Một nhóm các nhà khoa học đào sâu vào miệng núi lửa Chicxulub, đó là vết sẹo còn sót lại từ tác động nằm trên bán đảo Yucatan ở Mexico. Ở đó, họ đã lấy được những tảng đá kích thước từ giữa 1.640 feet đến 4.260 feet (500 mét và 1.300 mét) nằm bên dưới bề mặt.
Nguồn ảnh: Space. |
"Nghiên cứu này giúp trả lời câu hỏi về chính xác những gì đã xảy ra ngay sau khi xảy ra một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Trái đất", đồng tác giả Kliti Grice, nhà địa lý học tại Đại học Curtin, Australia, cho biết.
Tác động của tiểu hành tinh này không chỉ gây tử vong cho khủng long, Grice lưu ý, mà nó còn giết chết khoảng 3/4 số loài động vật và thực vật trên khắp thế giới.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu vòng địa chất cực đại của lõi miệng núi lửa, tìm kiếm các phân tử như hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), là các hợp chất hữu cơ có chứa carbon và hydro.
Trong các mẫu, các nhà khoa học đã tìm kiếm một PAH gọi perylene, xuất phát từ sắc tố do nấm gỗ tạo ra.
"Sự hiện diện hợp chất này cho thấy một cơn sóng thần cao vài trăm mét đã làm ngập miệng núi lửa trong vài ngày sau khi xảy ra vụ va chạm tiểu hành tinh", Grice nói. "Sự phong phú của perylene trong miệng núi lửa là kết quả bởi các mảnh vụn đất và thực vật ngậm nước do sóng thần mang đến tạo ra”.
Hậu quả của tác động là thảm khốc: đầu tiên, một địa ngục hình thành nhanh chóng, sau đó là một thời gian dài Trái đất ngập trong biển nước. Hầu hết các loài còn sống vào thời điểm đó không thể chịu đựng được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và bị diệt vong. "Thảm họa đã chiên chúng và sau đó ngâm chúng trong nước", tác giả chính Sean Gulick, nhà địa chất học tại Đại học Texas, Austin, nói trong một tuyên bố.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.