Tỉnh kêu với Thủ tướng vì 1 năm tiếp quá nhiều đoàn thanh tra

Chủ tịch tỉnh Hậu Giang kêu với Thủ tướng, riêng năm 2018, tỉnh tiếp 11 đoàn: "Chúng tôi thấy quá nhiều, địa phương mất rất nhiều công sức phục vụ các đoàn".

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương (ngày 4/7), Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Lê Tiến Châu nêu thực tế việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán giúp địa phương nhận diện những vấn đề đã làm chưa chuẩn chỉ để có cơ hội khắc phục, sửa sai.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra thời gian qua việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có quá nhiều đoàn, nội dung trùng lắp nhau khiến địa phương mất rất nhiều công sức tập trung phục vụ.
"Riêng năm 2018 Hậu Giang tiếp 11 đoàn, chúng tôi thấy quá nhiều. Đề nghị các bộ ngành khi lập kế hoạch tranh tra, kiểm tra, kiểm toán có sự thống nhất, tránh trùng lặp gây khó khăn cho địa phương", Chủ tịch Hậu Giang nói.
Tinh keu voi Thu tuong vi 1 nam tiep qua nhieu doan thanh tra
 
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng việc chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra là việc không phải mới.
"Thủ tướng đã biết việc này và có chỉ thị 20 để tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra trong DN cũng như thanh tra, kiểm tra nói chung", ông nói.
Ông Khái cho biết, Thanh tra Chính phủ rất quan tâm vấn đề này. "Trong kế hoạch thanh tra 2019, chúng tôi đã giảm 30% các cuộc thanh tra thường xuyên".
Theo Tổng thanh tra Chính phủ, tình hình chồng chéo có một số lý do. Thứ nhất, chúng ta có nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Trong thiết kế hiện nay thực hiện theo luật nhưng đối tượng thanh tra, kiểm tra trùng nhau. Một dự án, các cơ quan này đều có chức năng thanh tra.
Trong khi đó, các cơ quan quyết định kế hoạch thanh tra không tập trung. Cụ thể như đối với Thanh tra Chính phủ là Chính phủ và Thủ tướng; đối với tỉnh là UBND tỉnh; với thanh tra bộ là bộ trưởng.
Với Kiểm toán Nhà nước thì Tổng Kiểm toán xin ý kiến QH thông qua UB Thường vụ QH. Theo nguyên tắc ở đâu có quyền lực thì ở đó có kiểm soát quyền lực; ở đâu có lãnh đạo chỉ đạo, điều hành thì có cơ quan thanh tra, giám sát giúp cho việc chỉ đạo, điều hành nhưng tổ chức hiện nay, theo luật và theo quy định của Đảng có chồng chéo.
Tổng Thanh tra nhìn nhận phản ánh của địa phương và DN đó là thực trạng. Vì vậy về lâu dài phải tính toán tổng thể, anh nào kiểm tra báo cáo tài chính, anh nào kiểm tra ngân sách, anh nào kiểm tra tính tuân thủ thi hành pháp luật… để tránh chồng chéo. Trong tổ chức thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm.
"Khi đã xác định cuộc thanh tra, kiểm tra thì kế hoạch rất quan trọng, phạm vi thế nào, đối tượng ra sao... Nếu không có kiểm tra, kiểm soát, không có chỉ đạo thì mở rộng rất tràn lan, không kiểm soát được", Tổng thanh tra cho biết tới đây TTCP sẽ có tổng kết chỉ thị 20 của Thủ tướng và tham mưu giải pháp phù hợp.

Tổng thanh tra Chính phủ: 'Có DNNN giấu lỗ, báo lời không thật'

Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái chỉ ra đây là hành vi "đa số" trong việc làm thất thoát vốn và tài sản mà các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gây ra.

Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trong lần đầu tiên báo cáo một vấn đề tại Quốc hội đã tỏ ra thẳng thắn khi nói về những sai phạm làm thất thoát vốn và tài sản của các DNNN.

Vĩnh Phúc và Thanh tra Chính phủ có nhiều cán bộ sắp nghỉ hưu công tác nước ngoài?

(Kiến Thức) - Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra việc nhiều cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc đi nước ngoài không đúng với chức năng, nhiệm vụ, trong đó có nhiều cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu. Tuy nhiên, tại TTCP cũng có cán bộ sắp nghỉ hưu được cử đi công tác nước ngoài.

Hàng loạt cán bộ Vĩnh Phúc đi công tác nước ngoài sai quy định
Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra về việc quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong việc cử đoàn đi nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2012-2016 chỉ ra việc nhiều cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc đi nước ngoài không đúng với chức năng, nhiệm vụ, trong đó có nhiều cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu.
Vinh Phuc va Thanh tra Chinh phu co nhieu can bo sap nghi huu cong tac nuoc ngoai?
 Trụ sở UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Cụ thể, tỉnh Vĩnh Phúc đã cử 430 đoàn với 1.762 lượt cán bộ với tổng số tiền chi từ ngân sách hơn 67 tỷ đồng. Trong đó, có 67 lượt cán bộ, công chức đi nước ngoài vì việc riêng theo các dạng du lịch, thăm thân nhân, nghỉ không lương trong thời gian này.
Thanh tra Chính phủ phát hiện một số đoàn của Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Vĩnh Phúc có thành phần chưa phù hợp với nội dung, chương trình hoạt động của đoàn.
Điển hình là Quyết định số 2446 năm 2013 có Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đi trong đoàn; Quyết định số 1584 năm 2013 có Chánh án TAND tỉnh, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh, Phó Bí thư Đảng uỷ khối; Quyết định số 2979 năm 2014 đi xúc tiến đầu tư tại Nga, Đan Mạch, Hà Lan và CH Séc có Phó giám đốc Công an tỉnh, Chánh văn phòng Tỉnh uỷ, Trưởng phòng Nội chính Văn phòng UBND tỉnh; Quyết định số 1741 năm 2014 đi xúc tiến đầu tư tại Australia và New Zealand có Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT.
Đáng chú ý, theo TTCP, đoàn đi xúc tiến đầu tư tại Australia và New Zealand còn có 5/12 người chuẩn bị nghỉ hưu theo chế độ.
"Các thành viên trên đều không nằm trong Ban chỉ đạo Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư, nhiệm vụ công tác không phù hợp với mục đích đoàn đi", Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.
Ngoài ra, kết luận thanh tra còn phát hiện một số lãnh đạo đơn vị đi theo thư mời đích danh của doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực quản lý là chưa đúng với Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư ban hành năm 2012.
Trong đó, năm 2012, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, và ông Dương Văn Bổ, Trưởng phòng, đi theo thư mời của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội; ông Nguyễn Phú Sơn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, đi theo thư mời của Công ty TNHH Sản phẩm Công nghệ FPT.
Năm 2013, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đi theo thư mời đích danh của Công ty TNHH Thương mại và chuyển giao công nghệ Hà Đô.
Với những vi phạm trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh việc thực hiện quy định về hợp tác quốc tế nói chung và cử đoàn đi nước ngoài nói riêng; tổ chức kiểm điểm, có hình thức xử lý tương xứng với các vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan.

Thanh tra Chính phủ cũng có nhiều cán bộ sắp nghỉ hưu đi nước ngoài

Vừa bêu tên tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều cán bộ đi công tác nước ngoài sai quy định, thế nhưng chính Thanh tra Chính phủ trong 2 năm 2018 và 2019,  cũng cử các đoàn đi công tác ở HongKong, Nhật Bản, Nga..., trong đó có nhiều lãnh đạo cấp Vụ và cấp Cục; một số cán bộ tham gia các đoàn công tác này chỉ còn từ 2 đến 6 tháng sẽ nghỉ hưu.

Các cán bộ đi công tác nước ngoài được Thanh tra Chính phủ chi trả tiền vé máy bay quốc tế, ăn tiêu, ở, thuê phương tiện đi làm việc hàng ngày, điện thoại... theo quy định của Bộ Tài chính.

Phó Tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam cho hay, từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2019, Thanh tra Chính phủ đã cử các đoàn đi công tác nước ngoài theo kế hoạch được phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương như đánh giá tình hình thực hiện các nội dung trong Bản ghi nhớ, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ; tham dự các diễn đàn đa phương, hội nghị quốc tế về phòng, chống tham nhũng, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo… và 3 đoàn đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.