Tỉnh nào ở miền Tây có nhiều thị trấn nhất?

Tỉnh nào ở miền Tây có nhiều thị trấn nhất?

Có thêm 3 thị trấn chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm nay, đây hiện là tỉnh nhiều thị trấn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đầu năm nay,  An Giang chính thức có thêm 3 thị trấn được thành lập từ các xã tương ứng là thị trấn Vĩnh Thạnh Trung thuộc huyện Châu Phú, thị trấn Vĩnh Bình thuộc huyện Châu Thành, và thị trấn Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn. Như vậy, An Giang hiện có 19 thị trấn, là tỉnh có nhiều thị trấn nhất ở khu vực miền Tây. Ảnh: Tôi Tới Đây.
Đầu năm nay, An Giang chính thức có thêm 3 thị trấn được thành lập từ các xã tương ứng là thị trấn Vĩnh Thạnh Trung thuộc huyện Châu Phú, thị trấn Vĩnh Bình thuộc huyện Châu Thành, và thị trấn Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn. Như vậy, An Giang hiện có 19 thị trấn, là tỉnh có nhiều thị trấn nhất ở khu vực miền Tây. Ảnh: Tôi Tới Đây.
3 huyện sau đây của tỉnh An Giang hiện có 3 thị trấn: Thoại Sơn (các thị trấn Núi Sập, Phú Hòa, Óc Eo), Tịnh Biên (các thị trấn Tịnh Biên, Nhà Bàng, Chi Lăng), Tri Tôn (các thị trấn Tri Tôn, Ba Chúc, Cô Tô). Trong ảnh là hồ Ông Thoại, một điểm du lịch ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: Báo An Giang.
3 huyện sau đây của tỉnh An Giang hiện có 3 thị trấn: Thoại Sơn (các thị trấn Núi Sập, Phú Hòa, Óc Eo), Tịnh Biên (các thị trấn Tịnh Biên, Nhà Bàng, Chi Lăng), Tri Tôn (các thị trấn Tri Tôn, Ba Chúc, Cô Tô). Trong ảnh là hồ Ông Thoại, một điểm du lịch ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: Báo An Giang.
5 huyện sau đây của tỉnh An Giang hiện có 2 thị trấn: An Phú (thị trấn An Phú và Long Bình), Châu Phú (thị trấn Cái Dầu và Vĩnh Thạnh Trung), Châu Thành (thị trấn An Châu và Vĩnh Bình), Chợ Mới (thị trấn Chợ Mới và Mỹ Luông), Phú Tân (thị trấn Phú Mỹ và Chợ Vàm). Trong ảnh là tượng đài bông lúa và những cánh cò thể hiện "sức sống bình yên" tại công viên thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Ảnh: Cổng thông tin du lịch An Giang.
5 huyện sau đây của tỉnh An Giang hiện có 2 thị trấn: An Phú (thị trấn An Phú và Long Bình), Châu Phú (thị trấn Cái Dầu và Vĩnh Thạnh Trung), Châu Thành (thị trấn An Châu và Vĩnh Bình), Chợ Mới (thị trấn Chợ Mới và Mỹ Luông), Phú Tân (thị trấn Phú Mỹ và Chợ Vàm). Trong ảnh là tượng đài bông lúa và những cánh cò thể hiện "sức sống bình yên" tại công viên thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Ảnh: Cổng thông tin du lịch An Giang.
Chùa Lầu, hay Phước Lâm Tự, nằm ở thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chùa được xây dựng với kiến trúc ấn tượng, có nhiều mái lầu mang tông màu đỏ chủ đạo, phảng phất nét Trung Hoa, Nhật Bản, thu hút nhiều bạn trẻ check-in. Ảnh: Lâm Lâm.
Chùa Lầu, hay Phước Lâm Tự, nằm ở thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chùa được xây dựng với kiến trúc ấn tượng, có nhiều mái lầu mang tông màu đỏ chủ đạo, phảng phất nét Trung Hoa, Nhật Bản, thu hút nhiều bạn trẻ check-in. Ảnh: Lâm Lâm.
Miễu (miếu) Bà Chúa Xứ Bàu Mướp nằm ở thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, được công nhận di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ khá phổ biến, ghi dấu ấn quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ. Ảnh: Jake Pham.
Miễu (miếu) Bà Chúa Xứ Bàu Mướp nằm ở thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, được công nhận di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ khá phổ biến, ghi dấu ấn quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ. Ảnh: Jake Pham.
Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo nằm ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Nơi đây trưng bày, giới thiệu tư liệu, hiện vật về một nền văn hóa nổi tiếng được phát hiện ở đây. Theo Cổng TTĐT An Giang, Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển trong thế kỷ 1-7, gắn liền với đất và người vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mekong, quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại. Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Ảnh: Trang thông tin Văn hóa Óc Eo.
Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo nằm ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Nơi đây trưng bày, giới thiệu tư liệu, hiện vật về một nền văn hóa nổi tiếng được phát hiện ở đây. Theo Cổng TTĐT An Giang, Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển trong thế kỷ 1-7, gắn liền với đất và người vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mekong, quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại. Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Ảnh: Trang thông tin Văn hóa Óc Eo.
Tại thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn có cây dầu rái 700 năm tuổi, được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) vinh danh là Cây Di sản Việt Nam. Theo Cổng thông tin du lịch An Giang, cây dầu rái này có tên khoa học là Dipterocarpus alatus Roxb, chu vi gần 8 m, cao khoảng 20 m. Ảnh: Cổng thông tin du lịch An Giang.
Tại thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn có cây dầu rái 700 năm tuổi, được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) vinh danh là Cây Di sản Việt Nam. Theo Cổng thông tin du lịch An Giang, cây dầu rái này có tên khoa học là Dipterocarpus alatus Roxb, chu vi gần 8 m, cao khoảng 20 m. Ảnh: Cổng thông tin du lịch An Giang.
Ngôi chùa có bánh xèo miễn phí ở An Giang Thiền viện Đông Lai (Tịnh Biên, An Giang) còn nổi tiếng với tên gọi "chùa bánh xèo". Điều này xuất phát từ việc những người trong chùa thường xuyên làm bánh xèo chay đãi khách.

GALLERY MỚI NHẤT