Thủy quân lục chiến Mỹ thay đổi lớn để đối đầu với Trung Quốc

Các tiểu đoàn hỗ trợ đổ bộ số 1 và số 2 của thủy quân lục chiến Mỹ được nói là đã tham gia chiến đấu trong một số trận chiến đẫm máu nhất ở Thái Bình Dương - và giờ họ đã trở lại.

Thủy quân lục chiến Mỹ thay đổi lớn để đối đầu với Trung Quốc

Với sự chú ý tới khu vực Thái Bình Dương và một cuộc chiến gần ngang hàng tiềm tàng với Trung Quốc, Thủy quân lục chiến Mỹ đã tái kích hoạt các tiểu đoàn hỗ trợ đổ bộ số 1 và số 2. Mặc dù Thủy quân lục chiến Mỹ được coi là lực lượng sẵn sàng viễn chinh của Mỹ, hai tiểu đoàn này là hai mũi nhọn trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột khác ở bất kỳ đâu phía tây Hawaii.

Thuy quan luc chien My thay doi lon de doi dau voi Trung Quoc
Với sự chú ý tới khu vực Thái Bình Dương và một cuộc chiến gần ngang hàng tiềm tàng với Trung Quốc, Thủy quân lục chiến Mỹ đã tái kích hoạt các tiểu đoàn hỗ trợ đổ bộ số 1 và số 2. 

Trong một tuyên bố, Trung tá. Randall L. Nickel, sĩ quan chỉ huy của Tiểu đoàn Hỗ trợ Đổ bộ số 2 đã giải thích chi tiết về cách Thủy quân lục chiến Mỹ đang thích nghi để đối đầu tốt hơn với những thách thức chưa từng thấy trong nhiều thế hệ. “Việc tái thành lập Tiểu đoàn Hỗ trợ Đổ bộ số 2 diễn ra trong thời điểm có sự chuyển đổi quan trọng trong Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ. Các thành tố hỗ trợ đổ bộ nhỏ sẽ cực kỳ quan trọng trong việc cho phép đảm bảo lưu lượng đổ bộ và duy trì các lực phân tán”, Trung tá Nickel giải thích.

"Cho dù điều này được thực hiện tại các vùng ven biển thông qua tàu đổ bộ hoặc thông qua đổ bộ đường không, hỗ trợ đổ bộ cho thủy quân lục chiến của hạm đội là điều cần thiết để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ."

Thủy quân lục chiến Mỹ đã kích hoạt các tiểu đoàn đổ bộ số 1 và số 2 vào các năm 1941, 1942 . Cả hai tiểu đoàn phục vụ một số trận chiến dữ dội nhất của Thủy quân lục chiến Mỹ trong Thế chiến II, bao gồm Okinawa, Guadalcanal, Saipan, Tarawa và Tinian.

Một bước ngoặt đối với Tiểu đoàn đổ bộ thủy quân lục chiến (USMC) xuất hiện trong cuộc đổ bộ tại Guadalcanal, nơi khói lửa của trận chiến và thương vong nặng nề khiến một số lính thủy đánh bộ hậu cần đổ bộ đã sát cánh, chiến đấu cùng lính thủy đánh bộ và tiến vào đất liền thay vì hỗ trợ đổ bộ tại bãi biển.

Để khắc phục sự nhầm lẫn này, quân phục của lính thủy đánh bộ hậu cần đổ bộ đã được sửa đổi một chút để khiến họ khác biệt về mặt hình ảnh với lính thủy đánh bộ: một miếng vải nhỏ màu đỏ được may vào quần và nắp đậy tiện ích, hoặc mũ của họ, để giữ họ trên bãi biển và ngăn chặn họ khỏi bị gọi tiến lên. Tương tự, miếng dán màu đỏ này được thủy quân lục chiến đổ bộ ngày nay sử dụng.

Không giống như những người đi trước trong Thế chiến II, thế hệ Thủy quân lục chiến Hỗ trợ Đổ bộ này phải điều phối các cuộc đổ bộ từ tàu lên bờ cũng như từ trên không. Mặc dù hiện có thủy quân lục chiến hỗ trợ đổ bộ, các tiểu đoàn hỗ trợ được tái kích hoạt tập hợp nhiều lực lượng đổ bộ lại với nhau “dưới một mái nhà”.

Lực lượng Thủy quân lục chiến đổ bộ, theo các chỉ huy Mỹ, sẽ cung cấp hỗ trợ cho Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến II và các hoạt động khác của Lực lượng Đặc nhiệm Mặt đất-Đường không, cho phép phân phối thiết bị, nhân lực và tiếp liệu bằng đường hàng không, mặt đất và đường biển”.

Thủy quân lục chiến Mỹ đang trong giai đoạn thay đổi căn bản. Trong những tháng gần đây, lực lượng này đã cho ngừng hoạt động tất cả các tiểu đoàn xe tăng, giảm đáng kể kho pháo và trang bị các phương tiện đổ bộ mới để đưa thủy quân lục chiến từ tàu vào bờ. Bất chấp tất cả những thay đổi, có một điều chắc chắn: miếng vải nhỏ màu đỏ của thủy quân lục chiến đã trở lại.

244 năm tồn tại, Thủy quân Lục chiến Mỹ "tởn" nhất chiến trường Việt Nam?

(Kiến Thức) - Ra đời từ năm 1775, tới nay Thuỷ quân lục chiến Mỹ đã bước qua tuổi 244 và là một trong những lực lượng có thành tích chiến đấu đồ sộ bậc nhất thế giới, nhưng những thiệt hại trong chiến tranh Việt Nam vẫn còn "ám ảnh" lực lượng này. 

244 năm tồn tại, Thủy quân Lục chiến Mỹ "tởn" nhất chiến trường Việt Nam?
244 nam ton tai, Thuy quan Luc chien My
 Thủy quân lục chiến Mỹ ra đời trước khi nước Mỹ được thành lập một năm. Trong thế kỷ 19, 20 và 21, đây là một trong những lực lượng viễn chinh "chất lượng" bậc nhất thế giới. Nguồn ảnh: BI.

Các đơn vị trụ cột Thủy quân lục chiến Mỹ thiện chiến thế nào?

(Kiến Thức) - Dù đang có kế hoạch tinh gọn lực lượng, giảm số lượng binh sĩ từ khoảng 186.000 xuống còn khoảng 170.000 nhưng trong lịch sử 245 năm kể từ ngày thành lập, Thủy quân lục chiến Mỹ vẫn có rất nhiều đơn vị "sừng sỏ", thiện chiến. 

Các đơn vị trụ cột Thủy quân lục chiến Mỹ thiện chiến thế nào?
Cac don vi tru cot Thuy quan luc chien My thien chien the nao?
Tiểu đoàn 1, đơn vị Thủy quân Lục chiến số 4: đóng quân tại căn cứ Pendleton, California với quân số khoảng 800 binh sĩ. Trận chiến đầu tiên mà đơn vị này tham gia là tại Cộng hòa Dominica vào năm 1916, với phương châm hoạt động là: “Bất cứ điều gì mà hải quân cần”. 

Tiêm kích J-20 Trung Quốc xuất hiện giữa căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ

(Kiến Thức) - Mới đây, không ảnh vệ tinh đã bất ngờ phát hiện một chiếc tiêm kích tàng hình J-20 Chengdu của Trung Quốc xuất hiện tại căn cứ Thủy quân lục chiến Mỹ ở Bắc Carolina một cách vô cùng bí ẩn.

Tiêm kích J-20 Trung Quốc xuất hiện giữa căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ
Tiem kich J-20 Trung Quoc xuat hien giua can cu thuy quan luc chien My

The Aviationist đưa tin, vào ngày 18/7 vừa qua, những hình ảnh vệ tinh mới nhất đã bất ngờ phát hiện một chiếc tiêm kích tàng hình J-20 Chengdu đang nằm ở bãi đáp phụ tại căn cứ của Thủy quân lục chiến Mỹ, bắc Carolina. Vụ việc đang thu hút rất lớn sự chú ý của giới truyền thông Mỹ.

Ảnh: Hình ảnh vệ tinh về tiêm kích J-20 tại căn cứ Quân đội Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.