Tiết lộ mới gây choáng về hành tinh thứ 9

(Kiến Thức) - Theo giả thuyết mới, hành tinh thứ 9 được cho là đang ẩn nấp ở đâu đó ở ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta, có thể không phải là một hành tinh nào cả, mà nó có thể là một lỗ đen nguyên thủy.

Tiết lộ mới gây choáng về hành tinh thứ 9

Có phải chăng hành tinh thứ 9 là một lỗ đen nguyên thủy? Các lỗ đen nguyên thủy (PBH) là các lỗ đen cũ và tương đối nhỏ xuất hiện ngay sau Vụ nổ Big Bang. Chúng được cho là đã được hình thành do kết quả của sự dao động mật độ vật thể rối loạn trong vũ trụ từ rất sớm.

Người ta tin rằng, nhiều PBH có khối lượng thấp nhất có khả năng đã bốc hơi. Tuy nhiên, những lỗ đen có khối lượng lớn hơn vẫn có thể tồn tại ở hiện tại, bốc hơi trong các kỷ nguyên tương lai.

Tiet lo moi gay choang ve hanh tinh thu 9
 Nguồn ảnh: Space.

Các nhà thiên văn học Jakub Scholtz của Đại học Durham và James Unwin của Đại học Illinois tại Chicago, cho rằng Các lỗ đen nguyên thủy (PBH) có thể cư trú gần chúng ta hơn.

Trong một bài báo được xuất bản gần đây, họ suy ngẫm về khả năng hành tinh thứ 9 khó nắm bắt, được cho là quay quanh mặt trời ở khoảng cách từ 300 đến 1.000 AU, có thể là một lỗ đen nhỏ gọn và cũ kỹ như vậy.

"Việc tìm kiếm một hành tinh trôi nổi tự do là một lời giải thích hàng đầu cho nguồn gốc của hành tinh thứ 9 theo các gợi ý trước đây, nhưng chúng tôi cho thấy xác suất nó là một lỗ đen nguyên thủy vẫn cao hơn hẳn”.

Tuy nhiên, có thể khó xác nhận lý thuyết này, vì các lỗ đen nguyên thủy (PBH), với khối lượng khoảng năm lần khối Trái đất có nhiệt độ Hawking khoảng 0,004 K, khiến nó lạnh hơn lớp vũ trụ nền (CMB). Do đó, công suất bức xạ chỉ của nó là rất nhỏ, khiến nó khó được phát hiện.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Xôn xao bằng chứng mới về sự tồn tại hành tinh thứ 9

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế vừa tìm thấy thứ được coi như là bằng chứng mới về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 bí ẩn, lâu nay luôn kích thích trí tò mò của các nhà khoa học.

Xôn xao bằng chứng mới về sự tồn tại hành tinh thứ 9
Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu cho rằng hành vi của đối tượng thiên văn Trans-Neptunian có thể là do trọng lực của hành tinh thứ 9 gây nên.
Một vật thể được gọi là 2015 BP519 (viết tắt là Caju), lần đầu tiên được ghi nhận khoảng ba năm trước, nhưng gần đây hình dạng quỹ đạo của nó được phát hiện là rất khác thường - nó nằm gần vuông góc với mặt phẳng của các hành tinh đã biết.

Giải mã bí ẩn về hành tinh 1 năm dài bằng 20.000 năm trái đất

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện tành tinh thứ 9 nằm ngoài cùng của hệ mặt trời. Hành tinh này có quỹ đạo cực lớn và 1 năm sẽ dài bằng 20.000 năm ở trái đất.

Giải mã bí ẩn về hành tinh 1 năm dài bằng 20.000 năm trái đất
Theo Viện Công nghệ California (Mỹ), hành tinh bí ẩn mà giới khoa học tạm đặt tên là hành tinh thứ 9 nằm ở ngoài cùng của hệ mặt trời, xa hơn cả Sao Hải Vương mà con người chưa đủ sức để quan sát được.

Khám phá thú vị thiên hà lùn độc nhất UGC 685

(Kiến Thức) - Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA / ESA đã chụp được một bức ảnh mới nổi bật về một thiên hà lùn bất thường có tên UGC 685, có thể là mục tiêu tốt cho các nghiên cứu về quầng sáng vật chất tối.

Khám phá thú vị thiên hà lùn độc nhất UGC 685

Thiên hà lùn UGC 685 nằm cách khoảng 15,7 triệu năm ánh sáng tính từ Trái đất.

Còn được gọi là LEDA 3974 và UZC J010722.4 + 164102, thiên hà này được nhìn thấy trong chòm sao Song Ngư.

Đọc nhiều nhất

Tin mới