Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật

Dược Sư nghĩa là thầy thuốc, nói đủ là Tiêu tai diên thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Tiêu tai diên thọ là mục tiêu của Phật Dược Sư. 

Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật
Tu hành cần phải đặt mục tiêu để hướng tới. Nếu chúng ta đặt mục tiêu quá cao thì sẽ không đến được. Đức Phật đặt mục tiêu trong tầm tay nên Ngài tiến đến được.
Tôi luôn đặt mục tiêu phấn đấu trên bước đường tu hành và tôi nhìn lên Phật, Bồ-tát thấy các Ngài cũng đặt mục tiêu, nhưng không phải một ngày, một đời, mà phải trải qua nhiều kiếp thì cũng làm được. Vì vậy, các Ngài là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Chúng ta chọn một vị Phật để làm mục tiêu phấn đấu đi tới, cũng tới được. Nếu chọn Phật Dược Sư làm mục tiêu phấn đấu đi tới thì chúng ta bắt đầu tìm hiểu hành trạng là việc làm của Ngài. Hoặc chọn Phật Thích Ca là đối tượng gần chúng ta hơn, Ngài ở ngay Ta-bà và cũng là biểu tượng mà chúng ta tôn thờ kính trọng.
Tieu Tai Dien Tho Duoc Su Phat
 Ảnh minh họa. 

Tôi tụng kinh Dược Sư thấy chư Phật mười phương khen ngợi Phật A Di Đà và cũng khen ngợi Phật Thích Ca. Phật mười phương khen Phật Di Đà khéo tạo phương tiện cho người tu hành, như có tiếng suối reo, chim hót, v.v… tất cả đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, không làm ác. Phật Thích Ca nói thọ mạng ở thế giới Cực lạc dài lâu, có trước Phật Thích Ca mười kiếp và hiện vẫn tồn tại và còn tồn tại lâu nữa.

Ngược lại, Phật Di Đà cũng khen Phật Thích Ca ở thế giới ngũ trược mà thành Vô thượng Chánh đẳng giác và Ngài cũng khéo dùng phương tiện dìu dắt chúng sanh ra khỏi Nhà lửa tam giới. Chư Phật mười phương thường tùy hỷ, khen nhau để sách tấn nhau. Chúng ta theo dấu chân Phật cũng phải tập như vậy, ai có hạnh tốt, chúng ta đều tùy hỷ, khen ngợi, còn ganh tỵ nói xấu nhau là ác ma. Dưới mắt tôi, không có người xấu. Trước mặt tôi, quý thầy này đi xuất gia tu hành được là điều tốt và các Phật tử ngày Chủ nhật không đi chơi mà về đây tu học là điều tốt.

Muốn đi con đường tốt thì phải thấy việc tốt của người và khen điều tốt; đừng thấy xấu, vì đem cái xấu vô lòng là mình xấu rồi và chê bai người thì sẽ bị chê lại. Theo kinh nghiệm, tôi thấy người hay chê thường sẽ làm những gì như họ đã chê. Thấy tốt để chúng ta tùy hỷ và trong đời, chúng ta thấy tốt nhiều là chúng ta kết duyên được với Phật, Bồ-tát, thì sẽ không thấy nhân gian và ta ra khỏi Nhà lửa, nên người thấy ta, họ cũng thoát khỏi tham lam ích kỷ và cũng theo ta ra khỏi Nhà lửa. Còn ta không ưa họ thì họ cũng khó chịu với ta, là biến thành Nhà lửa tam giới.

Phật Thích Ca cho biết Đức Dược Sư đặt mục tiêu phấn đấu thủ tiêu tất cả tai họa của chúng sanh và thành tựu mục tiêu đó, nên Ngài thành Phật Dược Sư, chính cái tên của Ngài đã thể hiện mục tiêu đó. Chư Phật đều do hạnh mà thành danh. Cũng như Phật Thích Ca nghĩa là vạn năng, đó là mục tiêu phấn đấu của Ngài như vậy, việc nào Ngài cũng làm được, người theo hay người chống Ngài đều độ được, điều gì Ngài cũng biết nên có tôn danh như vậy. Hay Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh đặt mục tiêu có ánh sáng như mặt trời, mặt trăng và ngọn đèn. Mặt trời và mặt trăng là ánh sáng phổ biến, tức là chân lý; nhưng mặt trời mặt trăng không chiếu vô đường hầm sanh tử được, nên phải nhờ ánh sáng của ngọn đèn rọi soi. Phật phát tâm tu và bừng sáng chân lý, ví như mặt trời và từ ánh mặt trời chiếu qua hành tinh khác để hành tinh đó phát ánh sáng thành mặt trăng có ánh sáng mát dịu hơn, tức là có sự điều tiết.

Nói cách khác, thành Phật, Ngài không đem sự hiểu biết cao tột cho chúng sanh được, vì ánh sáng mặt trời đó mà chiếu vô ta là ta thành tro bụi, nên phải qua hành tinh khác chiếu ngược lại ta để ta không bị nóng bức. Vì vậy, khi Phật đến với chúng ta, Ngài phải hiện ứng thân là thân người giống như ta mới chung sống được và Ngài phải sử dụng ngôn ngữ của loài người để truyền bá giáo pháp, ví như ngọn đèn.

Mục tiêu của Phật Dược Sư là tiêu trừ nghiệp chướng trần lao cho chúng sanh, gọi là tiêu tai; nhưng pháp tiêu tai nghiệp chướng này của Dược Sư không hiểu được, nên gọi là thần chú tiêu tai, hay Dược Sư quán đảnh chơn ngôn, ta không hiểu, nhưng biết đây là chỗ tu chứng của Ngài. Ta đọc thần chú này để cảm được bi lực của Phật Dược Sư, nên cảm thấy chấn động trong lòng và có sự thay đổi là tất cả tai họa bị đốt sạch. Ta có thể tạm hiểu nó là sức nóng từ bản thể tâm ta, khi ta đọc thần chú, nó có thể thiêu đốt tai họa. Hoàn cảnh khó khổ, không vượt được, nhưng trì tụng thần chú Dược Sư với lòng chí thành tin tưởng công phu tu hành vô thượng của Phật Dược Sư và nương nhờ vào uy lực của Ngài mà họa tai tiêu tan và làm cho lòng chúng ta sáng lên, kinh gọi là các vị tinh tú hiện trong lòng chúng ta khiến cho bầu trời đen tối của tâm tan mất. Còn ta tụng Dược Sư thần chú, nhưng nghĩ người này xấu, người kia ác thì ác đã ngự trị lòng ta, nên tai họa chẳng những không tiêu mà còn giáng xuống ta.

Ngoài ra, Phật Thích Ca cho biết rằng Phật Dược Sư còn đạt mục tiêu là diên thọ, tức làm cho mạng sống của người được kéo dài. Muốn kéo dài mạng sống, song song với việc cảm hạnh của Phật Dược Sư, còn phải giữ tám phần trai giới. Không giữ như vậy, kinh Dược Sư không linh nghiệm, hay Phật Dược Sư không gia bị chúng ta được. Tám phần trai giới chính yếu là tu Bát quan trai. Các Phật tử về chùa tu Bát quan trai làm lễ thọ giới một ngày một đêm phải giữ giới thanh tịnh thực sự. Không giữ tám phần trai giới thì cầu diên thọ không được và còn phải mở kho bố thí cúng dường trai tăng. Bố thí cúng dường tùy theo sức của mình đến đâu làm đến đó, không phải vay mượn. Làm đúng pháp thì trước tiên tai họa mất, kế đến mạng sống chúng ta kéo dài, tất cả khó khăn nguy hiểm không đến, tâm được an thì được trường thọ.

Tại sao ta bệnh và chết yểu, vì nhiều đời ta phạm tội sát sanh. Trong bao tử chúng ta là nghĩa địa chứa không biết bao nhiêu sinh mạng. Ăn chay là bắt đầu cải táng “cái nghĩa địa bao tử”. Tu đúng pháp trải qua tối thiểu ba năm là ta ăn chay được, vì cải táng được một phần ba cái mồ trong Thức của chúng ta. Ăn chay được sáu năm là cải táng được một nửa. Chúng ta tồn tại do thức ăn và hơi thở. Mỗi ngày chúng ta chôn sinh mạng của chúng sanh trong bao tử đến hết chỗ chứa mới thôi. Ăn chay cải táng mồ chôn này thì trải qua mười hai năm, nghĩa địa trong tâm thức được cải táng hết, nên cơ thể khỏe và phiền muộn không còn. Lúc mới ăn chay còn thèm mặn và mệt mỏi.

Bác sĩ Trần Vạn Kim bảo tôi rằng: “Chú ăn chay thì tôi không chữa bệnh”, vì tôi bị nám phổi, ho lao, ăn chay không đủ dinh dưỡng, làm sao sống. Lúc đó tôi nghĩ mình phải cải táng nghĩa địa này, sống cũng tu, chết cũng tu và cuối cùng tôi sống, còn bạn sợ ăn chay chết thì chết hết.

Ba năm đầu, chúng ta bắt đầu cải táng nghĩa địa thì cơ thể chúng ta chưa quen, chưa tiếp thu đồ chay được, nên nó hành hạ ta. Cơ thể chúng ta, dòng họ chúng ta, ông bà chúng ta, tế bào của chúng ta đã quen nuôi dưỡng bằng thịt cá rồi. Tôi có suy nghĩ tại sao con voi, con bò ăn cỏ mà khỏe; phải chăng vì ông bà tổ tiên nó cũng ăn cỏ. Theo tôi, ta tu hành phải tìm cách thay đổi truyền thống và thay đổi tế bào để nó có sức tiếp thu đồ chay. Chúng ta nhận thấy không phải ăn thịt chúng sanh mà khỏe mạnh. Ngày nay, thấy rõ ăn thịt có nhiều độc tố hơn.

Phật khuyên chúng ta nên phóng sanh, nhưng phóng sanh cũng có hai mặt. Vì ta sát sanh, nên phóng sanh để thay đổi nghiệp; nhưng thấy vật bị bắt và sắp chết, ta cứu nó, như ông Trần Quang Nhị là thân sinh của ngài Huyền Trang mua con cá sắp bị giết để phóng sanh. Ngày nay, Phật tử nghĩ phóng sanh có phước, chẳng hạn người 80 tuổi đặt mua 80 con chim để thả cho có phước. Việc làm này hoàn toàn sai, vì chúng ta không đặt hàng thì những con chim đó đã không bị bắt và chúng bị nhốt lâu, đói khát kiệt sức, thả ra bay không nổi, làm mồi cho các con mèo.

Mùa hạ năm nào, chùa Phổ Quang cũng có nhiều con mèo hoang tập trung về để bắt chim phóng sanh. Phóng sanh như vậy không có phước, còn có tội và tụng Dược Sư cầu nguyện, bệnh không hết, nhưng nặng hơn. Trên đường đi, gặp người mắc nạn, hoặc bị hàm oan, ta cứu, hay gặp con vật bị bắt giết, ta cứu là phóng sanh, không phải đặt hàng để phóng sanh.

Bố thí, giúp người nghèo bị thiên tai, đói khổ, giúp họ kéo dài mạng sống thì Phật gia hộ kéo dài mạng sống của ta. Bố thí phải đúng như pháp thì tai họa mất và mạng sống kéo dài.

Đức Phật Dược Sư làm được việc tiêu tai diên thọ, Ngài còn kèm thêm “Lưu ly quang”. Quang là ánh sáng của viên ngọc tâm. Tâm Phật Dược Sư ví như viên ngọc lưu ly, tức hoàn toàn thanh tịnh sáng suốt, nên Ngài thấy được người đáng cứu, đáng giúp.

Phật Thích Ca dạy một năm ba tháng là tháng 1, tháng 5 và tháng 9 chúng ta tu theo Dược Sư. Trong tháng Giêng khởi đầu của năm, chúng ta cố gắng tu một tháng này để Phật Dược Sư rọi tâm ta thành lưu ly trong sáng thì Phật huệ mới rọi vô được. Chúng ta tu tháng Giêng giữ tám phần trai giới thì Phật rọi tâm ta sáng suốt, thấy được tháng 2, tháng 3 và tháng 4 nên làm gì.

Hết tháng 4, viên ngọc lưu ly của chúng ta mờ lại, vì ba tháng tiếp cận xã hội sẽ cho chúng ta những vui buồn vinh nhục của cuộc đời, nên viên ngọc trong lòng chúng ta bị mờ. Vì vậy, chúng ta phải giữ tám phần trai giới, tu thêm một tháng là tháng 5, thì lòng chúng ta sáng lên, thấy được tháng 6, 7, 8 làm gì. Và tháng 9, ta lại tu thêm một lần nữa thì tháng 10, 11, 12 sẽ hành xử không sai lầm.

Mong rằng tất cả đệ tử Phật đốt sáng ngọn đèn tâm, thấy việc đáng làm để công đức sanh ra và mạng sống được kéo dài, không gặp tai họa.

Vì sao có tên gọi Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai?

Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Vì sao có tên gọi Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai?
Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “Về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

Cầu an, có "an" không?

Việc cầu an nếu có tâm thành, có sự tin tưởng thì ngoài sự gia hộ của chư Phật chư Bồ tát, người thọ trì sẽ có kết quả cụ thể. 

Cầu an, có "an" không?
Đó cũng là một trong những lối tu mà Phật dạy là TÍN, HẠNH, NGUYỆN.

Vì sao gọi là xuân Di Lặc?

Vì sao mùa Xuân trong đạo Phật được gọi là xuân Di Lặc? Tượng Phật Di Lặc trông ngộ nghĩnh và không giống như các Đức Phật khác là tại sao?

Vì sao gọi là xuân Di Lặc?
Vì sao mùa Xuân trong đạo Phật được gọi là xuân Di Lặc? Tượng Phật Di Lặc trông ngộ nghĩnh và không giống như các Đức Phật khác là tại sao?(MINH TÂM, Bảo Lộc, Lâm Đồng)

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.