Tiêm kích Su-27 Trung Quốc nguy hiểm như thế nào sau khi nâng cấp?

Tiêm kích Su-27 và phiên bản nội địa J-11 của Không quân Trung Quốc sẽ được hiện đại hóa toàn diện.

Không quân Trung Quốc (PLAAF) vừa tiến hành cuộc tập trận tấn công và không chiến đặc biệt, với các tiêm kích Su-27 và J-11 mới được nâng cấp, chúng xuất kích từ một sân bay bí mật.
"Đặc điểm của cuộc diễn tập này nhằm làm quen với điều kiện tác chiến trên biển: thời tiết thay đổi nhanh chóng, nguy hiểm từ các loài chim và thiếu điểm tham chiếu trong chuyến bay", một thiếu tá phi công tham gia tập trận cho biết.
Theo ấn phẩm Global Times, 4 máy bay chiến đấu hạng nặng cất cánh từ sân bay đặc biệt đã chia thành hai nhóm và bí mật di chuyển đến khu vực được chỉ định ở độ cao thấp ngay trên mặt nước.
Khi tiếp cận mục tiêu, chúng đột ngột giảm tốc độ, tăng độ cao và tấn công, sau đó bước vào huấn luyện chiến đấu đối kháng, đây là khoa mục đặc biệt khi Su-27 và J-11 vốn là tiêm kích chiếm ưu thế trên không.
Tiem kich Su-27 Trung Quoc nguy hiem nhu the nao sau khi nang cap?
Cần lưu ý rằng hình ảnh về cuộc diễn tập cho thấy hai loại máy bay chiến đấu J-11B (phiên bản Su-27 do Trung Quốc sản xuất với các sửa đổi khác nhau: một loại ở cấu hình cũ có mũi màu đen và loại còn lại mới hơn có mũi màu xám.
"Loại thứ hai sẽ có radar với ăng ten mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), điều này đồng nghĩa với cải thiện đáng kể khả năng phát hiện và tấn công của máy bay chiến đấu do Trung Quốc chế tạo".
"Radar mới sẽ cho phép dòng chiến đấu cơ đã cũ này tương thích với tên lửa không đối không PL-10 (tầm ngắn) cũng như PL-15 (tầm xa) tiên tiến", ấn phẩm Zona Military cho biết thêm.
Vấn đề nên được lưu ý thêm chính là ban đầu, tiêm kích J-11 được lắp ráp từ các linh kiện của Nga cho Su-27. Năm 2006, bản nâng cấp riêng của máy bay đã được giới thiệu, nó được đặt tên là J-11B.
Biến thể J-11BG được trang bị radar AESA mà Trung Quốc giới thiệu cách đây ít lâu là một bước tiến hóa hơn nữa của phương tiện tác chiến này, đã cho thấy khả năng chiến đấu vượt trội so với nguyên bản.
Hiện tại chưa rõ tính năng kỹ chiến thuật cụ thể của phiên bản tiêm kích J-11/Su-27 nâng cấp mà PLAAF vừa giới thiệu, nhưng giới chuyên môn dự đoán nó có năng lực không chiến tầm xa chí ít là không thua kém Su-35S.
Thậm chí nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc còn khẳng định nhờ radar AESA, tiêm kích J-11 nâng cấp của họ còn vượt trội Su-35S do máy bay chiến đấu của Nga vẫn chỉ được tích hợp radar mảng pha quét thụ động PESA lạc hậu hơn nhiều.
Đây có thể là nhận định chính xác, bởi sau khi mua 24 chiếc Su-35SE cách đây vài năm như một mẫu đối chứng công nghệ, Không quân Trung Quốc đã quyết định không mua thêm khi nhận thấy dòng tiêm kích Flanker của Nga đã bị họ vượt qua với những mẫu J-11 mới nhất.
Hiện tại phiên bản J-16 là một biến thể tiêm kích hạng nặng đặc biệt của Trung Quốc, nó được so sánh như Su-30 vì sử dụng cấu hình hai chỗ ngồi, nhưng trang thiết bị điện tử hàng không lại cực kỳ cao cấp, trong đó nổi bật là radar AESA.
Một vấn đề nữa cần lưu tâm chính là khác với tiêm kích hạng nhẹ như J-10 hay JF-17, các chiến đấu cơ hạng nặng J-11 và J-16 không được Trung Quốc xuất khẩu nhằm tránh vấn đề vi phạm bản quyền với Nga.

Máy bay Su-27 có vai trò gì trong lịch sử Không quân Trung Quốc?

Máy bay chiến đấu Su-27 của Nga là một cột mốc quan trọng của Không quân Trung Quốc, sự có mặt của nó là một bước quan trọng, giúp Không quân Trung Quốc có bước nhảy vọt từ thế hệ thứ ba lên thế hệ thứ tư.

May bay Su-27 co vai tro gi trong lich su Khong quan Trung Quoc?

Chiến đấu cơ Su-27 được đưa vào biên chế Không quân Trung Quốc từ đầu thập niên 1990. Trước khi Trung Quốc sao chép thành công Su-27 thành J-11B, Su-27SK nhập khẩu từ Nga, là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc.

Lý do Trung Quốc chi bội tiền để sở hữu tiêm kích Su-30 từ Nga

Việc bán tiêm kích Su-30 cho Trung Quốc đã mang lại thiệt hại kinh tế cực lớn cho Moscow sau này, khi Bắc Kinh có thể tự phát triển chiến đấu cơ đời mới dựa trên Su-30 - thay vì nhập khẩu từ Nga.

Ly do Trung Quoc chi boi tien de so huu tiem kich Su-30 tu Nga

Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất diễn ra vao đầu thập niên 1990, tiêm kích-bom F-15E của Mỹ đã “tỏa sáng rực rỡ”, khả năng tấn công mặt đất mạnh mẽ và hiệu suất không chiến linh hoạt của F-15E, đã khiến Không quân Trung Quốc lúc bấy giờ thấy rõ khoảng cách giữa mình và quyền lực không quân số một thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới