Sau khi tạm ngưng tìm kiếm do trời tối, sáng nay, Bộ Quốc phòng tiếp tục điều nhiều người, phương tiện tìm kiếm cứu hộ 2 phi công điều khiển Su-22 gặp nạn trên vùng biển tỉnh Bình Thuận.
Trước đó, trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Hùng Tân - Chánh văn phòng Ủy ban PCLB-TKCN tỉnh Bình thuận cho biết, chiều tối 16/4, cán bộ trên tàu Biên phòng 11-1901 đã trục vớt được 3 thùng rỗng, nghi là thùng dầu của máy bay gặp nạn. Các thùng này có mùi dầu, mang số hiệu 5863, màu đỏ, đã được đưa về cảng Phú Quý.
Hình ảnh máy bay Su-22 của Không quân Việt Nam. |
Thông tin trên Tuổi Trẻ lúc 8h50, ông Tân, cho hay thời tiết lúc này - gió trên vùng biển Phú Quý cấp 3, 4, thuận lợi cho việc tìm kiếm cứu nạn 2 chiếc SU-22.
Hiện nay có 10 tàu cá tại Phú Quý đang sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn khi được huy động. Công tác tìm kiếm cứu nạn hiện do Bộ Quốc phòng điều phối. Tuy nhiên, phía tỉnh Bình Thuận cũng đã chuẩn bị mọi phương tiện cần thiết để tham gia hỗ trợ công tác cứu nạn khi được yêu cầu. "Chúng tôi đã sẵn sàng trong bất cứ tình huống nào", ông Nguyễn Hùng Tân nói.
Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Thuận cho biết một tàu tìm kiếm cứu nạn hoạt động thường trực trên đảo Phú Quý chở nhiều chiến sĩ quần thảo liên tục trên vùng biển Phú Quý nhưng vẫn chưa thấy hai máy bay SU-22 và phi công.
Trước đó, ông Nguyễn Hùng (ngụ thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, thuyền trưởng) khẳng định đã trực tiếp nhìn thấy máy bay tiêm kích Su-22 rơi ở vị trí cách đảo Phú Quý khoảng 7 hải lý khi đang đánh bắt hải sản xa bờ trên thuyền mang số hiệu 828.
Lúc 11h24 ngày 16/4, Biên đội 2 máy bay SU-22 cất cánh từ sân bay Phan Rang ra khu vực vùng trời đảo Phú Quý đã bị mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút (khu vực mất mục tiêu ở Bắc đảo Phú Quý khoảng 10-20km).
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị Phòng không - Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Quân khu 7 khẩn trương điều động lực lượng, phương tiện đang hoạt động ở khu vực biển miền Trung và Bình Thuận phối hợp với ngư dân trên biển tìm kiếm cứu nạn 2 phi công, đồng thời xác định khu vực máy bay rơi.
Hai phi công gặp nạn gồm Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370; Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị Phòng không - Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Quân khu 7 khẩn trương điều động lực lượng, phương tiện đang hoạt động ở khu vực biển miền Trung và Bình Thuận phối hợp với ngư dân trên biển tìm kiếm cứu nạn 2 phi công, đồng thời xác định khu vực máy bay rơi.
Hai phi công gặp nạn gồm Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370; Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.