Tìm thấy Trái đất mới, to gấp 17 lần Trái đất

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học vừa tìm thấy siêu Trái đất có kích thước to gấp 17 lần, có bề mặt cứng như Trái đất của con người chúng ta.

Tìm thấy Trái đất mới, to gấp 17 lần Trái đất

Hành tinh mới tìm thấy được ví như một hành tinh “quái vật”, hay siêu Trái đất vì kích thước khổng lồ của nó. Hành tinh có bề mặt cứng như trái đất, song có kích thước gấp 17 lần hành tinh chúng ta, được các nhà thiên văn đặt tên là Kepler-10c.

Siêu Trái đất có kích thước to gấp 17 lần Trái đất chúng ta. Ảnh mô hình.
Siêu Trái đất có kích thước to gấp 17 lần Trái đất chúng ta. Ảnh mô hình.  
Kepler-10c cách Trái đất khoảng 560 năm ánh sáng, có mật độ vật chất 7,5g/cm3 (mật độ vật chất của Trái đất khoảng 5,5g/cm3), với mật độ vật chất như vậy, Kepler-10c không thể là quả cầu khí mà sẽ chứa vật chất dày đặc.

Hành tinh được phát hiện bởi kính thiên văn Kepler, phá vỡ các học thuyết ban đầu về sự hình thành các hành tinh đá, vì nếu có thể tạo ra đá, nó cũng có thể tạo ra sự sống. Trước đó, các nhà thiên văn học không tin rằng có một thế giới tương tự Trái đất tồn tại bởi theo lý thuyết cơ bản thì bất kì hành tinh nào lớn sẽ hút nhiều khí hydro, trở thành quả cầu khí khổng lồ tương tự như sao Mộc và sao Hải Vương.

Kepler-10c xoay quanh một ngôi sao chủ của có tuổi lên đến 11 tỷ năm, có thể đã xuất hiện trong thời kì đầu của vũ trụ (thời kỳ các ngôi sao bắt đầu nổ tung để tạo ra những nguyên tố nặng, là nguyên liệu cần thiết để tạo nên những hành tinh đá). Độ lớn của Kepler-10c khiến giới thiên văn bối rối vì Kepler-10c còn lớn hơn cả những "siêu Trái đất" mà con người từng phát hiện trước đây.

Hành tinh to, hành tinh nhỏ trong hệ mặt trời

(Kiến Thức) - Hiện, trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh chúng có kích thước và khối lượng không giống nhau chia làm 2 nhóm.

Hành tinh to, hành tinh nhỏ trong hệ mặt trời

 

Hỏi: Tôi muốn biết, các hành tinh trong hệ Mặt Trời có cùng kích thước và khối lượng với nhau không? - Nguyễn Văn Anh (Đông Anh, Hà Nội).

Tìm thấy sự sống ngoài Trái đất trên hành tinh màu tím?

(Kiến Thức) - Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu muốn “bắt sóng” với người ngoài trái đất, chúng ta nên tập trung vào những hành tinh màu tím.

Tìm thấy sự sống ngoài Trái đất trên hành tinh màu tím?
Hành tinh màu tím được dự đoán là nơi có sự sống. (Ảnh: Internet)
 Hành tinh màu tím được dự đoán là nơi có sự sống. (Ảnh: Internet)

Trong nỗ lực tìm kiếm và khám phá sự sống trong vũ trụ, một nhóm các nhà thiên văn học đã mô phỏng các hành tinh tiềm năng bằng cách tái hiện lịch sử sinh học của Trái đất. Từ đó, họ đưa ra dự đoán: nếu muốn liên lạc với người ngoài trái đất, chúng ta nên tập trung tìm kiếm những hành tinh màu tím.

Những khám phá kỳ quái về loài chim

(Kiến Thức) - Hiệp ước đình chiến kỳ lạ giữa diệc và cá sấu, kền kền râu biết nhuộm lông cho thời trang, chim Zoothera lunulata dùng khí đầy hơi tìm thức ăn…

Những khám phá kỳ quái về loài chim
Hiệp ước đình chiến kỳ lạ giữa diệc và cá sấu Mỹ. Chúng có một mối quan hệ phức tạp, có lợi ở vùng đầm lầy Everglades, thuộc Florida, Mỹ. Cá sấu thường quần thảo thảm thực vật tại đầm lầy để tìm thức ăn, khiến những con cá chết có thể góp phần vào nhu cầu tìm kiếm thức ăn của diệc. Ngoài ra, cá sấu cung cấp sự bảo vệ cho trứng của loài diệc khỏi chuột và động vật có vú. Tuy nhiên, đổi lại thì cá sấu thỉnh thoảng sẽ được “chén” vài con diệc con. Theo đánh giá, sự hiện diện của cá sấu đủ để bù đắp chi phí tổn thất cho diệc.
Hiệp ước đình chiến kỳ lạ giữa diệc và cá sấu Mỹ. Chúng có một mối quan hệ phức tạp, có lợi ở vùng đầm lầy Everglades, thuộc Florida, Mỹ. Cá sấu thường quần thảo thảm thực vật tại đầm lầy để tìm thức ăn, khiến những con cá chết có thể góp phần vào nhu cầu tìm kiếm thức ăn của diệc. Ngoài ra, cá sấu cung cấp sự bảo vệ cho trứng của loài diệc khỏi chuột và động vật có vú. Tuy nhiên, đổi lại thì cá sấu thỉnh thoảng sẽ được “chén” vài con diệc con. Theo đánh giá, sự hiện diện của cá sấu đủ để bù đắp chi phí tổn thất cho diệc.  
Zoothera lunulata là một loài chim thuộc họ Hoét, dùng khí đầy hơi của nó để tìm ra thức ăn là những con giun. Loài này hướng khí hơi của nó vào khu vực của những con giun, làm cho con mồi bị rối loạn và kích động, khi đó chim sẽ xác định chính xác vị trí con mồi và thưởng thức một bữa ăn nhanh.
Zoothera lunulata là một loài chim thuộc họ Hoét, dùng khí đầy hơi của nó để tìm ra thức ăn là những con giun. Loài này hướng khí hơi của nó vào khu vực của những con giun, làm cho con mồi bị rối loạn và kích động, khi đó chim sẽ xác định chính xác vị trí con mồi và thưởng thức một bữa ăn nhanh. 
Chim sẻ ngô xanh là những tên trộm sữa. Loài chim này có chiến thuật tìm thức ăn khá thông minh, ở một số thị trấn ở Anh, chúng thường theo sau những người giao sữa buổi sáng, dùng mỏ chọc thủng nắp đậy và uống một lượng sữa nhỏ đầy gần đỉnh chai.
Chim sẻ ngô xanh là những tên trộm sữa. Loài chim này có chiến thuật tìm thức ăn khá thông minh, ở một số thị trấn ở Anh, chúng thường theo sau những người giao sữa buổi sáng, dùng mỏ chọc thủng nắp đậy và uống một lượng sữa nhỏ đầy gần đỉnh chai. 
Kền kền râu biết nhuộm lông cho thời trang. Loài này nhuộm lông với các chất tự nhiên, bắt đầu từ khoảng 7 tuổi bằng cách ngâm lông vào bùn giàu chất sắt và đất sét khoáng. Có nghiên cứu cho hay loài này khẳng định địa vị xã hội và xếp hạng thông qua thói quen tự nhuộm màu của chúng.
Kền kền râu biết nhuộm lông cho thời trang. Loài này nhuộm lông với các chất tự nhiên, bắt đầu từ khoảng 7 tuổi bằng cách ngâm lông vào bùn giàu chất sắt và đất sét khoáng. Có nghiên cứu cho hay loài này khẳng định địa vị xã hội và xếp hạng thông qua thói quen tự nhuộm màu của chúng. 
Chim sẻ xanh biết cách dùng cây thơm để ngăn vi khuẩn có hại gây bệnh. Các nhà nghiên cứu tìm thấy khá nhiều mảnh cây lạ có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phá hoại trong tổ của loài chim sẻ xanh, và một số cây có ảnh hưởng tích cực đến số lượng tế bào máu của loài này.
Chim sẻ xanh biết cách dùng cây thơm để ngăn vi khuẩn có hại gây bệnh. Các nhà nghiên cứu tìm thấy khá nhiều mảnh cây lạ có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phá hoại trong tổ của loài chim sẻ xanh, và một số cây có ảnh hưởng tích cực đến số lượng tế bào máu của loài này. 
Thế giới chim cũng có cướp biển. Chim cướp biển Bắc cực (Jaeger), chim chiến (frigatebird) được biết đến thường quấy rối các loài chim biển khác cho đến khi chúng nôn ra bữa ăn mới nhất cho những con chim này, sau đó chúng sẽ đón nhận những thực phẩm bay ra từ trong bụng đối phương ra không trung và nuốt chửng.
Thế giới chim cũng có cướp biển. Chim cướp biển Bắc cực (Jaeger), chim chiến (frigatebird) được biết đến thường quấy rối các loài chim biển khác cho đến khi chúng nôn ra bữa ăn mới nhất cho những con chim này, sau đó chúng sẽ đón nhận những thực phẩm bay ra từ trong bụng đối phương ra không trung và nuốt chửng. 
Chim hoét Swainson có chiêu trò câu kéo bạn giao phối khá độc đáo. Khi di cư từ Nam Mỹ đến Bắc Mỹ để trú đông, loài này thường xác lập một vùng lãnh thổ riêng của mình, tuyên bố không nhận chim cái vào khu vực. Lợi dụng tâm lý “càng khó càng muốn có được” của chim cái, những con chim đực sẽ miễn cưỡng cho phép chim cái vào lãnh thổ của họ. Chim hoét khá chung thủy, có thể quan hệ cùng một bạn tình trong thời gian lên tới 5 năm.
Chim hoét Swainson có chiêu trò câu kéo bạn giao phối khá độc đáo. Khi di cư từ Nam Mỹ đến Bắc Mỹ để trú đông, loài này thường xác lập một vùng lãnh thổ riêng của mình, tuyên bố không nhận chim cái vào khu vực. Lợi dụng tâm lý “càng khó càng muốn có được” của chim cái, những con chim đực sẽ miễn cưỡng cho phép chim cái vào lãnh thổ của họ. Chim hoét khá chung thủy, có thể quan hệ cùng một bạn tình trong thời gian lên tới 5 năm. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới