Tiền Giang bất ngờ khi Long An không giúp ngăn mặn

Long An không giúp ngăn mặn khi không đồng ý đắp đập tại 5 con rạch tiếp giáp sông Vàm Cỏ Tây theo đề nghị của tỉnh Tiền Giang.

Tiền Giang bất ngờ khi Long An không giúp ngăn mặn
Chiều 5/4, ông Lê Văn Hoàng - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết Ban thường vụ Tỉnh ủy Long An không đồng ý đắp đập tại 5 con rạch tiếp giáp sông Vàm Cỏ Tây ngăn nước mặn xâm nhập theo đề nghị của tỉnh Tiền Giang. Dù vậy, ông Hoàng không nói rõ lý do vì sao Long An không giúp ngăn mặn bằng cách đắp đập.
Tiền Giang sẽ chủ động đắp đập cứu dân
Cùng thời gian này, ông Nguyễn Thiện Pháp - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão tỉnh Tiền Giang - cũng thông tin với lãnh đạo UBND tỉnh nội dung Long An từ chối đắp đập ngăn mặn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - xác nhận thông tin này và cho biết tỉnh sẽ chủ động đắp đập trên địa bàn tỉnh để tự cứu dân Tiền Giang.
Tien Giang bat ngo khi Long An khong giup ngan man
 Dù nước mặn từ sông Vàm Cỏ Tây qua rạch Hai Màng (Tân Đông, Thạnh Hóa, Long An) xâm nhập vào Tiền Giang, nhưng tỉnh Long An từ chối đắp đập ngăn mặn theo đề nghị của tỉnh Tiền Giang .
Theo ông Pháp, ngày 21/3 lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang đã đến làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Long An đề nghị hỗ trợ đắp đập tại 5 con rạch trên quốc lộ 62 thuộc địa bàn huyện Thạnh Hóa, tiếp giáp sông Vàm Cỏ Tây do nước mặn trên sông Vàm Cỏ Tây xâm nhập vào các con rạch này tràn về địa bàn tỉnh Tiền Giang, gây nguy hiểm cho 16.000 ha khóm và nguồn nước đang được sử dụng để cấp cho hai nhà máy nước BOO Đồng Tâm và Bình Đức, phục vụ 1 triệu dân/ngày.
Sau đó lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã gọi điện trao đổi và được lãnh đạo UBND tỉnh Long An đồng ý hỗ trợ đắp đập khi nước mặn lên mức 1,5 g/lít. Tuy nhiên đến chiều 5/4, phía Long An trả lời với Tiền Giang là... không đắp!
Thông tin này khiến lãnh đạo tỉnh Tiền Giang rất bất ngờ, bởi trước đó Tiền Giang từng mở cống Bảo Định đưa nước vào vùng dự án thủy lợi Bảo Định cứu 16.000 ha lúa đông xuân của tỉnh Long An theo đề nghị của tỉnh này.
Trong quá trình chờ Long An đắp đập suốt hai tuần qua, nước mặn từ sông Vàm Cỏ Tây đã xâm nhập rất sâu vào nội đồng tỉnh Tiền Giang. Độ mặn đo chiều 5/4 có nơi đã gần 2 g/lít, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngọt dự trữ để cung cấp cho hai nhà máy nước ở Tiền Giang.
Ông Dương Quốc Xuân, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Long An và phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, không đồng tình việc Long An từ chối đắp đập theo yêu cầu của Tiền Giang và nói sẽ trao đổi với lãnh đạo tỉnh Long An về vấn đề này.
Trước đó, trong cuộc họp về cấp nước sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL tổ chức tại Tiền Giang ngày 1/4, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Bộ NN&PTNT, đã giao tỉnh Long An đắp đập ngăn mặn theo đề nghị của Tiền Giang.
Chiều 5/4, khi nghe phóng viên Tuổi Trẻ thông tin Long An từ chối, ông Tỉnh nói sẽ liên hệ với tỉnh này để yêu cầu đắp đập ngăn mặn cho Tiền Giang.
Từ 7/4, bắt đầu cải thiện tình trạng hạn, mặn ở ĐBSCL
Ngày 5/4, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Tỉnh cho biết Tây nguyên đang có gần 63.000 ha lúa và cây trồng cạn bị hạn, 36.000 hộ gia đình thiếu nước ngọt, ĐBSCL có khoảng 250.000 hộ gia đình, nhiều trạm xá, khách sạn, cơ sở sản xuất thiếu nước ngọt...
Còn theo ông Trần Đức Cường - Phó chánh văn phòng Ủy ban sông Mekong VN, từ ngày 15/3 đến nay phía Trung Quốc đã xả nước thông qua hồ thủy điện Cảnh Hồng lưu lượng bình quân 2.200 m3/giây, gấp 3-3,5 lần so với lưu lượng nước tự nhiên và tăng hơn so với phương án ban đầu 10%.
“Nhờ lượng nước này, mực nước ở khu vực cửa ngõ sông Tiền và sông Hậu trung bình tăng 0,1 m. Trung Quốc sẽ tiếp tục xả nước đến ngày 29/4 và mực nước có thể tăng trung bình 0,71 m, với lưu lượng dòng chảy 4.300 m3/giây, cao hơn gấp rưỡi so với bình thường là khoảng 3.000 m3/giây.
Toàn bộ đợt xả khu vực hạ lưu như VN nhận được 1,44 tỷ m3, là lượng nước giải quyết đáng kể tình trạng hạn, mặn” - ông Cường cho biết.
Theo đánh giá của các chuyên gia, từ ngày 7/4 sẽ bắt đầu cải thiện tình trạng hạn, mặn ở ĐBSCL.
Dù vậy, tình hình vẫn rất căng thẳng và dự kiến ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất tới giữa năm 2016, thậm chí xa hơn. Hiện hạn hán đã ảnh hưởng tới 70% diện tích canh tác khu vực Tây nguyên và đến giữa tháng 4 này thì số diện tích thiếu nước, hạn hán còn tăng mạnh, đặc biệt trong đó có 150.000 ha cà phê.
Hiện đang có 36.000 gia đình Tây nguyên thiếu nước sinh hoạt, thời gian tới sẽ tăng lên 60.000 hộ, nặng nhất là Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Nếu mùa mưa đến muộn (tháng 5/2016 mà chưa có mưa), hạn hán ở Tây nguyên sẽ rất nghiêm trọng.
Theo đại diện Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNN, từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 là thời gian xuống giống tập trung vụ hè thu ở ĐBSCL, với tổng diện tích được xuống giống lúa lên tới 1,7 triệu ha đợt này, nhưng do hạn và mặn xâm nhập nên nhiều diện tích sẽ phải tạm hoãn xuống giống.

Nhà máy nước nghìn tỷ phải đóng cửa vì ngập mặn

(Kiến Thức) - Mới đây, thông tin đóng cửa nhà máy nước Boo Đồng Tâm (Tiền Giang) vì nguồn nước tại đây bị mặn xâm nhập khiến dư luận xôn xao.

Nhà máy nước nghìn tỷ phải đóng cửa vì ngập mặn
Nha may nuoc nghin ty phai dong cua vi ngap man
 Thông tin trên báo Tuổi Trẻ cho biết vài ngày tới sẽ đóng cửa nhà máy nước Boo Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành) vì nguồn nước tại đây bị mặn xâm nhập vượt ngưỡng cho phép. Độ mặn trên sông Tiền đoạn qua nhà máy nước Boo Đồng Tâm mấy ngày qua đã đạt đến 4-5 g/lít trong khi theo tiêu chuẩn qui định, chỉ được lấy nước sinh hoạt khi độ mặn không quá 0,3g/lít. Ảnh: Tuổi Trẻ
Nha may nuoc nghin ty phai dong cua vi ngap man-Hinh-2
Thông tin nhà máy nước nghìn tỷ đóng cửa gây xôn xao dư luận bởi đây là nơi cung ứng nguồn nước lớn cho nhiều vùng ở Tiền Giang. Để giải quyết số nước thiếu hụt cho hộ dân sinh hoạt, Tiền Giang sẽ cho khoan giếng lấy nước ngầm. Ngoài ra, phương án lấy nước ngọt từ kênh Nguyễn Tất Thành bơm nước cung ứng cho Nhà máy nước Boo Đồng Tâm cũng được tính đến. Ảnh: Báo Tiền Giang

Ảnh Trung Quốc xả nước ở đầu nguồn sông Mekong

(Kiến Thức) -  Tân Hoa Xã công bố loạt ảnh về việc Trung Quốc xả nước ở đầu nguồn sông Mekong, theo đề nghị của các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Ảnh Trung Quốc xả nước ở đầu nguồn sông Mekong
Anh Trung Quoc xa nuoc o dau nguon song Mekong
Hôm 21/3, Tân Hoa Xã đã công bố những hình ảnh đầu tiên về việc Trung Quốc xả nước ở đầu nguồn sông Mekong, tại Đập thủy điện Cảnh Hồng tỉnh Vân Nam.

Những vụ khống chế con tin vì tình rúng động dư luận

(Kiến Thức) - Tẩm xăng dọa đốt, kề dao phay vào cổ, dùng súng AK khống chế người yêu,... là những vụ khống chế con tin vì tình rúng động dư luận.

Những vụ khống chế con tin vì tình rúng động dư luận
Nhung vu khong che con tin vi tinh rung dong du luan

Nữ sinh bị thanh niên khống chế, tẩm xăng dọa đốt

Khoảng 10h30 sáng 4/4/2016, một nam thanh niên mặc áo quân nhân vào trường Cao đẳng Y Thái Bình (Đường Phan Bá Vành, Phường Quang Trung, TP Thái Bình, Tỉnh Thái Bình), tìm gặp lại bạn gái học cùng thời THPT. Do chưa gặp được nên nam thanh niên này đã khống chế một nữ sinh là bạn thân của cô này để yêu cầu được gặp bạn gái cũ. Sau đó, đổ xăng lên người cả hai, rồi cầm bật lửa dọa đốt. Đến 11h30, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an đã giải cứu được nữ sinh bị khống chế.

Nhung vu khong che con tin vi tinh rung dong du luan-Hinh-2
Thiếu nữ bị người tình ngoại quốc không chế... đòi ảnh
Khoảng 0h30 ngày 2/2/2016 Eng Yong Kit (41 tuổi, quốc tịch Singapore) khống chế người tình của mình là chị Võ Ngọc Minh (23 tuổi, quê Bạc Liêu), trong phòng 407 khách sạn Hồng Vy (phường 6) đòi lấy điện thoại, laptop g của chị Minh để lấy các hình ảnh trong đó, rồi Kit tiếp tục đòi tìm 1 đối tượng khác. Đến 9h cùng ngày, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát đã khống chế được Kit và giải thoát con tin an toàn.
Nhung vu khong che con tin vi tinh rung dong du luan-Hinh-3
Bị ngăn cấm, kề dao phay vào cổ người yêu dọa giết
Tối 11/1/2016, tại Khu 2, xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, sau khi uống rượu nam thanh niên tên B. đã cầm con dao phay kề dao vào cổ cô gái tên H (cùng xã) rồi kéo về nhà mình. Rất nhiều người dân đã tiếp cận, khuyên giải nhưng B. không đồng ý. Bất kỳ ai lao vào đều bị B cầm dao chém. B còn dùng điện thoại chụp ảnh và tung lên Facebook kèm dòng chữ “Chẳng ai cấm được bọn em nữa đâu…Bọn em đi trước đây…”. Sau nhiều giờ bị người yêu khống chế, cô gái đã được giải cứu trong tình trạng cổ bị chảy máu, hoảng loạn, suy sụp tinh thần.
Nhung vu khong che con tin vi tinh rung dong du luan-Hinh-4
Cô gái trẻ mang bầu bị người tình giam lỏng, đánh đập
Chiều 8/1/2016, Trần Văn Dũng đã giam giữ chị Lê Thị Thủy (quê ở Nghệ An, là người tình và đang có thai với Dũng) 3 ngày không cho ăn uống, không được liên lạc với gia đình. Khi  cảnh sát ập vào Dũng bế chị Thủy ra xe cấp cứu đỗ trước nhà với lý do đưa vào viện. Dũng sau đó đã bất hợp tác, đồng thời gọi thêm nhiều “đàn em” đến gây rối, hô hoán đánh lại lực lượng đang thi hành nhiệm vụ. Công an quận Nam Từ Liêm đã huy động lực lượng, nhanh chóng khống chế Dũng, thu giữ toàn bộ số súng đạn, hung khí nóng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.