Tìm thấy 3 thi thể thủy thủ tàu ngầm Kilo Ấn Độ

Thợ lặn Hải quân Ấn Độ đã tìm thấy 3 thi thể thủy thủ đầu tiên trên tàu ngầm INS Sindhurakshak bị nổ, bốc cháy và chìm.

Ngày 16/8, Hải quân Ấn Độ cho biết, các thợ lặn đã tìm thấy thi thể của 3 thủy thủ trên tàu ngầm INS Sindhurakshak, chiếc tàu bị hư hỏng nặng sau vụ nổ và bốc cháy, 15 thủy thủ hiện chưa tìm thấy gần như không còn cơ hội sống sót.
Trước đó, ngày 14/8, tàu ngầm INS Sindhurakshak do Nga chế tạo khi đang neo đậu tại cảng Mumbai đã phát nổ và bốc cháy làm 18 thủy thủ mất tích. Vụ việc này được đánh giá là thảm họa tồi tệ nhất của Hải quân Ấn Độ trong hơn 4 thập kỷ qua.
Theo thông tin ban đầu, những thi thể vừa được tìm thấy ở khoang phía sau tháp chỉ huy và đã được gửi đi giám định ADN do bị cháy tới mức không thể nhận diện.
Thợ lặn đang cố gắng bơm nước ra khỏi tàu.
 Thợ lặn đang cố gắng bơm nước ra khỏi tàu.
Nguồn tin Hải quân Ấn Độ cho rằng, với những thi thể thủy thủ vừa tìm thấy cùng những gì đã xảy ra có thể kết luận chắc chắn rằng không có cơ hội tìm thấy các thủy thủ khác còn sống sót sau thảm kịch này.
Danh tính của 18 thủy thủ trên chiếc tàu ngầm xấu số đã được Hải quân Ấn Độ chính thức công bố, những người thân của họ đã bắt đầu đến Mumbai. Đô đốc D.K. Joshi, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ trước đó lên tiếng cảnh báo đất nước “chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất” với số phận của 18 thủy thủ và có vẻ như điều đó đang dần trở thành hiện thực.
Theo thông tin của Hải quân, một lượng lớn bùn đất đã tràn vào tàu INS Sindhurakshak, làm cản trở công tác tìm kiếm cứu nạn. Sức nóng của vụ nổ cũng làm tan chảy các phần bên trong con tàu, làm biến dạng các cửa ra vào và cản trở việc tiếp cận các buồng trên tàu.
Vụ nổ có lẽ gây ra nhiệt lượng cực lớn khiến bên trong tàu biến dạng và các thi thể khó có thể còn nguyên vẹn.
 Vụ nổ có lẽ gây ra nhiệt lượng cực lớn khiến bên trong tàu biến dạng và các thi thể khó có thể còn nguyên vẹn.
Đội thợ lặn ban đầu cố gắng vào bên trong tàu ngầm bằng cách cắt nóc tàu nhưng không thành. Sau đó, họ cố gắng vào bên trong thông qua phần đuôi nhưng cũng không thu được kết quả. Các nỗ lực để làm tàu ngầm INS Sindhurakshak nổi trở lại cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị cần thiết và thủy triều thay đổi đã làm cản trở công tác cứu hộ.
Tàu ngầm INS Sindhurakshak, 16 “tuổi đời”, vừa trở về Ấn Độ hồi tháng 4 sau 2 năm rưỡi được gửi đi Nga để nâng cấp về vũ khí, thông tin liên lạc và động cơ với chi phí lên đến 80 triệu USD.

Đột nhập hệ thống radar tối mật dưới thời Liên Xô

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia người Nga đã có dịp “đột nhập” vào bên trong thăm thú hệ thống radar cảnh báo sớm tầm siêu xa tối mật dưới thời Liên Xô.

Nhằm cung cấp khả năng cảnh báo sớm tầm xa chống lại máy bay đối phương xâm nhập vào lãnh thổ Liên Xô và hỗ trợ các khẩu đội tên lửa tầm xa, từ năm 1960, Cục thiết kế SKB (Liên Xô) bắt đầu nghiên cứu phát triển hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa mang tên P-70 Lena-M (trong ảnh).
  Nhằm cung cấp khả năng cảnh báo sớm tầm xa chống lại máy bay đối phương xâm nhập vào lãnh thổ Liên Xô và hỗ trợ các khẩu đội tên lửa tầm xa, từ năm 1960, Cục thiết kế SKB (Liên Xô) bắt đầu nghiên cứu phát triển hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa mang tên P-70 Lena-M (trong ảnh).
Chương trình phát triển chính thức hoàn thiện năm 1968 khi radar hoàn tất cuộc thử nghiệm và được chấp nhận đưa vào trang bị. Có tất cả 11 đài radar cảnh báo sớm P-70 Lena-M được chế tạo và triển khai ở nhiều khu vực khác nhau trong Liên bang Xô Viết và kể cả quốc gia đồng minh, như Mông Cổ.
 Chương trình phát triển chính thức hoàn thiện năm 1968 khi radar hoàn tất cuộc thử nghiệm và được chấp nhận đưa vào trang bị. Có tất cả 11 đài radar cảnh báo sớm P-70 Lena-M được chế tạo và triển khai ở nhiều khu vực khác nhau trong Liên bang Xô Viết và kể cả quốc gia đồng minh, như Mông Cổ.

Giải mã “vật thể lạ” ở đuôi tiêm kích F-35

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu mới đây đăng tải vài bức ảnh về thiết bị lạ gắn ở phía đuôi một chiếc tiêm kích tàng hình F-35A bay thử nghiệm.

Theo các nguồn tin, thiết bị kỳ lạ này nằm trong cuộc thử nghiệm tiêm kích F-35A bay góc tấn lớn vào cuối năm ngoái. Phía đuôi được gắn bộ dù đặc biệt nhằm giúp máy bay tở lại cân bằng trong trường hợp máy bay vượt ra khỏi giới hạn khi bay góc tấn lớn (F-35A thiết kế để bay với góc tấn 50 độ).
Theo các nguồn tin, thiết bị kỳ lạ này nằm trong cuộc thử nghiệm tiêm kích F-35A bay góc tấn lớn vào cuối năm ngoái. Phía đuôi được gắn bộ dù đặc biệt nhằm giúp máy bay tở lại cân bằng trong trường hợp máy bay vượt ra khỏi giới hạn khi bay góc tấn lớn (F-35A thiết kế để bay với góc tấn 50 độ). 
Phi công bay thử nghiệm F-35A lắp thiết bị dù đặc biệt Dave 'Doc' Nelson.
 Phi công bay thử nghiệm F-35A lắp thiết bị dù đặc biệt Dave 'Doc' Nelson.

Đọc nhiều nhất

Tin mới