Ánh sáng tia X từ cụm thiên hà Perseus cuối cùng cũng có thể tiết lộ bản chất thực sự của của một đối tượng huyền bí mà giới khoa học gọi là vật chất tối.
Vật chất tối là một vật liệu kỳ lạ không phát ra ánh sáng hoặc năng lượng, nhưng nó được cho là tạo ra khoảng 85% vật chất trong vũ trụ.
Nguồn ảnh: Space. |
Nhờ các quan sát gắn kết bởi Đài thiên văn X Chandra của NASA, một kính viễn vọng của X-quang Nhật Bản có tên gọi Hitomi và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (XMM-Newton), các nhà khoa học có thể sắp sửa khám phá ra vật liệu huyền bí này, các nhà nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố từ Trung tâm X-quang Chandra ở Cambridge, Massachusetts.
Đối tượng tập trung nghiên cứu là cụm Perseus, một khu vực đầy bụi có các thiên hà tụ tập với nhau, cách khoảng 250 triệu năm ánh sáng tính từ Trái Đất.
Các nhà khoa học ước tính rằng cụm Perseus là 11,6 triệu năm ánh sáng và nó có thể chứa khối lượng lớn gấp 660 nghìn tỷ lần khối lượng của mặt trời.
Quan sát mới cho thấy bức xạ phát ra với 3,5 kiloelectron volt (keV) năng lượng, và một phân tích mới phát hiện thấy sự hấp thụ các tia X - cũng ở 3,5 keV - xung quanh một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm cụm Perseus. Các nhà nghiên cứu gần như không thể giải thích được tại sao bước sóng đặc biệt này lại được phát ra và hấp thụ qua lại kỳ quái như vậy và họ cho rằng, vật chất tối bí ẩn có thể là nguyên nhân gây ra quá trình trên.
Xem thêm video:TOP 5 thiên thạch lớn nhất từng rơi xuống Trái Đất- Nguồn video: Bí Ẩn Kinh Hoàng.