Tiết lộ “gây sốc”, Trung Quốc sao chép tên lửa Kh-55 Nga

(Kiến Thức) - Ukraine được cho là đã cung cấp tên lửa hành trình chiến lược Kh-55 (Liên Xô chế tạo) giúp Trung Quốc phát triển tên lửa hành trình tầm siêu xa DH-10.

Tờ The Diplomat đánh giá, tên lửa hành trình phóng tầm xa Đông Hải-10 (DH-10) của Trung Quốc là một loại tên lửa tuyệt vời. Nếu như tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D chủ yếu tạo thành mối đe dọa lớn đối với lực lượng máy bay trên hạm của Quân đội Mỹ, thì DH-10 chủ yếu thực hiện tấn công với các mục tiêu chiến lược trên mặt đất như căn cứ không quân, kho tàng, bến bãi…
Theo mạng tin tức quốc phòng Mỹ, DH-10 là loại tên lửa hành trình đối đất thế hệ 2 do Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp hàng không không gian Trung Quốc (CASIC) nghiên cứu.
DH-10 là kết quả của sao chép công nghệ tên lửa hành trình không đối đất Kh-55 do Nga chế tạo. Theo các nguồn tin, Ukraine được cho là từng xuất khẩu ít nhất 18 quả tên lửa hành trình Kh-55 (NATO định danh là AS-15 Kent) tới Trung Quốc và Iran lần lượt vào các năm 1999, 2001.
Ảnh đồ họa tên lửa hành trình DH-10.
Ảnh đồ họa tên lửa hành trình DH-10.
Không rõ việc nghiên cứu DH-10 tiến hành từ năm nào, nhưng nguồn tin cho biết là vào năm 2004, Trung Quốc đã tiến hành bắn thử nghiệm lần cuối cùng tại căn cứ phía Tây Bắc. Sau đó bắt đầu sản xuất với số lượng hạn chế, tới năm 2008 chính thức trang bị cho quân đội Trung Quốc.
Các chuyên gia quân sự quốc tế suy đoán rằng, DH-10 có chiều dài 8,3m, đường kính thân 0,68 m, nặng 2,5 tấn, lắp phần chiến đấu nặng 300-500kg (đầu đạn nổ thường HE hoặc đầu đạn hạt nhân). Tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho tốc độ tối đa Mach 0,75, độ cao hành trình chỉ từ 50-150m, tầm bắn xa đến 1.500-2.500km, có nguồn cho là tầm 4.000km.
Tạp chí Jane's cho biết thêm rằng, hệ thống dẫn đường của DH-10 được kết hợp từ hệ thống định vị quán tính, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống dẫn đường bay bám theo địa hình TERCOM, hệ thống điều chỉnh định dạng khu vực theo ảnh số (DSMAC). Với hệ dẫn kết hợp đa dạng như vậy đem lại cho DH-10 độ chính xác cực cao với bán kính lệch mục tiêu chỉ 10m.
Về phương thức phóng, DH-10 có thể bắn từ bệ phóng tự hành (lắp 3 đạn) hoặc từ máy bay ném bom chiến lược H-6, tàu khu trục Type 052C và tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 thế hệ mới.
Loại tên lửa lạ của Trung Quốc được đoán định chính là DH-10 tại cơ sở sản xuất.
 Loại tên lửa lạ của Trung Quốc được đoán định chính là DH-10 tại cơ sở sản xuất.
Chuyên viên cao cấp của Mỹ ông Roger Cliff bình luận, để tiến hành tấn công căn cứ Không quân Mỹ, lựa chọn đầu tiên của Quân đội Trung Quốc là sử dụng tên lửa đạn đạo phá huỷ đường băng và sân bay, sau đó sử dụng tên lửa dẫn đường chính xác và tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu như máy bay trong ụ bê tông, bộ chỉ huy, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. Vì vậy, tên lửa DH-10 có ưu thế rất lớn khi thực hiện các nhiệm vụ này. Đặc biệt với tầm bay siêu xa cho phép phương tiện mang phóng nằm ngoài tầm phòng thủ quốc gia đối địch.
Có một số nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đã phát triển biến thể chống tàu mặt nước DH-10. Sức công phá của nó có thể khiến một tàu tuần dương tên lửa cỡ 10.000 tấn chìm chỉ với một phát đạn.

Khám phá tên lửa phòng thủ bờ biển YJ-62 của TQ

Ngoài các loại tên lửa chống tàu lắp trên tàu chiến, Trung Quốc còn phát triển vũ khí diệt tàu tầm xa đặt trên đất liền. Những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại trang bị tên lửa hành trình chống tàu tầm xa YJ-62. Trong ảnh là các xe mang phóng tên lửa YJ-62 trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc.
Ngoài các loại tên lửa chống tàu lắp trên tàu chiến, Trung Quốc còn phát triển vũ khí diệt tàu tầm xa đặt trên đất liền. Những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại trang bị tên lửa hành trình chống tàu tầm xa YJ-62. Trong ảnh là các xe mang phóng tên lửa YJ-62 trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc.

Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa, tốc độ cận âm YJ-62 (hay còn gọi là C-602). Loại tên lửa này được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2006. Tên lửa có thể tích hợp trên tàu chiến, máy bay hoặc các bệ phóng mặt đất.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa, tốc độ cận âm YJ-62 (hay còn gọi là C-602). Loại tên lửa này được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2006. Tên lửa có thể tích hợp trên tàu chiến, máy bay hoặc các bệ phóng mặt đất.

Trong ảnh là xe mang phóng tự hành chứa tên lửa YJ-62 của Trung đoàn phòng thủ bờ biển thuộc Hạm đội Nam Hải trong hoạt động diễn tập chiến đấu.
Trong ảnh là xe mang phóng tự hành chứa tên lửa YJ-62 của Trung đoàn phòng thủ bờ biển thuộc Hạm đội Nam Hải trong hoạt động diễn tập chiến đấu.

Dù không rõ “gốc gác” cũng như thành phần trang bị (hệ thống điều khiển, radar, hỏa lực) trong hệ thống phòng thủ bờ biển này. Tuy nhiên, có thể nhận ra kiểu xe mang phóng có nét gì đó khá giống với các kiểu xe mang phóng của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P hay Bal-E.
Dù không rõ “gốc gác” cũng như thành phần trang bị (hệ thống điều khiển, radar, hỏa lực) trong hệ thống phòng thủ bờ biển này. Tuy nhiên, có thể nhận ra kiểu xe mang phóng có nét gì đó khá giống với các kiểu xe mang phóng của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P hay Bal-E.

Binh lính Trung đoàn phòng thủ bờ biển Hạm đội Nam Hải đang triển khai lắp các ống phóng chứa đạn YJ-62 lên xe tự hành.
Binh lính Trung đoàn phòng thủ bờ biển Hạm đội Nam Hải đang triển khai lắp các ống phóng chứa đạn YJ-62 lên xe tự hành.

Mỗi xe tự hành mang được 3 đạn tên lửa YJ-62.
Mỗi xe tự hành mang được 3 đạn tên lửa YJ-62.

Tên lửa hành trình chống tàu cận âm YJ-62 nặng 1,24 tấn, dài 6,1m, đường kính thân 0,54m, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 300kg. Đạn tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu lỏng cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 0,9, tầm bắn hơn 400km. Trong ảnh là tên lửa hành trình YJ-62 rời bệ phóng.
Tên lửa hành trình chống tàu cận âm YJ-62 nặng 1,24 tấn, dài 6,1m, đường kính thân 0,54m, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 300kg. Đạn tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu lỏng cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 0,9, tầm bắn hơn 400km. Trong ảnh là tên lửa hành trình YJ-62 rời bệ phóng.

Tên lửa hành trình YJ-62 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động tự kích hoạt theo dõi mục tiêu khi cách 40km, khóa mục tiêu ở tầm 30km. Theo một số nguồn tin, trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu tên lửa chỉ bay cách mặt biển 7-10m, điều này sẽ gây khó khăn đáng kể cho hệ thống vũ khí đánh chặn của đối phương.
Tên lửa hành trình YJ-62 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động tự kích hoạt theo dõi mục tiêu khi cách 40km, khóa mục tiêu ở tầm 30km. Theo một số nguồn tin, trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu tên lửa chỉ bay cách mặt biển 7-10m, điều này sẽ gây khó khăn đáng kể cho hệ thống vũ khí đánh chặn của đối phương.

Ngoài chức năng chống tàu, YJ-62 được “quảng cáo” có khả năng tiến công các mục tiêu trên đất liền với tầm bắn tương tự, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 30m.
Ngoài chức năng chống tàu, YJ-62 được “quảng cáo” có khả năng tiến công các mục tiêu trên đất liền với tầm bắn tương tự, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 30m.

Mỹ quan tâm tới tên lửa hành trình CJ-10 TQ

Want Daily đưa tin, sau khi phát hiện sách trắng quốc phòng Trung Quốc đề cập tới tên lửa hành trình tầm xa CJ-10, Viện Nghiên cứu Project 2049 (tổ chức của Mỹ nghiên cứu về an ninh châu Á - Thái Bình Dương) đã có sự chú ý “quan tâm đặc biệt” tới vũ khí mới này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới