Tiến độ mở rộng Hà Nội ra hai bờ sông Hồng thế nào?

UBND các địa phương đang lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các khu dân cư hiện có đối với việc nghiên cứu ý tưởng quy hoạch bãi nổi giữa và ven sông Hồng.

Mới đây, cử tri thành phố Hà Nội có đề nghị chính quyền thành phố đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết mở rộng Thành phố ra 2 bờ sông Hồng nhằm giảm tải cho nội thành.
Trả lời đề nghị trên, UBND TP. Hà Nội cho biết, đối với định hướng chính của đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở): Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỷ lệ 1/5.000) được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 25/03/2022 nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng dài khoảng 40km, từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, với diện tích khoảng 10.996,16ha, thuộc địa bàn 55 phường, xã của 13 quận, huyện; quy mô dân số khoảng 300.000 người.
Tien do mo rong Ha Noi ra hai bo song Hong the nao?
 Sông Hồng nhìn từ trên cao.
Là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ) và Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (Quyết định số 257/QĐ -TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ);
Là trục không gian đặc trưng hành lang xanh: Cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch; Hình thành trục không gian văn hóa - cảnh quan sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa;
Phát triển hệ thống giao thông và đầu mối hạ tầng kỹ thuật để cải thiện điều kiện sống theo hướng hiện đại, an toàn và khuyến khích các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời (đi bộ, xe đạp,...); hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối với các khu vực liền kề, đặc biệt là hệ thống đường trục và hệ thống mạng lưới đường ven sông; kết nối giao thông đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện và động lực phát triển cho khu vực và Thành phố;
Cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị hai bên sông Hồng.
Để triển khai thực hiện quy hoạch phân khu đô thị được duyệt, Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo như sau:
Về quy hoạch xây dựng: Giao chính quyền địa phương các quận, huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai: Xác định cụ thể pháp lý về sử dụng đất đối với từng lô đất trong khu dân cư hiện có, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Kiểm tra, quản lý, giám sát xây dựng theo Quy hoạch, xử lý các trường hợp xây dựng sai Quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của Pháp luật. Rà soát, điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch phân khu được duyệt.
Quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ đê điều, đất bãi sông, bãi nổi theo đúng quy định của pháp luật về đê điều, chống lấn chiếm vi phạm, nhất là sau khi hình thành các tuyến đường ở bãi sông theo quy hoạch. Có giải pháp quản lý khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại theo quy định; không để phát triển thêm về số khu, diện tích, số hộ dân ngoài bãi sông. Đồng thời rà soát, xây dựng phương án, lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn (theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều) và các hộ dân cư vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm theo quy định.
Về công tác đầu tư xây dựngTrước mắt, thành phố sẽ có kế hoạch cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, bổ sung hạ tầng xã hội (trường học, công cộng, cây xanh…) nhằm nâng cao đời sống dân cư; Di dời các khu vực lấn chiếm bãi sông, khai thác cảnh quan ven sông vào mục đích không gian công cộng cho Thành phố. Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống hạ tầng khung trong đó ưu tiên xây dựng tuyến đường ven sông làm cơ sở để cải tạo chỉnh trang khu vực hai bên bờ sông. Từng bước xây dựng các tuyến giao thông kết nối từ đê chính đến tuyến đường ven sông để hướng Thành phố “quay mặt” ra sông Hồng; Quá trình lập các Quy hoạch chi tiết các Dự án đầu tư sẽ xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định tại Điều 26 Luật Đê điều.
Sau khi các tuyến đường ven sông được xây dựng và kết nối với khu vực lân cận, các công viên ven sông được hình thành, sông Hồng sẽ phát huy được hết giá trị trục cảnh quan, không gian xanh, trở thành điểm đến cho người dân Thủ đô và khu vực, cùng với việc xây dựng thêm các cây cầu kết nối hai bờ sông, sông Hồng sẽ trở thành trục không gian xanh trung tâm của Thành phố, khi đó sức hấp dẫn cũng như giá trị của sông Hồng, không chỉ nằm ở quỹ đất hai bên sông mà sẽ có tính lan toả, là động lực phát triển cho cả khu vực phía Bắc và phía Nam sông Hồng, tăng thêm sức thu hút đầu tư cho thành phố Hà Nội, làm cho thành phố Hà Nội trở thành thành phố xanh, sạch, "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Hiện nay, UBND các địa phương đang tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các khu dân cư hiện có (được phép tồn tại), đối với việc nghiên cứu ý tưởng quy hoạch bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng, UBND Thành phố đã giao UBND quận Hoàn Kiếm chủ trì tổ chức nghiên cứu lập Đề án “Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành Công viên văn hóa đa chức năng” (UBND các quận: Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên phối hợp thực hiện) nhằm từng bước cụ thể hóa theo định hướng chính của đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng nêu trên, hiện nay UBND quận Hoàn Kiếm đang tích cực phối hợp cùng các địa phương có liên quan, các chuyên gia và các hội nghề nghiệp để nghiên cứu Đề án.
>>> Mời độc giả xem thêm video Trong 10 phút, hàng trăm tia sét đánh xuống mặt đất Hà Nội trong cơ dông ngày 5/6:
 

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường

Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường
Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong-Hinh-2
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.

Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng

Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,

Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng
Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng-Hinh-2
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.

Hành trình phá án: “Phi công trẻ” sát hại người tình vì đòi chia tay

Thấy Hà đòi chia tay, xin gặp cũng không được nên Tú đã ra tay sát hại nạn nhân dã man. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hành trình phá án: “Phi công trẻ” sát hại người tình vì đòi chia tay
Hanh trinh pha an: “Phi cong tre” sat hai nguoi tinh vi doi chia tay

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 22h30 ngày 11/10/2016, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình nhận được thông tin về việc chị Vũ Thị Ngọc Hà (SN 1985) đã li hôn chồng, hiện đang sinh sống cùng 2 cậu con trai (SN 2007 và 2013) ở phố Phúc Khánh, phường Ninh Sơn (TP Ninh Bình) chết tại phòng ngủ với nhiều vết thương chết người.

Hanh trinh pha an: “Phi cong tre” sat hai nguoi tinh vi doi chia tay-Hinh-2

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ án, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình trực tiếp chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Ninh Bình và Phòng kỹ thuật hình sự khẩn trương đến nhà nạn nhân.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.