Tìm thấy xương của “rồng biển” 205 triệu năm to nhất thế giới

Một chiếc xương của con “rồng biển” khổng lồ dài 26 m vừa được phát hiện trên một bãi biển ở Anh, theo một báo cáo khoa học đăng trên tạp chí Plos One.

Tìm thấy xương của “rồng biển” 205 triệu năm to nhất thế giới
Các nhà khoa học cho biết đây là xương của một con rồng biển ichtyosaur khổng lồ dài 26m, có kích thước tương đương cá voi xanh.
Ảnh minh họa thằn lằn cá, một loài động vật tiền sử tuyệt chủng cách đây 90 triệu năm.
Ảnh minh họa thằn lằn cá, một loài động vật tiền sử tuyệt chủng cách đây 90 triệu năm. 
Ichtyosaur trong tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là “thằn lằn cá”. Loài động vật tiền sử này còn được gọi là rồng biển, theo Plos One.
Xương hàm của nó được nhà sưu tập hóa thạch Paul de la Salle phát hiện trên bãi biển ở Lilstock, nước Anh. Sau đó, Paul đã trở lại đây và phát hiện thêm nhiều xương nhỏ.
Các xương này cho thấy đây là con thằn lằn cá lớn nhất từng được phát hiện, theo các nhà khoa học
Paul cho biết: "Ban đầu, chiếc xương trông giống như một tảng đá. Nhưng sau khi nhìn thấy đường rãnh và cấu trúc xương, tôi nghĩ rằng nó có thể là một phần xương hàm của ichthyosaur”.
Paul sau đó báo cho các nhà cổ sinh vật học Dean Lomax đến từ Đại học Manchester và giáo sư Judy Massare thuộc Đại học Bang New York, những chuyên gia về ichtyosaur.
Paul cũng liên lạc với nhà địa chất học, tiến sĩ Ramues Gallois, người đã đến thăm bãi biển và xác định tuổi của hóa thạch là khoảng 205 triệu năm.
Hai nhà khoa học Lomax và Massare nhận định đây là chiếc xương không hoàn chỉnh, thuộc hàm dưới của một con thằn lằn cá khổng lồ.
Chiếc xương được phát hiện trên bãi biển ở Lilstock, nước Anh.
Chiếc xương được phát hiện trên bãi biển ở Lilstock, nước Anh. 
Lomax nói: "Nếu chỉ dựa trên miếng xương hàm này, rất khó để ước tính kích thước của con thằn lằn cá. Nhưng bằng cách so sánh với các bộ xương thằn lằn cá từng được tìm thấy, con thằn lằn này dài ít nhất 20-25 m”.
Theo tạp chí Plos One, thằn lằn cá cai trị đại dương trong thời kỳ khủng long và là một trong những hóa thạch phổ biến nhất được khai quật ở Anh.
Ichtyosaur tuyệt chủng cách đây 90 triệu năm, rất lâu trước khi khủng long tuyệt chủng.
Giống như động vật có vú, thằn lằn cá đẻ con chứ không đẻ trứng. Đây được cho là bước tiến hóa quan trọng đối với sinh vật biển, giải phóng chúng khỏi việc đẻ trứng.
Thằn lằn cá có vẻ ngoài giống cá heo và là họ hàng xa của rắn. Người ta cho rằng thằn lằn cá tiến hóa từ một loài bò sát không xác định trên đất liền và sau đó di chuyển xuống nước.
Chúng có bộ hàm dài và nhiều răng, được sử dụng để bắt các sinh vật biển khác.
Ichtyosaur xuất hiện lần đầu tiên khoảng 250 triệu năm trước, sớm hơn khủng long 20 triệu năm.

Hé lộ bất ngờ về nguồn gốc loài người qua hóa thạch cổ

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu về hóa thạch người tiền sử đã cho thấy loài người tiền sử đầu tiên xuất hiện ở Balkan chứ không phải ở châu Phi như giả thuyết trước đây.

Hé lộ bất ngờ về nguồn gốc loài người qua hóa thạch cổ

Như chúng ta đã biết, ngày nay tinh tinh là họ hàng sinh học gần nhất của con người, vậy thì tổ tiên chung xưa nhất của tinh tinh và người là loài nào, sinh sống ở đâu? Câu hỏi này là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thế giới nhân chủng học người cổ.

Theo giả thuyết hiện nay, loài người và tinh tinh đã phân nhánh cách đây khoảng 5-7 triệu năm và loài người tiền sử có mặt ở châu Phi đầu tiên. Lý thuyết 1994 của nhà nhân chủng học người cổ Yves Coppens từ nước Pháp cho rằng biến đổi khí hậu ở miền Đông Phi có vai trò quan trọng trong giả thuyết trên.

“Thủy quái” ăn thịt cá mập có thể là tổ tiên của con người

Loài thủy quái khổng lồ thời tiền sử dài tới 7m có thể là tổ tiên loài người, theo các nhà khoa học Trung Quốc.

“Thủy quái” ăn thịt cá mập có thể là tổ tiên của con người
Một hóa thạch được phát hiện ở Ninh Hạ, Trung Quốc, đã tạo ra cuộc tranh luận trong suốt thế kỷ qua: liệu tổ tiên của con người và các loài vật bốn chân khác có phải là một loài thủy quái khổng lồ thời tiền sử?

Bắt được cá mập thời tiền sử có 300 chiếc răng

Tuần này, các nhà khoa học đang nghiên cứu một dự án ngoài bờ biển Algarve vừa bắt được một con cá mập thời tiền sử.

Bắt được cá mập thời tiền sử có 300 chiếc răng
Con vật quái dị này được biết là loài cá mập mang xếp, từng xuất hiện cách đây 80 triệu năm. Có thể đây là sinh vật thời tiền sử duy nhất còn sống sót đến ngày nay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới