thống tên lửa Vityaz trong nhà máy của Almaz-Antey.

Hệ thống phòng không Vityaz được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…). Một khẩu đội Vityaz gồm: đài radar điều khiển hỏa lực; một xe điều khiển và 3 bệ phóng. Tất cả đều được đặt trên khung gầm xe bánh lốp KAMAZ 8x8.
Hệ thống phòng không Vityaz được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…). Một khẩu đội Vityaz gồm: đài radar điều khiển hỏa lực; một xe điều khiển và 3 bệ phóng. Tất cả đều được đặt trên khung gầm xe bánh lốp KAMAZ 8x8.

Vityaz có thể sử dụng 2 loại đạn tên lửa gồm: đạn tầm xa 9M96E (tầm bắn 120km) và đạn tầm ngắn 9M100 (tầm bắn 15km). Tùy vào loại đạn mà số lượng đạn trên bệ phóng cũng khác nhau. Trong ảnh có thể hệ thống ống phóng dành cho đạn 9M96E (tối đa 12 quả/bệ). Còn với đạn 9M100, bệ phóng mang được tới 32 quả.
Vityaz có thể sử dụng 2 loại đạn tên lửa gồm: đạn tầm xa 9M96E (tầm bắn 120km) và đạn tầm ngắn 9M100 (tầm bắn 15km). Tùy vào loại đạn mà số lượng đạn trên bệ phóng cũng khác nhau. Trong ảnh có thể hệ thống ống phóng dành cho đạn 9M96E (tối đa 12 quả/bệ). Còn với đạn 9M100, bệ phóng mang được tới 32 quả.

Trong trạng thái hành quân, bệ phóng được đặt nằm ngang như S-300 và khi chiến đấu thì bệ phóng sẽ được dựng thẳng đứng như trong ảnh.
Trong trạng thái hành quân, bệ phóng được đặt nằm ngang như S-300 và khi chiến đấu thì bệ phóng sẽ được dựng thẳng đứng như trong ảnh.

Xe điều khiển của khẩu đội Vityaz.
Xe điều khiển của khẩu đội Vityaz.

Vityaz trang bị radar điều khiển hỏa lực mạng pha (trong ảnh) có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc, cung cấp kênh dẫn đường tấn công 8 mục tiêu cùng lúc với 2 đạn/mục tiêu.
Vityaz trang bị radar điều khiển hỏa lực mạng pha (trong ảnh) có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc, cung cấp kênh dẫn đường tấn công 8 mục tiêu cùng lúc với 2 đạn/mục tiêu.

Khí tài khác của Vityaz.
Khí tài khác của Vityaz.

Ngoài những hình ảnh về Vityaz, chuyên gia Igor Korotchenko còn cung cấp một số hình ảnh về hệ thống S-400 trong nhà máy.
Ngoài những hình ảnh về Vityaz, chuyên gia Igor Korotchenko còn cung cấp một số hình ảnh về hệ thống S-400 trong nhà máy.

Đây có thể là biến thể bệ phóng S-400 dùng khung gầm cơ sở xe bánh lốp MZKT thay vì BAZ.
Đây có thể là biến thể bệ phóng S-400 dùng khung gầm cơ sở xe bánh lốp MZKT thay vì BAZ.

Phương tiện chở đạn tên lửa dùng khung gầm xe MZKT trong nhà máy hiện đại của Almaz-Antey.
Phương tiện chở đạn tên lửa dùng khung gầm xe MZKT trong nhà máy hiện đại của Almaz-Antey.

Mô hình thể hiện các khu vực bên trong nhà máy sản xuất tên lửa của Tập đoàn Almaz-Antey – nhà chế tạo tên lửa phòng không số 1 nước Nga, hàng đầu thế giới.
Mô hình thể hiện các khu vực bên trong nhà máy sản xuất tên lửa của Tập đoàn Almaz-Antey – nhà chế tạo tên lửa phòng không số 1 nước Nga, hàng đầu thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới