Có gì đặc biệt ở ngọn núi cao nhất miền Tây Nam Bộ?

Có gì đặc biệt ở ngọn núi cao nhất miền Tây Nam Bộ?

Đây là ngọn núi được xem là “nóc nhà của vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Theo Atlas địa lý Việt Nam, núi Cấm ở An Giang cao nhất miền Tây Nam Bộ. Ngọn núi này có chiều cao 705 m, được xem là “nóc nhà của Đồng bằng sông Cửu Long”. Ảnh: Báo An Giang.
Theo Atlas địa lý Việt Nam, núi Cấm ở An Giang cao nhất miền Tây Nam Bộ. Ngọn núi này có chiều cao 705 m, được xem là “nóc nhà của Đồng bằng sông Cửu Long”. Ảnh: Báo An Giang.
Núi Cấm cao nhất miền Tây Nam Bộ và cao thứ tư ở miền Nam, sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, núi Bà Ra ở Bình Phước, núi Chứa Chan ở Đồng Nai.
Núi Cấm cao nhất miền Tây Nam Bộ và cao thứ tư ở miền Nam, sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, núi Bà Ra ở Bình Phước, núi Chứa Chan ở Đồng Nai.
Có khí hậu mát mẻ, núi Cấm được mệnh danh là “Đà Lạt của An Giang”. Núi Cấm với nhiều truyền thuyết bí ẩn luôn thu hút rất đông phượt thủ và khách du lịch.
Có khí hậu mát mẻ, núi Cấm được mệnh danh là “Đà Lạt của An Giang”. Núi Cấm với nhiều truyền thuyết bí ẩn luôn thu hút rất đông phượt thủ và khách du lịch.
Trên đỉnh núi Cấm có bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á, cao gần 33,6 m (tính từ dưới chân đế đến đỉnh đầu), diện tích bệ tượng 27x27 m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Tháng 1/2006, tượng Phật Di Lặc được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục "tượng phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất Việt Nam"; đến ngày 29/5/2013 được công nhận là "tượng phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á.
Trên đỉnh núi Cấm có bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á, cao gần 33,6 m (tính từ dưới chân đế đến đỉnh đầu), diện tích bệ tượng 27x27 m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Tháng 1/2006, tượng Phật Di Lặc được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục "tượng phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất Việt Nam"; đến ngày 29/5/2013 được công nhận là "tượng phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á.
Núi Cấm, còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn, tên Khmer là Pnom ta piel hay Pnom po piêl. Đây là ngọn núi thuộc địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Núi Cấm, còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn, tên Khmer là Pnom ta piel hay Pnom po piêl. Đây là ngọn núi thuộc địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Núi Cấm là địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, cây cối xanh tươi. Các danh lam và danh thắng trên núi gồm chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Di lặc, hồ Thủy Liêm, công viên nước Thanh Long… Ảnh: Du lịch An Giang.
Núi Cấm là địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, cây cối xanh tươi. Các danh lam và danh thắng trên núi gồm chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Di lặc, hồ Thủy Liêm, công viên nước Thanh Long… Ảnh: Du lịch An Giang.
Vồ Bồ Hong (hay điện Bồ Hong) là nơi cao nhất trên đỉnh núi Cấm và trong dãy Thất Sơn. Lên đỉnh Bồ Hong, du khách có thể bao quát và ngắm toàn cảnh vùng núi Cấm tựa như một tấm lụa đa sắc màu. Tương truyền, trước đây, nhiều côn trùng gọi là bồ hong sinh sống nên mới gọi là vồ Bồ Hong. Vồ này có thờ tượng Ngọc Hoàng, hàng năm có rất đông người đến tham quan và chiêm bái. Đứng trên đỉnh núi từ trên cao, du khách sẽ được dịp nhìn thấy toàn cảnh cánh đồng lúa mênh mông trải dài đến tận vùng biển Hà Tiên và biên giới Tây Nam. Ảnh: Du lịch An Giang.
Vồ Bồ Hong (hay điện Bồ Hong) là nơi cao nhất trên đỉnh núi Cấm và trong dãy Thất Sơn. Lên đỉnh Bồ Hong, du khách có thể bao quát và ngắm toàn cảnh vùng núi Cấm tựa như một tấm lụa đa sắc màu. Tương truyền, trước đây, nhiều côn trùng gọi là bồ hong sinh sống nên mới gọi là vồ Bồ Hong. Vồ này có thờ tượng Ngọc Hoàng, hàng năm có rất đông người đến tham quan và chiêm bái. Đứng trên đỉnh núi từ trên cao, du khách sẽ được dịp nhìn thấy toàn cảnh cánh đồng lúa mênh mông trải dài đến tận vùng biển Hà Tiên và biên giới Tây Nam. Ảnh: Du lịch An Giang.

GALLERY MỚI NHẤT