Vì sao 18 đời vua Hùng nhưng chỉ có một ngày giỗ tổ?

Vì sao 18 đời vua Hùng nhưng chỉ có một ngày giỗ tổ?

Theo sách "Đại Nam hội điển sự lệ", lễ giỗ tổ Hùng Vương từng được các triều đại trước quy định.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" và các tài liệu lịch sử khác, vị vua đầu tiên cai quản nước ta là Kinh Dương Vương. Vua có tên huý Lục Tộc, cai quản nước Xích Quỷ (quốc hiệu đầu tiên của nước ta theo truyền thuyết) vào khoảng năm 2879 TCN.
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" và các tài liệu lịch sử khác, vị vua đầu tiên cai quản nước ta là Kinh Dương Vương. Vua có tên huý Lục Tộc, cai quản nước Xích Quỷ (quốc hiệu đầu tiên của nước ta theo truyền thuyết) vào khoảng năm 2879 TCN.
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Lạc Long Quân tên là Sùng Lãm, con trai của Kinh Dương Vương. Sau này, Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho Lạc Long Quân, trở thành  Hùng Vương đầu tiên.
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Lạc Long Quân tên là Sùng Lãm, con trai của Kinh Dương Vương. Sau này, Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho Lạc Long Quân, trở thành Hùng Vương đầu tiên.
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", lãnh thổ nước Văn Lang phía Đông giáp biển Nam Hải, phía Tây đến Ba Thục, phía Bắc đến hồ Động Đình (Tứ Xuyên - Trung Quốc) , phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Quảng Nam ngày nay).
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", lãnh thổ nước Văn Lang phía Đông giáp biển Nam Hải, phía Tây đến Ba Thục, phía Bắc đến hồ Động Đình (Tứ Xuyên - Trung Quốc) , phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Quảng Nam ngày nay).
Theo thần tích, Tản Viên Sơn Tinh (Sơn Tinh) tên thật là Nguyễn Tuấn, là con rể của Hùng Vương thứ 18, chồng của công chúa Mỵ Nương. Tương truyền, nhờ mang “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” tới trước, Sơn Tinh lấy được công chúa Mỵ Nương làm vợ.
Theo thần tích, Tản Viên Sơn Tinh (Sơn Tinh) tên thật là Nguyễn Tuấn, là con rể của Hùng Vương thứ 18, chồng của công chúa Mỵ Nương. Tương truyền, nhờ mang “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” tới trước, Sơn Tinh lấy được công chúa Mỵ Nương làm vợ.
Theo sách "Đại Nam hội điển sự lệ", lễ giỗ quốc tổ Hùng Vương được các triều đại trước quy định. Tuy nhiên, phải đến năm 1917, vua Khải Định của triều Nguyễn mới chính thức lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Quốc tổ Hùng Vương, sau khi thuận lời tâu của tuần phủ Phú Thọ. Đó là ngày giỗ cho cho tất cả 18 đời vua Hùng.
Theo sách "Đại Nam hội điển sự lệ", lễ giỗ quốc tổ Hùng Vương được các triều đại trước quy định. Tuy nhiên, phải đến năm 1917, vua Khải Định của triều Nguyễn mới chính thức lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Quốc tổ Hùng Vương, sau khi thuận lời tâu của tuần phủ Phú Thọ. Đó là ngày giỗ cho cho tất cả 18 đời vua Hùng.
Đền thờ các vua Hùng hiện nay nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây cũng chính là địa điểm hàng năm nhân dân tập trung làm giỗ Quốc tổ.
Đền thờ các vua Hùng hiện nay nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây cũng chính là địa điểm hàng năm nhân dân tập trung làm giỗ Quốc tổ.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Phù Đồng Thiên Vương Thánh Gióng đã giúp Hùng Vương thứ sáu đánh bại giặc Ân xâm lược, giữ nguyên bờ cõi nước nhà.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Phù Đồng Thiên Vương Thánh Gióng đã giúp Hùng Vương thứ sáu đánh bại giặc Ân xâm lược, giữ nguyên bờ cõi nước nhà.
Theo sách "Việt sử giai thoại", sau khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi, Thục Phán An Dương Vương cho dựng cột đá lập lời thề trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".
Theo sách "Việt sử giai thoại", sau khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi, Thục Phán An Dương Vương cho dựng cột đá lập lời thề trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".
Lạc Long Quân diệt hồ tinh cứu dân lành Sau khi tiến xuống miền đồng bằng, Lạc Long Quân tiếp tục diệt hồ tinh để đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân.

GALLERY MỚI NHẤT