Tiêm kích Trung Quốc bất ngờ bốc cháy khi hạ cánh xuống đất Nga

Một chiếc tiêm kích hạng nhẹ J-10A của Không quân Trung Quốc đã gặp sự cố khi hạ cánh xuống sân bay Kubinka của Nga gây ra một số thiệt hại.

Tiêm kích Trung Quốc bất ngờ bốc cháy khi hạ cánh xuống đất Nga
Trong vài ngày tới đây, Triển lãm quân sự quốc tế thường niên Forum Army 2018 sẽ được diễn ra tại khu vực quanh sân bay Kubinka và thao trường Alabino thuộc Vùng Moskva - Liên bang Nga.
Nga thường tận dụng sự kiện này làm dịp để cho ra mắt các loại vũ khí, khí tài trang thiết bị kỹ thuật quân sự tối tân nhất hiện nay để giới thiệu đến các khách hàng tiềm năng trên thế giới nhằm tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu.
Tuy nhiên sự kiện này không chỉ có mỗi mình Quân đội Nga hiện diện mà còn được góp mặt bằng các gian hàng của nhiều quốc gia khách mời khác, bên cạnh đó là các màn trình diễn của nhiều phương tiện kỹ thuật quân sự trong và ngoài nước.
Tiem kich Trung Quoc bat ngo boc chay khi ha canh xuong dat Nga
Tiêm kích J-10A thuộc phi đội biểu diễn Bát Nhất của Trung Quốc gặp sự cố khi hạ cánh 
Tại diễn đàn quân sự Army 2018 năm nay, nước chủ nhà Nga đã mời đơn vị biểu diễn máy bay nhào lộn nổi tiếng của Trung Quốc là phi đội Bát Nhất với tiêm kích hạng nhẹ J-10A sang tham dự.
J-10A của Trung Quốc được đánh giá thuộc danh sách một trong những tiêm kích hạng nhẹ hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại, máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và cơ độ cơ động cực cao.
Hơn thế nữa, Trung Quốc còn đang tiến hành lắp đặt cho tiêm kích J-10 động cơ WS-10B nội địa có khả năng thay đổi hướng phụt của động cơ theo cả 3 chiều, khiến cho khả năng thao diễn của J-10 vượt trội.
Tuy nhiên tính năng ưu việt đôi khi không đi kèm với độ ổn định, khi một chiếc J-10 thuộc phi đội Bát Nhất đã gặp sự cố khi hạ cánh xuống sân bay Kubinka và kéo theo một vệt lửa dưới gầm.
Tiem kich Trung Quoc bat ngo boc chay khi ha canh xuong dat Nga-Hinh-2
 Xe cứu hỏa có mặt kịp thời để khắc phục sự cố cho chiếc J-10 trên
Hiện tại chưa rõ thông tin liên quan đến sự cố xảy ra với chiếc J-10, có thể là động cơ gặp lỗi kỹ thuật khiến nhiên liệu bị rò rỉ gây ra đám cháy trên, cùng không loại trừ khả năng bộ phận càng đáp trục trặc và dẫn tới bắt lửa.
Rất may là xe cứu hỏa cùng bộ phận cứu nạn tại sân bay Kubinka đã có mặt kịp lúc và tiến hành các biện pháp cần thiết, bảo đảm an toàn cho chiếc J-10 trên cũng như tính mạng của phi công điều khiển.
Nhưng với sự cố vừa diễn ra, có lẽ Không quân Trung Quốc sẽ phải điều động một máy bay J-10 dự bị khác tham gia màn trình diễn để trám chỗ trống của chiếc chiến đấu cơ vừa bị bốc cháy kia để lại.

Bất ngờ vật không thể thiếu trên chiến đấu cơ Trung Quốc

(Kiến Thức) - Kể cả khi sở hữu các công nghệ hàng không tiên tiến nhất nhì thế giới, các chiến đấu cơ Trung Quốc vẫn phải bắt buộc mang theo dù hãm tốc khi hạ cánh.

Bất ngờ vật không thể thiếu trên chiến đấu cơ Trung Quốc
Bat ngo vat khong the thieu tren chien dau co Trung Quoc
 Từ ngay những chiến đấu cơ đầu tiên của Trung Quốc như J-5 hay J-6 được thiết kế dựa trên giấy phép của các loại tiêm kích phản lực MiG-17 và MiG-19 của Liên Xô, việc trang bị dù hãm tốc đã là trang bị bắt buộc của các chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Sina.

Mổ xẻ chiến đấu cơ đa năng đông đảo nhất của Trung Quốc

(Kiến Thức) -  Ở thời điểm mới xuất hiện vào năm 2005, không ai có thể nghĩ rằng Chengdu J-10 sẽ vượt qua được các yêu cầu khắc nghiệt của Quân đội Trung Quốc để trở thành chiến đấu cơ số một của Bắc Kinh.

Mổ xẻ chiến đấu cơ đa năng đông đảo nhất của Trung Quốc
Mo xe chien dau co da nang dong dao nhat cua Trung Quoc
 Chiến đấu cơ Chengdu J-10 (hay còn có tên Hán Việt là Tiêm-10) có tên NATO là "Chim Lửa" đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1998 và được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2006 tới nay. Nguồn ảnh: Chinamilitary.

Nhật lên kế hoạch "khủng" để đối phó tàu ngầm Trung Quốc

(Kiến Thức) - Sức ép của Bắc Kinh lên các nước ở Đông Bắc Á là ngày càng lớn và Nhật Bản – một đất nước được coi là đối trọng duy nhất của Trung Quốc ở khu vực này chắc chắn không nằm ngoài vòng xoáy đó.

Nhật lên kế hoạch "khủng" để đối phó tàu ngầm Trung Quốc

Hiện tại, Tokyo đang có kế hoạch tăng số lượng máy bay săn ngầm P-1 của nước này lên 60 hoặc thậm chí là 70 chiếc để thay thế hoàn toàn cho các loại P-3C, kèm theo đó là kế hoạch nâng cấp hệ thống cảm biến của P-1 trong thời gian 10 năm tới. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng có thể sẽ sản xuất một phiên bản P-1 cải biên đặc biệt để thay thế các phiên bản P-3 trong đó bao gồm 5 chiếc EP-3C, 4 chiếc OP-3C và 4 chiếc UP-3C.

Nhật Bản có lẽ là quốc gia hiểu hơn ai hết về việc cả một nền kinh tế, công nghiệp và quân sự bị “bóp nghẹt” bởi lực lượng tàu ngầm của đối phương. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, có tới tổng cộng 55% số lượng tàu vận tải hàng hoá của Nhật bị tàu ngầm của phe đồng minh đánh chìm trên khắp Thái Bình Dương, khiến nước này gần như khánh kiệt các loại nhiên liệu phục vụ cho công nghiệp và quốc phòng.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.