Tình huống thiên tai nguy hiểm liên tiếp: Người dân hồi hương chú ý gì?

Bộ Công an, chính quyền các địa phương, các bộ, ngành thông tin kịp thời, khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển qua vùng bị ảnh hưởng của bão, lũ, sạt lở. Triển khai phương án hỗ trợ, bảo đảm an toàn đối với những người dân đang di chuyển từ các tỉnh phía Nam ra phía Bắc do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Tình huống thiên tai nguy hiểm liên tiếp: Người dân hồi hương chú ý gì?
Tình huống thiên tai nguy hiểm liên tiếp
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Công điện 1323/CĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên về việc chủ động ứng phó với bão, mưa lũ.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, tại khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to đến rất to, các tỉnh phía Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ có mưa to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng thấp trũng, ven sông.
Tinh huong thien tai nguy hiem lien tiep: Nguoi dan hoi huong chu y gi?
 Người dân cần  hạn chế di chuyển qua vùng bị ảnh hưởng của bão, lũ, sạt lở. Ảnh minh họa. Nguồn Dân Việt.
Đồng thời, hiện nay cơn bão có tên quốc tế Kompasu đang hoạt động ở ngay khu vực biển phía Đông Philippines, đêm mai (ngày 11/10/2021) bão có thể vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 8. Đây là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, sức gió mạnh nhất trên biển có thể tới cấp 10-11, giật cấp 13 và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, gây gió mạnh, mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trong một vài ngày tới.
Đây là tình huống thiên tai nguy hiểm liên tiếp (nguy cơ bão chồng bão, lũ chồng lũ) trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp ở một số địa phương, nhiều người dân đang di chuyển từ các tỉnh phía Nam ra phía Bắc qua khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất.
Đảm bảo an toàn cho người dân hồi hương
Để chủ động ứng phó thiên tai, hạn chế thiệt hại, bảo vệ an toàn tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ, triển khai kịp thời, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp ứng phó.
Cụ thể, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng, ngành thủy sản và giao thông kiểm soát, hướng dẫn, chỉ đạo, bảo đảm an toàn cho phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, cửa sông và tại khu neo đậu; bảo đảm an toàn cho người trên lồng bè nuôi trồng thủy hải sản và trên các đảo.
Chỉ đạo, tổ chức bảo đảm an toàn trên đất liền: Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở, nhất là sơ tán dân tại khu vực nguy hiểm (lưu ý phòng chống, dịch COVID-19); chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động ứng phó, nhất là tại các khu vực đã từng xảy ra ngập lụt, sạt lở đất năm 2020, sẵn sàng cho tình huống bị chia cắt, cô lập cục bộ.
Triển khai phương án bảo vệ sản xuất, đê điều, hồ đập; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, khắc phục khi có sự cố.
Kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu vực đã từng xảy ra sự cố năm 2020 để kịp triển khai sơ tán dân cư, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan có liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Bộ Công Thương chỉ đạo công tác vận hành bảo đảm an toàn hồ đập thuỷ điện, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở thông tin kịp thời, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống phải xả lũ khẩn cấp; kiểm tra công tác bảo đảm an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập, công trình thủy lợi, nhất là hồ đập xung yếu, công trình đang thi công sửa chữa; thu hoạch lúa và hoa màu, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo việc kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo rà soát phương án ứng phó, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ thu hoạch lúa, hoa màu, sơ tán, di dời dân cư, tìm kiếm cứu nạn, ứng phó và khắc phục hậu quả bão, mưa lũ khi có yêu cầu.
Bộ Công an phối hợp với chính quyền các địa phương và các bộ, ngành có liên quan thông tin kịp thời, khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển qua vùng bị ảnh hưởng của bão, lũ, sạt lở; chỉ đạo, triển khai phương án hỗ trợ, bảo đảm an toàn đối với những người dân đang di chuyển từ các tỉnh phía Nam ra phía Bắc do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
 >>> Mời độc giả xem thêm video Miền Bắc, Miền Trung Sẽ Ra Sao Trước “Biển Người” Hồi Hương? :

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống

COVID-19: Vietnam Airlines vận chuyển gần 600 công dân châu Âu hồi hương

(Kiến Thức) - Tổng cộng gần 600 hành khách là công dân Đức và Liên minh châu Âu sẽ khởi hành từ Việt Nam đi Frankfurt, Đức vào rạng sáng 6/4 và 8/4.

COVID-19: Vietnam Airlines vận chuyển gần 600 công dân châu Âu hồi hương
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, được sự chấp thuận của Chính phủ và Bộ Ngoại giao Việt Nam,  đáp ứng mong muốn hồi hương của công dân Đức và Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đã thực hiện 2 chuyến bay đặc biệt hành trình từ Việt Nam đi Đức trong các ngày 6 và 8/4.
Các chuyến bay được Chính phủ Đức tài trợ và Bộ ngoại giao Đức phối hợp với Vietnam Airlines triển khai.
COVID-19: Vietnam Airlines van chuyen gan 600 cong dan chau Au hoi huong
   Bên trong chuyến bay chở công dân Đức và EU hồi hương .
Theo đó, các chuyến bay khai thác bằng tàu Boeing 787-10 với tổng cộng gần 600 hành khách là công dân Đức và Liên minh châu Âu khởi hành từ Việt Nam đi Frankfurt, Đức vào rạng sáng 6/4 và hôm nay (8/4).
Chuyến bay ngày hôm nay còn kết hợp chở trang thiết bị y tế viện trợ của Chính phủ, nhân dân Việt Nam gửi tặng Chính phủ, nhân dân 5 nước Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Anh để hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19.
Theo VNA, công tác đón tiếp, phục vụ hành khách, hàng hóa từ mặt đất đến trên không được tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch bệnh. Toàn bộ phi hành đoàn được trang bị đồ bảo hộ y tế toàn thân.
Các hành khách đều được đo thân nhiệt, kiểm tra, phỏng vấn tình trạng sức khỏe trước khi lên tàu. Hành khách được yêu cầu sử dụng khẩu trang trong suốt chuyến bay. Nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc vật dụng dùng nhiều lần, Vietnam Airlines không phục vụ suất ăn nóng và tạp chí trên các chuyến bay này.
Trên chiều từ Đức về Việt Nam, các chuyến bay không chở hành khách, chỉ chở hàng hóa. Các máy bay được vệ sinh, khử trùng y tế toàn bộ khoang hành khách, buồng lái, hầm hàng ngay sau khi hạ cánh.
Chuyến bay có ý nghĩa đặc biệt với các hành khách Đức, châu Âu đang mắc kẹt tại Việt Nam do hiện nay, các chuyến bay thường lệ từ Việt Nam đi quốc tế đều đã bị tạm dừng.
Bên cạnh ý nghĩa vận chuyển hành khách hồi hương, viện trợ hàng hóa y tế, chuyến bay còn góp phần thắt chặt quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Đức và các nước châu Âu, hỗ trợ công cuộc phòng chống, đẩy lùi đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới.

Xót xa cảnh người dân hồi hương vì đại dịch COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 làm nhiều công nhân, lao động mất việc, mất thu nhập nên họ chọn cách bỏ thành phố, chạy xe máy về quê tránh dịch. Hình ảnh từng đoàn người di chuyển trên đường về quê đã khiến dư luận không khỏi xót xa.

Xót xa cảnh người dân hồi hương vì đại dịch COVID-19
Xot xa canh nguoi dan hoi huong vi dai dich COVID-19
Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ hướng dẫn, dẫn đường để không xảy ra ùn tắc giao thông.
Xot xa canh nguoi dan hoi huong vi dai dich COVID-19-Hinh-2
Ngay trong đêm, nhiều người đã lên đường rời khỏi thành phố để trở về quê hương.

Những chuyến hồi hương 'đặc biệt'

Dịch tại các tỉnh phía Nam tăng nhanh, những ngày qua, nhiều người dân ở Hà Tĩnh nối đuôi nhau trên chiếc xe máy vượt ngàn km để về quê.

Những chuyến hồi hương 'đặc biệt'
Vượt ngàn cây “chạy dịch”

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.