Tiêm kích F-5E: Chiến lợi phẩm bất ngờ nhất sau 1975

Tiêm kích F-5E: Chiến lợi phẩm bất ngờ nhất sau 1975

(Kiến Thức) - Những chiếc tiêm kích F-5E có lẽ là vũ khí chiến lợi phẩm thu giữ sau ngày 30/4/1975 để lại nhiều bất ngờ nhất với quân đội ta. 

Bất ngờ ở đây là các máy bay  tiêm kích F-5E còn rất mới, mới tới mức số giờ bay không quá 24 giờ. Chúng như là mới được xuất xưởng và được chuyển ngay tới Việt Nam. Có lẽ đó là vũ khí mới nhất theo đúng nghĩa đen trong cả kho máy bay gần 800 chiếc mà ta thu được sau ngày 30/4/1975.
Bất ngờ ở đây là các máy bay tiêm kích F-5E còn rất mới, mới tới mức số giờ bay không quá 24 giờ. Chúng như là mới được xuất xưởng và được chuyển ngay tới Việt Nam. Có lẽ đó là vũ khí mới nhất theo đúng nghĩa đen trong cả kho máy bay gần 800 chiếc mà ta thu được sau ngày 30/4/1975.
Máy bay tiêm kích F-5E Tiger II là thế hệ hai của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5 do công ty Northrop sản xuất vào đầu những năm 1970 nhằm giành hợp đồng Máy bay Tiêm kích Quốc tế (IFA) mà chính quyền Mỹ đưa ra lúc đó. Chúng được cung cấp rộng rãi cho đồng minh gồm cả VNCH, trong khi Không quân Mỹ chỉ dùng F-5E cho vai trò đóng giả máy bay MiG của Liên Xô phục vụ chương trình Top Gun và các chương trình huấn luyện phi công không chiến khác.
Máy bay tiêm kích F-5E Tiger II là thế hệ hai của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5 do công ty Northrop sản xuất vào đầu những năm 1970 nhằm giành hợp đồng Máy bay Tiêm kích Quốc tế (IFA) mà chính quyền Mỹ đưa ra lúc đó. Chúng được cung cấp rộng rãi cho đồng minh gồm cả VNCH, trong khi Không quân Mỹ chỉ dùng F-5E cho vai trò đóng giả máy bay MiG của Liên Xô phục vụ chương trình Top Gun và các chương trình huấn luyện phi công không chiến khác.
So với F-5A đời đầu, tiêm kích F-5E được thiết kế cải tiến khung thân chủ yếu là tăng độ bền đảm bảo cơ động cao trong không chiến, thay mới radar và một số cảm biến, dùng động cơ mới hơn…
So với F-5A đời đầu, tiêm kích F-5E được thiết kế cải tiến khung thân chủ yếu là tăng độ bền đảm bảo cơ động cao trong không chiến, thay mới radar và một số cảm biến, dùng động cơ mới hơn…
Tuy không được chính Không quân Mỹ sử dụng, thế nhưng F-5E sở hữu sức mạnh đáng gờm mà chính Liên Xô cũng phải thừa nhận. Theo cảm nhận của Anh hùng Liên Xô, đại tá Vladimir Kandaurov, một trong 3 phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E (Việt Nam cung cấp) thì khi vừa tiếp xúc với máy bay đã thấy thiết kế buồng lái của máy bay rất thân thiện với phi công, có bàn đạp phanh mà ở Liên Xô lúc đó chỉ sử dụng cho xe tải hạng nặng, cách bố trí bảng điều khiền tuyệt vời, kính buồng lái được chế tạo bằng vật liệu quang học tốt, ngăn việc bị chói lóa trong mọi điều kiện…
Tuy không được chính Không quân Mỹ sử dụng, thế nhưng F-5E sở hữu sức mạnh đáng gờm mà chính Liên Xô cũng phải thừa nhận. Theo cảm nhận của Anh hùng Liên Xô, đại tá Vladimir Kandaurov, một trong 3 phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E (Việt Nam cung cấp) thì khi vừa tiếp xúc với máy bay đã thấy thiết kế buồng lái của máy bay rất thân thiện với phi công, có bàn đạp phanh mà ở Liên Xô lúc đó chỉ sử dụng cho xe tải hạng nặng, cách bố trí bảng điều khiền tuyệt vời, kính buồng lái được chế tạo bằng vật liệu quang học tốt, ngăn việc bị chói lóa trong mọi điều kiện…
Các chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu thử nghiệm cũng đánh giá rằng, trong cận chiến, đánh quần đảo, F-5E giành được nhiều chiến thắng (trước MiG-21) bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ, được thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn. MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy. Ảnh: Cửa hút không khí động cơ tiêm kích F-5E.
Các chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu thử nghiệm cũng đánh giá rằng, trong cận chiến, đánh quần đảo, F-5E giành được nhiều chiến thắng (trước MiG-21) bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ, được thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn. MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy. Ảnh: Cửa hút không khí động cơ tiêm kích F-5E.
Khi cho MiG-23 cận chiến với F-5E kết quả thậm trí còn đáng thất vọng hơn nữa. Sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào. Ảnh ống phụt động cơ trên tiêm kích F-5E được phi công Nguyễn Thành Trung điều khiển lái ném bom Dinh Độc Lập ngày 21/4/1975.
Khi cho MiG-23 cận chiến với F-5E kết quả thậm trí còn đáng thất vọng hơn nữa. Sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào. Ảnh ống phụt động cơ trên tiêm kích F-5E được phi công Nguyễn Thành Trung điều khiển lái ném bom Dinh Độc Lập ngày 21/4/1975.
Cận cảnh cặp ống phụt của hai động cơ phản lực J85-GE-21B cung cấp lực đẩy khô 15,5kN và 22,2kN lực đẩy có đột phụ cho tốc độ tối đa ở mọi trần bay tới 1.700km, bán kính chiến đấu 700km, trần bay gần 16km, tốc độ leo cao 175m/s.
Cận cảnh cặp ống phụt của hai động cơ phản lực J85-GE-21B cung cấp lực đẩy khô 15,5kN và 22,2kN lực đẩy có đột phụ cho tốc độ tối đa ở mọi trần bay tới 1.700km, bán kính chiến đấu 700km, trần bay gần 16km, tốc độ leo cao 175m/s.
Theo nguồn tài liệu 60 năm KQND Việt Nam, đầu năm 1975, Mỹ đã cung cấp thêm cho VNCH một số tiêm kích F-5E mới tinh để trợ giúp chống lại sức tiến công dữ dội của quân giải phóng. Tuy nhiên, mới chuyển được 20 chiếc thì ta giải phóng miền Nam, số máy bay này đã không thể hoạt động được vì thiếu phụ tùng, đặc biệt là thiếu lốp. Dẫn đến tuy F-5E còn rất mới, có những chiếc mới được 9 giờ bay, chiếc sử dụng nhiều nhất cũng chỉ 24 giờ bay, tính năng kỹ, chiến thuật vượt trội hơn hẳn F-5A nhưng lại bị lưu cất.
Theo nguồn tài liệu 60 năm KQND Việt Nam, đầu năm 1975, Mỹ đã cung cấp thêm cho VNCH một số tiêm kích F-5E mới tinh để trợ giúp chống lại sức tiến công dữ dội của quân giải phóng. Tuy nhiên, mới chuyển được 20 chiếc thì ta giải phóng miền Nam, số máy bay này đã không thể hoạt động được vì thiếu phụ tùng, đặc biệt là thiếu lốp. Dẫn đến tuy F-5E còn rất mới, có những chiếc mới được 9 giờ bay, chiếc sử dụng nhiều nhất cũng chỉ 24 giờ bay, tính năng kỹ, chiến thuật vượt trội hơn hẳn F-5A nhưng lại bị lưu cất.
Tới năm 1978, chiến dịch biên giới Tây Nam trở nên ác liệt, chiến đấu cơ F-5A và A-37 không thể vươn tới các mục tiêu quan trọng ở phía Tây Campuchia, rất cần khôi phục F-5E để tham chiến. Chính vì vậy, Cục kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân đã nghĩ ra phương án sử dụng lốp F-5A còn rất nhiều trong kho để dùng cho F-5E.
Tới năm 1978, chiến dịch biên giới Tây Nam trở nên ác liệt, chiến đấu cơ F-5A và A-37 không thể vươn tới các mục tiêu quan trọng ở phía Tây Campuchia, rất cần khôi phục F-5E để tham chiến. Chính vì vậy, Cục kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân đã nghĩ ra phương án sử dụng lốp F-5A còn rất nhiều trong kho để dùng cho F-5E.
Với một loạt cải tiến ở phần trụ càng bánh đáp để lốp F-5A tương thích với F-5E, năm 1978, tiêm kích F-5E với bánh lốp mới đã thử nghiệm thành công. Nhờ đó, hầu hết số F-5E đã được khôi phục bay, phục vụ cho yêu cầu chiến trường cấp thiết.
Với một loạt cải tiến ở phần trụ càng bánh đáp để lốp F-5A tương thích với F-5E, năm 1978, tiêm kích F-5E với bánh lốp mới đã thử nghiệm thành công. Nhờ đó, hầu hết số F-5E đã được khôi phục bay, phục vụ cho yêu cầu chiến trường cấp thiết.
Tới giữa những năm 1980, đa số các máy bay tiêm kích F-5A và F-5E đã phải ngừng hoạt động do thiếu phụ tùng thay thế. Một phần trong số này được ta xuất khẩu bán sang các nước có nhu cầu dùng (có thể mua được phụ tùng) và bảo tàng thế giới, các nhà sưu tập tư nhân. Ngày nay, tiêm kích F-5 đã không còn phục vụ trong KQND Việt Nam những sự đóng góp của nó trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa sẽ còn được nhớ mãi.
Tới giữa những năm 1980, đa số các máy bay tiêm kích F-5A và F-5E đã phải ngừng hoạt động do thiếu phụ tùng thay thế. Một phần trong số này được ta xuất khẩu bán sang các nước có nhu cầu dùng (có thể mua được phụ tùng) và bảo tàng thế giới, các nhà sưu tập tư nhân. Ngày nay, tiêm kích F-5 đã không còn phục vụ trong KQND Việt Nam những sự đóng góp của nó trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa sẽ còn được nhớ mãi.
Radar AN/MPQ-159 trên tiêm kích F-5E trang bị công nghệ anten mạng pha kiểu mới cho phép phát hiện mục tiêu máy bay tiêm kích ở cự ly đến 37km (ít ra là còn xa hơn RP-21A trên MiG-21MF/bis), có khả năng hỗ trợ bắn tên lửa dẫn đường radar AIM-7, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick.
Radar AN/MPQ-159 trên tiêm kích F-5E trang bị công nghệ anten mạng pha kiểu mới cho phép phát hiện mục tiêu máy bay tiêm kích ở cự ly đến 37km (ít ra là còn xa hơn RP-21A trên MiG-21MF/bis), có khả năng hỗ trợ bắn tên lửa dẫn đường radar AIM-7, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick.
F-5E trang bị 7 giá treo trên thân và cánh cho phép mang 3,2 tấn vũ khí gồm: 2-4 tên lửa không đối không AIM-9; tối đa 2 tên lửa không đối đất AGM-65; đến 6 bom thông thường (tùy trọng lượng bom); tối đa 2 pod pháo tự động 30mm; tối đa hai pod rocket...
F-5E trang bị 7 giá treo trên thân và cánh cho phép mang 3,2 tấn vũ khí gồm: 2-4 tên lửa không đối không AIM-9; tối đa 2 tên lửa không đối đất AGM-65; đến 6 bom thông thường (tùy trọng lượng bom); tối đa 2 pod pháo tự động 30mm; tối đa hai pod rocket...
Ngoài ra còn một pháo tự động M39A2 20mm 2 nòng trong mũi, đạt tốc độ bắn tới 1.500 phát/phút, dùng đạn xuyên thép M53 cho khả năng chống thiết giáp hạng nhẹ với sức xuyên 6,3mm giáp thép đồng nhất cách 1.000m và góc chạm 0 độ.
Ngoài ra còn một pháo tự động M39A2 20mm 2 nòng trong mũi, đạt tốc độ bắn tới 1.500 phát/phút, dùng đạn xuyên thép M53 cho khả năng chống thiết giáp hạng nhẹ với sức xuyên 6,3mm giáp thép đồng nhất cách 1.000m và góc chạm 0 độ.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.